7. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Giọng điệu xót thương, day dứt
Giọng điệu này xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm của Lê Lựu. Nhà văn thường di chuyển, mở rộng điểm nhìn để bày tỏ quan niệm, thái độ của mình về nhân vật. Ở Thời xa vắng, ngòi bút của Lê Lựu dường như mở rộng để san sẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
với tất cả mọi người. Chính điểm nhìn bên trong đã giúp nhà văn thấu hiểu nỗi cô đơn, niềm khát khao của cô gái tuổi mười bảy: “Cái tuổi dậy thì…đã thấy khao khát đến cháy đôi môi…đã thấy phập phồng mỗi đêm nghe tiếng chồng chạy về”. Nhà văn như nhập thân vào nhân vật để nhìn thấu nỗi cơ cực của người đàn bà “cả một thời con gái không được chồng nhòm ngó đến một lần rồi nuôi con một mình…”; để rồi “đêm nào cũng phải nghĩ một mình, ôm con khóc mà nghĩ” [33, tr. 268]. Những dòng văn như ngậm ngùi cho số phận tủi cực và cam chịu của Tuyết. Không những vậy, Lê Lựu còn cảm thông với sự thèm thuồng tội nghiệp của Tuyết: “ từ câu quát mắng, thèm một quả đấm, một cái tát, bởi những ai đấy tục tằn, thô lỗ vẫn được tiếng là có chồng, chồng đánh, chồng chửi, chồng giận, chồng hắt hủi…”. Những trang văn ấy như thấm đẫm nước mắt của tác giả dành cho số phận hẩm hiu của nhân vật Tuyết. Nếu như Tuyết sống trong chờ đợi và hi vọng thì Hương lại sống trong da diết và ngóng trông. Và giọng điệu khắc khoải, da diết giúp nhà văn thâm nhập vào thế giới tình cảm sâu kín của nhân vật để bày tỏ tâm tư, cảm xúc. Tình yêu của Hương với Sài đã chấm dứt sau trận nước lụt trắng xoá ở làng Hạ Vị để rồi cô chỉ biết sống và yêu trong thầm lặng, chỉ biết gửi tình cảm của mình vào những trang thư. Đây là nơi cô ký thác niềm vui, nỗi buồn cùng sự khát khao chờ đợi. Đó là những háo hức mong chờ “liệu ở nhà anh biết tin này chưa?... Em chỉ cần có một mình anh yêu em, anh ở bên em” [ 33, tr. 81]; là những băn khoăn cực độ “Anh thân yêu ơi! Những ngày qua bố mẹ, anh Tính và họ hàng làng xóm có đay nghiến sỉ vả anh nhiều không?”. Những câu hỏi liên tiếp dồn dập chứng tỏ con sóng tình yêu trong cô không phút nào yên. Chính vì con thuyền tình không cập được bến của hạnh phúc lứa đôi mà trong cô luôn nảy sinh lòng khắc khoải, chờ mong. Điều này thể hiện khá rõ trong đoạn văn miêu tả tâm trạng của Hương khi đọc bài báo viết về chiến công của Sài: “Đừng khóc khi trở về thấy em âu yếm, vỗ về chồng con mà câm lặng, lẩn tránh em. Anh bé bỏng của em ơi. Nhưng…anh ơi…đến bao giờ mới có thể để anh hiểu nỗi lòng em, để anh bớt đau đớn tủi hận. Bao giờ! Đến bao giờ hở anh!!!” [33, tr. 195]. Giọng điệu khắc khoải, da diết mong chờ không chỉ bộc lộ ở ngôn từ mà còn nằm trong những dấu chấm lửng, chấm than, trong những câu hỏi cứ lặp đi lặp lại trong trái tim của Hương. Viết về mối tình tha thiết, mãnh liệt ấy, Lê lựu đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng những khát vọng hạnh phúc cá nhân của con người. Đó cũng chính là chiều sâu nhân bản trong tác phẩm.
Đến Chuyện làng cuội, giọng điệu ngậm ngùi, xót thương được tác giả sử dụng triệt để khi kể về số phận, cuộc đời bất hạnh của bà Đất xuyên suốt từ đầu cho đến cuối tác phẩm: “ Từ cái đêm rời nhà đi biệt tăm hàng chục năm trời đến nay tất cả mọi thăng trầm, tất cả mọi lần đi và về quyết định đời bà đều diễn ra vào ban đêm…Với bà được run rẩy yêu thương hay bị cào xé hành hạ, được ngẩng mặt tươi cười nhìn chúng bạn hay cứ cắn hai hàm răng lại nuốt nước mắt vào lòng, cho đến lúc này đều vô nghĩa. Khi bà cần sự cưu mang cứu vớt thì chả thấy ai, cứ lầm lũi một mình chịu đựng [29, tr. 14]. Sau lời khái quát cuộc đời của con người đáng thương ấy, tác giả đã có nhiều trang văn dành tình cảm ưu ái cho bà Đất. Đó là tình cảm của người bà “một bà già ngây ngô nhưng mà thật lòng, suốt đời đau khổ và tấm long thành thật của mình” [29, tr. 194]. Đó là nỗi khổ của người mẹ chồng có cô con dâu vô đạo: “Mỗi lần chị ấy đẻ, con cái ốm đau quặt quẹo bà lại được đưa lên tỉnh bốc cứt, bốc đái, giặt giũ, hầu hạ con dâu, nâng giấc ôm ấp các cháu. Khi con dâu hết kiêng cữ, đi lại cứng cáp, các cháu chơi đùa khoẻ mạnh, bà lại như thừa ra, vướng víu, như cái của nợ, như con hủi trong nhà. Chị ấy nói cạnh khoé, đá thúng đụng nia nhưng chưa được con trai cho về bà vẫn phải ở lại chịu đựng”
[29, tr. 227]. Cuộc đời bà Đất chồng chất những đau đớn, bất hạnh triền miên nên dường như khi viết về nỗi khổ của bà giọng văn của tác giả cũng như trùng xuống, nghẹn ngào cũng đớn đau của người phụ nữ hiền lành, cam chịu, nhẫn nhục ấy.
* * *
Tóm lại, thế giới nhân vật nữ trong các tiểu thuyết của Lê Lựu nói trên có sự vận động theo quỹ đạo hiện đại hoá của tiểu thuyết: từ con người sử thi mang vẻ đẹp cộng đồng dân tộc trong văn học trước 1975 chuyển sang miêu tả con người trong cuộc sống hiện thực đời thường bằng lối tả thực của văn học hiện đại. Tâm lí nhân vật được nhà văn chú ý nhiều hơn. Nhân vật được soi chiếu ở nhiều khía cạnh từ ngoại hình, hành động đến chiều sâu thế giới nội tâm. Vì thế mà nhân vật trở nên thật hơn, gần với cuộc đời hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
1. Trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Lê Lựu đã có những đóng góp đáng kể. Với niềm đam mê hết mình với nghề cùng sự trải nghiệm, thấu hiểu đến tận cùng số phận của những người phụ nữ và tài năng thiên phú, tác giả đã thể hiện thành công hình ảnh người phụ nữ thời hiện đại. Có thể nói trong văn học thời kì này, Lê Lựu là một trong những người đi đầu nhìn nhận lại hiện thực xã hội một cách tỉnh táo và khách quan. Ta có thể thấy, thế giới nhân vật nữ trong các tiểu thuyết của ông hiện lên thật đa dạng, phong phú như chính cuộc sống thời hiện đại. Để cắt nghĩa, lí giải hiện thực, nhà văn đi sâu vào đời sống tinh thần của con người, chỉ ra những tồn tại trong ý thức hệ tư tưởng. Các tiểu thuyết của ông cho thấy sự phản ứng đối với quan niệm duy ý chí một thời, cái thời mà lối tư duy bảo thủ và thói vị kỉ, những kẻ nhân danh gia đình và đoàn thể có thể áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác. Lê Lựu nhận thức rất rõ điều đó qua việc tái hiện mâu thuẫn giữa các thế hệ mà người phụ nữ là tâm điểm.
2. Với một trái tim đầy trân trọng và yêu thương, Lê Lựu đã khắc hoạ khá trọn vẹn hình tượng người phụ nữ Việt Nam từ hình ảnh những người thiếu nữ mang bình yên cho cuộc đời đến những người vợ, người mẹ có tình thương bao la và cả những người phụ nữ trái với đạo đức truyền thống. Chính sự đa dạng trong cách thể hiện hình ảnh người phụ nữ đã chứng tỏ sự tâm huyết, lao động không ngừng nghỉ của nhà văn. Cũng từ đó, tác giả đã có những đóng góp không nhỏ cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới khi viết về người phụ nữ.
3. Để làm nên những thành công trong các tiểu thuyết của mình, Lê Lựu đã xoáy sâu vào những bi kịch tự thân của con người, khai thác những mâu thuẫn, xung đột của nhân vật. Có thể coi đây là thành công nghệ thuật trong tiểu thuyết của Lê Lựu. Trong năm tiểu thuyết trên, nhà văn đã tạo được sự hấp dẫn người đọc ở sự dồn đẩy tình huống truyện. Cùng với đó là nghệ thuật khắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hoạ nhân vật qua miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động, diễn tả đời sống nội tâm và ngôn ngữ nhân vật. Từ đó, các nhân vật nữ trong tác phẩm của ông như những con người thật từ trang sách bước ra ngoài đời.
4. Sự trăn trở của nhà văn xuất phát từ “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, cùng với sự trải nghiệm của nhà văn và tấm lòng ưu ái với người phụ nữ, Lê Lựu đã xây dựng hình tượng những người phụ nữ từ cuộc đời bước vào trong trang sách. Ban đầu trong Thời xa vắng, Chuyện làng cuội hay Sóng ở đáy sông, người đọc bắt gặp hình tượng những người phụ nữ hiền lành, chịu thương, chịu khó, sẵn sàng cam chịu mọi nhẫn nhục như Tuyết, bà Đất hay mẹ Núi, đối nhân xử thế đúng mực như Hương. Càng về sau, cùng với sự phát triển của xã hội thì nhân cách con người cũng bị thay đổi, họ sống buông thả và chạy theo những dục vọng của bản thân như: Châu trong Thời xa vắng; Xuyến, Hiền trong Chuyện làng cuội đến Linh Anh, bà Nhân trong Hai nhà rồi Xanh Dương Lẫm Liệt trong Thời loạn. Đó là những người phụ nữ ích kỉ, không giữ được mình trước lối sống xô bồ thời hiện đại, làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ từ bao đời nay. Những nhân vật nữ ấy là bức thông điệp về sự đổi thay của con người mà Lê Lựu muốn gửi đến người đọc về sự xuống cấp đạo đức của con người trong thời hiện đại. Có lẽ phải là người rất am hiểu về người phụ nữ thì Lê Lựu mới nhìn thấy không chỉ những mặt tốt, mặt sáng ở họ mà còn đi sâu vào những chỗ khuất lấp ở góc tối của tâm hồn họ để đưa ra ánh sáng giúp con người hoàn thiện mình hơn, sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Với cái nhìn đa chiều của cuộc sống hiện thực, cùng với cái tâm sâu nặng với đời, Lê Lựu đã giúp người đọc thấy được hình tượng người phụ nữ trong các tiểu thuyết của mình gần với những con người đời thường. Vì thế mà tên tuổi cùng những trang văn của Lê Lựu còn in đậm mãi trong lòng người đọc. Cũng từ đây, Lê Lựu đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢ0
1. Lại Nguyên Ân ( 2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 2. Báo văn nghệ (12- 1986), “Hỏi chuyện tác giả, tìm hiểu tác phẩm”, in trong
Lê Lựu tạp văn, 2002, Nxb văn hoá thông tin.
3. Báo văn nghệ ( 12- 1986), “Mỗi người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mình” –, in trong Lê Lựu tạp văn, 2002 – Nxb văn hoá thông tin.
4. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản, Nxb giáo dục Hà Nội.
5. Lê Tất Cứ, Lê Lựu và ranh giới, in trong Lê Lựu tạp văn, 2002 – Nxb văn hoá thông tin.
6. Đào Thị Cúc ( 2010), Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH Và NV, Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Phạm Bắc Cường,(2002), Tôi sợ điện ảnh nước mình không đủ tiền và cũng không đủ kiên nhẫn… in trong Lê Lựu tạp văn, Nxb văn hoá thông tin.
8.Việt Dũng – Bùi Hải Hà,(2002), Còn 30 năm nữa để có những tác phẩm văn học xứng đáng, in trong Lê Lựu tạp văn, Nxb văn hoá thông tin.
9. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb giáo dục.
10. Phan Cự Đệ ( 2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb giáo dục Hà Nội. 11. Hà Minh Đức ( chủ biên) ( 2003). Lí luận văn học. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( đồng chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
13. Đỗ Quang Hạnh, Không có sách, chúng tôi làm ra sách. Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình… in trong Lê Lựu tạp văn, 2002, Nxb văn hoá thông tin. 14. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương (1999), Lí luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Nxb giáo dục Hà Nội.
15. Nguyễn Thu Hằng, (2002), Hình tượng người nông dân và nhà văn đô thị, in trong Lê Lựu tạp văn, Nxb văn hoá thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
16. Võ Thị Thuý Hằng ( 2007). Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ thời kì đổi mới. Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.
17. Hoàng Ngọc Hiến,(2002), Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu, in trong Lê Lựu tạp văn, Nxb văn hoá thông tin.
18. Đào Huy Hiệp ( 2008). Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại. Nxb giáo dục Hà Nội.
19. Nguyễn Hoà,(2002), Suy tư từ một thời xa vắng, in trong Lê Lựu tạp văn, Nxb văn hoá thông tin.
20. Nguyễn Kim Hoàn ( 2010), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
21. Trần Bảo Hưng, Chuyện làng cuội, cách nghĩ và tầm nhìn của nhà văn, Văn nghệ quân đội số 11, 1993.
22. Lê Hông Lâm, Lê Lựu “ đi đến tận cùng tính cách nhân vật”,(2002), in trong Lê Lựu tạp văn, Nxb văn hoá thông tin.
23. Nguyễn Văn Long ( 2009), Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường, Nxb giáo dục Việt Nam.
24. Nguyễn Văn Long (2002), Thử xác định những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975, Tạp chí cộng sản số 8.
25. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn ( đồng chủ biên), 2006, Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu vá giảng dạy, Nxb giáo dục, Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Long ( 2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết ( 2007), Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, Nxb ĐHSP Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Lưu (1987), Nhu cầu nhận thức lại thực tại qua một thời xa vắng – Lê Lựu, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 5, 1987.
29. Lê Lựu (2006), Chuyện làng cuội, Nxb văn học Hà Nội. 30. Lê Lựu (2011), Sóng ở đáy sông, Nxb văn hoá thông tin. 31. Lê Lựu (2010), Mở rừng, Nxb hội nhà văn Hà Nội. 32. Lê Lựu (2010), Hai nhà, Nxb thời đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
33. Lê Lựu (2008), Thời xa vắng, Nxb hội nhà văn Hà Nội. 34. Lê Lựu (2009), Thời loạn Nxb hội nhà văn Hà Nội. 35. Lê Lựu (2002), Tạp văn, Nxb văn hoá thông tin Hà Nội. 36. Lê Lựu (2011), Đại tá không biết đùa, Nxb Hải Phòng. 37. Lê Lựu (2012), Gã dở hơi, Nxb hội nhà văn Hà Nội.
38. Phương Lựu (2003). Lí luận văn học, Nxb giáo dục Hà Nội.
39. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm (đồng chủ biên) (2006). Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb giáo dục Hà Nội. 40. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà ( 1987), Lí luận văn học, Nxb giáo dục Hà Nội.
41. Mã Giang Lân( 2005). Văn học Việt Nam hiện đại – Vấn đề - tác giả. Nxb giáo dục Hà Nội.
42. Thiếu Mai, (2002), Nghĩ về một thời xa vắng chưa xa, in trong Lê Lựu tạp văn, Nxb văn hoá thông tin.
43. Nguyễn Trà My ( 2009). Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Luận văn thạc sĩ Hà Nội. 44. Lê Thị Mến (2002), Thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi
mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH và nhân văn Hà Nội.
45. Vương Trí Nhàn,(2002), Một đóng góp vào việc nhận diện con người Việt