5. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Những hạn chế
- Một là, về quản lý huy động vốn:
+ Tại các cấp hội nông dân trong tỉnh, Ban vận động Quỹ HTND chƣa đƣợc kiện toàn, hiện nay gần nhƣ không có hoạt động nào. Mọi công việc vận động tăng trƣởng quỹ do Ban điều hành Quỹ kiêm nghiệm, mà các cán bộ Ban điều hành quỹ cũng đang hoạt động theo chế độ kiêm nghiệm. Do vậy, chất lƣợng vận động Quỹ chƣa cao, chƣa sâu.
+ ”Phiếu vận động” nhằm ghi nhận đóng góp từ cán bộ, hội viên và quản lý việc thu nguồn tiền này do Hội nông dân tỉnh ban hành đã không còn tác dụng nhƣng chƣa có phƣơng án thay thế.
+ Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh cũng chƣa có quy trình chung cho việc vận động tăng trƣởng nguồn, do vậy, mỗi huyện, mỗi xã làm một kiểu, đôi khi gây hiểu lầm, thắc mắc trong cán bộ, hội viên.
+ Việc quản lý vận động tăng nguồn của Quỹ HTND Quảng Ninh mới chỉ tập trung vào nguồn đề xuất từ ngân sách, nguồn vận động cán bộ, hội viên nông dân mà chƣa chú trọng tới vận các nguồn từ doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nƣớc, cá nhân... khác.
+ Theo Điều lệ mới của Quỹ HTND Việt Nam, tại cấp xã không có Ban điều hành Quỹ HTND, nhƣng trên thực tế, nhiều xã trong tỉnh Quảng Ninh có nguồn Quỹ HTND đã đƣợc xây dựng từ trƣớc, do vậy còn nhiều lúng túng trong quá trỉnh chuyển đổi quyền quản lý nguồn xã huy động về huyện Hội, dẫn đến việc vận động, cho vay nguồn vốn tại các xã đang bị chững lại.
- Hai là, về quản lý cho vay vốn:
+ Trong quá trình xây dựng dự án, tại một số địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, việc phối hợp cùng UBND xã xác nhận danh sách hộ tham gia dự án còn chƣa chặt chẽ, còn mang tính hình thức. Bởi vì, tính chất cho vay vốn Quỹ HTND là tín chấp, không có tài sản thế chấp, việc cho vay vốn dựa trên uy tín của Hội nông dân cấp cơ sở và uy tín của ngƣời vay. Do vậy, việc UBND thực sự vào cuộc cùng Hội Nông dân xã xác nhận hộ đủ điều kiện tham gia dự án là việc rất thực tế và cần thiết.
+ Việc quản lý phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng trong tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho nông dân tham gia dự án Quỹ chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.
- Ba là, quản lý thu hồi vốn quỹ:
+ Việc theo dõi thu, nộp gốc và phí của Quỹ HTND các cấp tại nhiều địa phƣơng còn chƣa hệ thống, chƣa khoa học.
+ Hội nông dân xã tại một số địa phƣơng còn đứng ra thu gốc từ hộ vay và Hội nông dân cấp huyện thu hồi tiền gốc từ Hội nông dân cấp xã chứ không trực tiếp thu từ các hộ vay vốn. Điều này không những vi phạm điều lệ Quỹ mà còn tạo lỗ hổng trong khâu quản lý, dễ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
+ Một số doanh nghiệp hoặc hợp tác xã cam kết tiêu thụ sản phẩm dự án, nhƣng thực tế không làm nhƣ thế. Do vậy, một số dự án Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh không tìm đƣợc đầu ra ổn định cho sản phẩm sau khi đã hỗ trợ nông dân xây dựng vùng sản xuất tập chung lớn, dẫn tới nông dân không có nguồn thu từ dự án để trả nợ vốn vay của Quỹ.
- Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát:
+ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động Quỹ HTND còn làm qua loa, hình thức do Ban điều hành Quỹ hoạt động kiêm nghiệm, kế hoạch kiểm tra,
kiểm soát thƣờng là lồng ghép cùng các đợt kiểm tra công tác Hội khác (6 tháng, một năm). Tuy nhiên, bộ máy Ban kiểm tra lại quá cồng kềnh (05 ngƣời), vƣợt quy định tối đa.
+ Công tác khen thƣởng, động viên các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác quản lý của Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh chƣa đƣợc chú ý đúng mức, nên chƣa tạo đƣợc động lực khuyến khích đối với cá nhân, tập thể.
- Năm là, về tổ chức quản lý:
+ Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh chƣa có con dấu riêng, 14 cán bộ phụ trách nghiệp vụ thuộc 14 Ban điều hành các huyện, thị xã, thành phố đều là cán bộ kiêm nghiệm, chƣa chủ động độc lập kế hoạch công tác do vậy, các hoạt động của Quỹ đôi khi còn chƣa hiệu quả và chất lƣợng hồ sơ các dự án đề nghị phê duyệt chƣa cao, chậm tiến độ.
+ Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh thực hiện hạch toán kế toán độc lập, song chƣa xây dựng đƣợc phần mềm kế toán riêng cho Quỹ HTND, vì vậy chƣa tối đa hóa đƣợc việc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý của Quỹ.