Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh (Trang 61 - 66)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh

* Xây dựng kế hoạch cho vay:

Dựa trên tổng nguồn vận động của năm đã qua và tình hình thu hồi các dự án trong năm tới, cùng kế hoạch bổ sung nguồn hàng năm, Ban thƣờng vụ Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh quyết định phƣơng hƣớng, kế hoạch sử dụng vốn Quỹ HTND cấp tỉnh, quyết định phân bổ, phê duyệt các dự án cho vay nguồn tỉnh và nguồn ủy thác từ Trung ƣơng Hội cho Hội Nông dân các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.

Hội Nông dân cấp huyện, thị xã, thành phố dựa trên kế hoạch phân bổ của tỉnh hội và kết quả vận động Quỹ trên toàn huyện cũng nhƣ tình hình triển khai các dự án Quỹ trên địa bàn huyện để lập kế hoạch cho vay nguồn Quỹ tại đơn vị.

* Tổ chức triển khai việc cho vay vốn Quỹ HTND:

- Quản lý việc xây dựng dự án:

+ Hội nông dân cấp xã trong tỉnh là đơn vị trực tiếp đề xuất và xây dựng các dự án để vay vốn Quỹ HTND. Thời gian qua, hầu hết các chủ tịch Hội cấp xã đồng thời là chủ dự án vay vốn.

+ Các dự án đƣợc xây dựng của tỉnh Quảng Ninh đều đảm bảo về quy mô: ít nhất 10 hộ tham gia cùng một dự án; mỗi dự án vay nguồn tỉnh và trung ƣơng thấp nhất là 300 triệu cho một dự án.

+ Chi hội nông dân là đơn vị trực tiếp tổ chức họp chi, tổ Hội nông dân, thông qua đó bầu chọn hộ tham gia dự án, những hộ đƣợc bầu chọn là những hộ điển hình có năng lực sản xuất cũng nhƣ khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn... Danh sách hộ này không những đƣợc sự đồng ý của cả chi hội mà còn phải đƣợc UBND cấp xã xác nhận.

+ Hội nông dân xã là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với hộ đƣợc lựa chọn, tƣ vấn, hƣớng dẫn các hộ làm các thủ tục, tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn từ các hộ và hoàn thiện hồ sơ dự án để trình Hội Nông dân cấp huyện.

+ Tại Quảng Ninh, trong quá trình xây dựng dự án vay vốn, nhiều đơn vị còn lúng túng trong việc lựa chọn mô hình triển khai; dự án đƣợc xây dựng chƣa bám sát vào phƣơng án sản xuất cụ thể của từng hộ tham gia dự án để đƣa ra phƣơng án tổng quát, đa phần còn mang tính ƣớc lƣợng, định tính; thông tin trong Giấy đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án sản xuất kinh doanh còn chƣa đầy đủ; hồ sơ vay vốn chuẩn bị còn có sai sót... Tuy nhiên, các hộ vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao trong sử dụng.

- Quản lý thẩm định dự án + Quyền thẩm định dự án:

Sau khi hồ sơ gửi về Hội nông dân cấp huyện, nếu là đề xuất vay nguồn huyện thì Hội nông dân huyện trực tiếp thẩm định. Nếu đề nghị vay từ nguồn

cấp tỉnh và trung ƣơng thì Hội Nông dân huyện có trách nhiệm làm tờ trình kèm hồ sơ gửi về Hội nông dân tỉnh.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay với các nguồn ủy thác của trung ƣơng và nguồn của tỉnh, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh trực tiếp tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn của ngƣời vay.

+ Tổ chức thẩm định dự án:

Ban điều hành Quỹ HTND các cấp cử cán bộ phụ trách trực tiếp thẩm định hồ sơ vay vốn, ban điều hành và cán bộ này hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định nêu trong biên bản thẩm định.

Cán bộ đƣợc phân công gặp gỡ trực tiếp từng hộ gia đình, qua đó đánh giá tính khả thi, hiệu quả và hợp pháp của dự án. Khi dự án đủ điều kiện thẩm định, Quỹ HTND cấp thẩm định lập tờ trình đề nghị Ban thƣờng vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt.

Trong 3 năm 2011-2013, tại Quảng Ninh chƣa có dự án nào không đạt điều kiện thẩm định, chỉ có một số ít hộ (02 hộ) không đủ điều kiện tham gia dự án do đang thuộc diện vay quá hạn từ ngân hàng.

- Phê duyệt dự án: Ban thƣờng vụ Hội Nông dân các cấp có quyền phê duyệt dự án khi nhận đƣợc hồ sơ từ Ban điều hành quỹ cùng cấp.

- Quản lý giải ngân:

+ Với nguồn cho vay đƣợc ủy thác từ trung ƣơng và nguồn tỉnh:

Hội nông dân tỉnh Quảng Ninh không trực tiếp giải ngân tới ngƣời vay vốn mà ủy thác cho Hội nông dân cấp huyện với hợp đồng ủy thác rõ ràng.

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh thống nhất với Hội nông dân cấp huyện lập kế hoạch giải ngân gồm: ngày, giờ, thành phần, địa điểm... và cử cán bộ chứng kiến lễ giải ngân.

Số tiền đƣợc phê duyệt, bộ phận kế toán Quỹ HTND tỉnh chuyển khoản tới tài khoản của Quỹ HTND cấp huyện trƣớc thời điểm giải ngân trực tiếp tới hộ vay vốn.

+ Với nguồn cho vay là nguồn huyện: Hội nông dân cấp huyện trực tiếp giải ngân tới từng hộ vay vốn.

+ Ngƣời vay khi nhận tiền phải có chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu hoặc giấy xác nhận của địa phƣơng và là ngƣời đứng tên trong giấy đề nghị vay vốn, phải ký nhận tiền đúng với chữ ký trong hồ sơ vay vốn.

* Kết quả cho vay tại Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh:

Tình hình cho vay của Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh cụ thể qua các năm nhƣ sau (bảng 3.3):

Bảng 3.3: Dƣ nợ cho vay của Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh (Giai đoạn 2011-2013)

ĐVT: Triệu đồng

TT Nguồn vốn Dƣ nợ cuối kỳ 2011 Dƣ nợ cuối kỳ 2012 Dƣ nợ cuối kỳ 2013 Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Trung Ƣơng 70 700,000 237 5.080,000 222 5.300,000 2 Tỉnh 91 663,000 149 2.668,400 130 2.698,400 3 Huyện 65 469,450 56 413,450 316 1.267,500

4 Xã 293 848,199 293 798,000

Tổng cộng 519 2.680,649 735 8.959,850 668 9.265,900

Nguồn: Báo cáo hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân và chương trình phối hợp với Ngân hàng CSXH; Ngân hàng NN&PTNT của Hội Nông dân tỉnh Quảng

Ninh qua các năm

Do tăng trƣởng của nguồn vốn, tình hình cho vay qua các năm cũng diễn biến tƣơng tự tình hình tăng trƣởng nguồn, cụ thể:

Năm 2011, dƣ nợ cho vay là 2,681 tỷ đồng, trong đó, dƣ nợ cho vay từ các nguồn tƣơng đối đồng đều, cao nhất là dƣ nợ nguồn xã (848 triệu đồng

cho 293 hộ vay), thấp nhất là nguồn của huyện (469 triệu đồng cho 65 hộ vay); trung bình dƣ nợ đạt trên 5 triệu đồng / hộ.

Năm 2012, dƣ nợ là gần 9 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2011 ở cả ba cấp. Dƣ nợ đạt đƣợc ở nguồn Trung ƣơng tăng vọt lên dẫn đầu với 5,08 tỷ đồng, tăng 7,3 lần so với năm 2011. Dƣ nợ nguồn tỉnh cũng tăng gấp 4 lần so với năm 2011, đạt 2,668 tỷ đồng. Nguồn huyện và xã có dƣ nợ giảm nhẹ do một số nguồn mƣợn và vay đến thời hạn thu hồi. Trung bình dƣ nợ trong năm đạt 12 triệu đồng / hộ.

Năm 2013, dƣ nợ tăng nhẹ so với năm 2012, đạt 9,265 tỷ đồng. Tỷ lệ dƣ nợ từ các nguồn hầu nhƣ không có sự khác biệt so với năm 2012. Tuy nhiên, trong năm này, Hội nông dân xã không còn trực tiếp cho vay tới hộ dân mà chỉ nhận ủy thác từ Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện thực hiện một phần công việc của quỹ. Vì vậy, dƣ nợ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh chỉ còn ở 3 cấp: trung ƣơng, tỉnh, huyện; trung bình dƣ nợ đạt gần 14 triệu đồng /hộ.

Xét tỷ lệ cho vay so với tổng nguồn xây dựng ta thấy (bảng 3.4):

Bảng 3.4: Bảng tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng nguồn xây dựng Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh (Giai đoạn 2011-2013)

TT Nguồn vốn Tỷ lệ cho vay / nguồn xây dựng (%)

2011 2012 2013 1 Trung Ƣơng 100,00 100,00 100,00 2 Tỉnh 94,04 98,46 99,57 3 Huyện 98,31 86,60 93,48 4 Xã 98,89 99,44 Tổng cộng 97,83 98,79 98,93

Nguồn: Báo cáo hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân và chương trình phối hợp

với Ngân hàng CSXH; Ngân hàng NN&PTNT của Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh qua các năm

Nhƣ vậy, tỷ lệ cho vay so với tổng nguồn vốn ở các năm là khá cao, liên tục tăng, đạt sát ngƣỡng 100% vào năm 2013. Điều này thể hiện phần nào hiệu quả quản lý, sử dụng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh, vốn đƣợc quay vòng liên tục, không có tình trạng ứ đọng vốn, tránh lãng phí nguồn vốn.

- Để tăng cƣờng hiệu quả quản lý nguồn vốn cho vay, trong quá trình triển khai các dự án, Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh rất tích cực trong việc phối hợp với các đơn vị liên quan nhƣ: sở Lao động, trung tâm Khuyến công, Khuyến nông, sở Khoa học và Công nghệ, hội liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh… tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, tham quan trao đổi kinh nghiệm.v.v, giúp ngƣời vay sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

* Thanh, kiểm tra hoạt động cho vay Quỹ HTND:

Tƣơng tự việc quản lý hoạt động vận động, công tác kiểm tra hoạt động cho vay vốn Quỹ HTND các cấp của Quảng Ninh không tiến hành kiểm tra độc lập, riêng rẽ mà cũng mới chỉ dừng lại ở mức kết hợp, khi kết hợp với kiểm tra công tác hội, khi kết hợp với các chƣơng trình kiểm tra ủy thác với các ngân hàng...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh (Trang 61 - 66)