5. Cấu trúc của luận văn
4.2.1. Hoàn thiện quy định, cơ chế, chính sách huy động nguồn
- Trƣớc tiên, lập, kiện toàn Ban vận động xây dựng Quỹ HTND ở tỉnh và 14 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh. Ban Thƣờng vụ Hội Nông dân các cấp chủ động báo cáo với cấp ủy cùng cấp xin chủ trƣơng, đề xuất nhân sự cho Ban vận động (nhân sự bao gồm thành phần các cấp, ngành liên quan với cơ quan thƣờng trực là Hội Nông dân các cấp). Sau khi đƣợc thành lập Ban phải làm tốt công tác tham mƣu, xây dựng kế hoạch vận động hàng năm.
- Hiện nay hình thức vận động chủ yếu là xin cấp từ nguồn ngân sách địa phƣơng và từ đóng góp của cán bộ, hội viên Hội Nông dân. Vì vậy trong quy định, cơ chế vận động cần đa dạng hóa các hình thức vận động vốn nhƣ:
+ Vận động trong các tầng lớp xã hội: công nhân, cán bộ, sỹ quan, hộ nông nghiệp, phi nông nghiệp, các tập thể, cá nhân... dƣới nhiều hình thức: cho vay (lãi suất thấp), cho mƣợn, ủng hộ, tài trợ...
+ Tìm kiếm, xây dựng các đề án để có thể tiếp nhận vốn từ các tổ chức quốc tế, tổ chức và ngƣời nƣớc ngoài... muốn tài trợ để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
+ Nhận ủy thác hoặc đảm nhận một phần nguồn vốn của Nhà nƣớc trong các chƣơng trình nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
+ Tăng trƣởng từ chính nguồn bổ sung hàng năm từ kết quả hoạt động của Quỹ HTND.
- Cần xây dựng quy chế, quy trình vận động, trong đó có quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể; xây dựng hệ thống biểu mẫu, sổ sách chi tiết về quá trình, kết quả vận động Quỹ, sao cho số tiền vận động đƣợc thật minh bạch, đảm bảo niềm tin và sự vững bền của Quỹ HTND; khuyến khích và nhân rộng các cách làm mới, hiệu quả của cán bộ, của địa phƣơng trong quá trình tổ chức vận động tăng trƣởng Quỹ HTND.
+ Tổ chức niêm yết công khai số tiền vận động xây dựng quỹ HTND tại nhà văn hóa thôn.
+ ”Phiếu vận động” cần thiết kế linh hoạt, khoa học, thiết thực đáp ứng đúng mục đích sử dụng.
- Có thể khẳng định số tiền vận động đƣợc từ các xã là không lớn, tuy nhiên phần lớn số tiền đó lại là của chính hội viên trong xã; vì vậy, việc chuyển nguồn huy động ở xã về huyện Hội quản lý cần linh hoạt, không đƣợc máy móc, dập khuôn tránh tâm lý rã đám.
Hội Nông dân cùng cấp xây dựng chỉ tiêu tăng trƣởng Quỹ tại cấp mình và phân chỉ tiêu tăng trƣởng Quỹ cho Hội cấp dƣới, đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện chỉ tiêu tăng trƣởng Quỹ đã đề ra. Đƣa chỉ tiêu tăng trƣởng Quỹ HTND trở thành chỉ tiêu cứng, quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động công tác Hội.