Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 79 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Ngoại hình là một trong những yếu tố đầu tiên giúp bạn đọc tiếp cận với thế giới nhân vật của tác phẩm. “ Ngoại hình là một khái niệm để chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong… Tóm lại, là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật” [10, tr. 134]. Nhà văn có thể khắc hoạ ngoại hình nhân vật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện hoặc gián tiếp khắc hoạ qua ngôn ngữ hoặc cái nhìn của nhân vật khác trong tác phẩm. Điều đó làm đa dạng phong phú cách thức miêu tả ngoại hình nhân vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của các nhà văn trong tác phẩm văn học. Thông qua diện mạo bên ngoài, người đọc dễ dàng nhận biết được phần nào về tính cách, thành phần xuất thân và số phận nhân vật. Chỉ với vài nét đơn sơ qua ngôn ngữ, tác giả đã khắc hoạ nên các chân dung nhân vật khác nhau ở mỗi tác phẩm. Đây là hình ảnh một nữ sinh tên Hương qua sự ngưỡng mộ của Sài – anh chàng quê mùa làng Hạ Vị trong Thời xa vắng: “ Cái gáy nõn nà của cô do hai hàng tóc rẽ ra cặp gọn ghẽ thành hai mảng đen mướt trùm xuống hai bờ vai” [33, tr.60]. Chỉ thế thôi, người đọc đã hình dung ra một nữ sinh xinh đẹp, duyên dáng khiến bao chàng trai mê mẩn. Cách xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình không phải là mới. Thủ pháp này được thể hiện khá rõ nét từ thời kì văn học trung đại nhưng có nét khác biệt. Nếu như văn học trung đại miêu tả ngoại hình nhân vật qua những chi tiết mang tính ước lệ tượng trưng thì trong tiểu thuyết hiện đại nói chung và tiểu thuyết Lê Lựu nói riêng lại hoàn toàn khác biệt. Các chi tiết bình thường nhỏ nhặt làm nên hình hài và tính cách nhân vật được nhà văn chú trọng. Nhân vật được nhà văn miêu tả từ những chi tiết rất nhỏ qua: mái tóc, nụ cười, ánh mắt, trang phục… Người đọc sẽ không thể quên được hình ảnh của Tuyết trong Thời xa vắng qua chi tiết : “ Người ngoài khen cô Tuyết càng lớn càng xinh ra, mặt mũi cứ tròn vành vạnh như mặt trăng…khoẻ mạnh, chắc chắn, làm ăn đâu ra đấy…hiếm người hiền lành như cô Tuyết…” [33, tr. 50]. Đọc những trang văn ấy, người đọc có thể hình dung ra một người phụ nữ đâu đến nỗi lại chăm chỉ. Thế mà lại bị chồng chê, cả đời không được hưởng hạnh phúc của một người vợ. Hay khi Tuyết đi thăm chồng tác giả lại tái hiện chân dung một cô gái nhà quê làng Hạ Vị với “một cái áo sơ mi nõn chuối, một cái áo lót đông xuân màu hồng mặc phía trong”. Tiếp đến là “đầu chải bê xăng tin nhếnh nháng lật ngược và được đè ập xuống bởi vòng khăn vấn bằng vải toan nhuộm màu nâu non còn mới trông nó chặt chằng như một cái đai. Chiếc quần súng sính dài quét gót nhưng lại xắn vận vào cạp, kéo ống lên ngang cổ chân để lộ đôi bàn chân to bè bè, chi chít từng vệt gai cào. Nó căng lên nứt nẻ bởi những quai dép cao su chằng cả phía trước và phía sau… rồi cả áo trong, áo ngoài kéo lên để lộ từng mảng lưng đen lằn từng múi thịt” [33, tr. 113]. Qua những chi tiết ấy, tác giả đã cho người đọc thấy được hình dáng của một cô gái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhà quê không biết cách “ đỏm dáng”, cùng sự vất vả của người phụ nữ nông thôn chân lấm tay bùn.

Đến với Chuyện làng cuội, ngay từ mở đầu tác phẩm, người đọc đã bắt gặp hình ảnh “ cái xác trôi lênh phênh của bà Đất”, “xác bà lão được vớt lên từ trưa hôm qua. Một cái xác trương phềnh. Cả mặt và hai cánh tay xước tướp táp, không hiểu do cá rỉa hay mắc mớ vào đâu mà không còn một mảng da nào nguyên… mặc quần đen, áo nái vàng, tóc xoã như là ma nhoài lên nằm nghiêng ở bờ cát một tay dang ra như là cố bám lấy cát để khỏi trụt xuống” [29, tr. 2]. Những hình ảnh ấy như báo trước cho người đọc thấy được một số phận bất hạnh của bà Đất. Từ hình ảnh cái xác thê thảm ấy, tác giả quay trở về tuổi trẻ của nhân vật khi “ Đất mới bước sang tuổi mười tám. Cái cơ thể cứ rực rỡ như lửa cháy có thể đốt thành tro bất cứ một thằng đàn ông trai trẻ nào”

[29, tr. 18]. Chẳng cần phải tả từng chi tiết nhưng người đọc vần thấy được vẻ đẹp cùng sự quyến rũ của cô gái ấy. Nhưng chính vẻ đẹp ấy lại đem đến cho bà Đất một số phận đầy bất hạnh với nỗi đau khổ chất chồng từ khi còn trẻ đến khi về già.

Trong Sóng ở đáy sông, người đọc có thể thấy được ngoại hình của người đàn bà là mẹ của Núi qua chi tiết “con ở 19 tuổi có đôi mắt như đốt cháy người khác. Cả bộ ngực như vút lên. Cả đôi môi đang thời bừng dậy rừng rực đốt hết sự lạnh lùng của ông” [30, tr. 20]. Qua những chi tiết đó, ta có thể thấy được sự quyến rũ ở người phụ nữ ấy. Chính vẻ đẹp đó đã đưa số phận của bà bước sang một trang mới từ khi được ông chủ để ý. Từ một con ở bà đã trở thành vợ bé của ông chủ để rồi lần lượt những đứa con được ra đời. Thế nhưng, mặc dù đã sinh cho ông đến bảy người con “ 4 sống, 3 chết” nhưng bà vẫn không được sung sướng, vẫn bị phân biệt, vẫn phải làm nhiều việc giống như kẻ ở. Những đứa con được bà sinh ra cũng là con của ông chủ nhưng ông lại coi chúng là những đứa con loại hai. Bà cũng như rất nhiều phụ nữ khác luôn cam chịu số phận không một lời kêu ca, phàn nàn, sẵn sàng làm tất cả vì con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đến với Hai Nhà, qua cách miêu tả ngoại hình hai nhân vật Linh Anh và bà Nhân người đọc đã phần nào cảm nhận được tính cách của những người phụ nữ này.Chẳng hạn ngoại hình của bà Nhân được hiện lên khá đậm nét

“màu da của bác gái vàng uôm, hơi ngả màu đen hằn lên nần nẫn từng múi thịt… môi của bác gái dày lúc nào cũng cười… Có lẽ bác gái hấp dẫn ở sự táo tợn có duyên và bộ ngực của người đàn bà đã gần 40 tuổi, chẳng biết có bơm độn gì không mà thấy đầy lên nứt nở dưới làn áo trắng mỏng như là mời chào, như là sự thách thức rất căng thẳng với những gã đàn ông si tình, bất kể là già hay trẻ” [32, tr. 22]. Hay “… Lẳng lơ, đĩ thoã từ năm 14, 15 đến khi lấy chồng, chồng đi vắng ở nhà “ ễnh” ra với thủ trưởng may lừa được ông Địa ngốc nghếch…” [32, tr. 65]. Chỉ với những chi tiết miêu tả ngoại hình đó, bản chất, sự lẳng lơ của bà đã được bộc lộ khá rõ nét. Đặc biệt khi miêu tả ngoại hình của nhân vật Linh Anh, tác giả đã độc tả khuôn mặt cô: “Đôi mắt sóng ánh của cô bất kể lúc nào cũng có thể thành giông bão, làm chao lật những gã đàn ông si tình như những chiếc thuyền nan lênh đênh chìm nổi giữa khơi xa mù mịt. Hai mi mắt dài, đen, ẩm ướt của đôi mắt sóng sánh ấy, chỉ cần một cái lướt rất nhẹ cũng làm tan nát rụng rời bất cứ kẻ nào mon men đến trêu đùa, tán tỉnh…Cái lúm đồng tiền ở má bên trái, cách khoé miệng chừng một ly chếch lên phía trên. Khi cô cười tủm tỉm hay thành tiếng, thậm chí chỉ hơi nhếch mép một chút thì cái lúm đồng tiền đã xoáy tròn lại, nói không ngoa, nó như cái xoáy nước ở sông Cái, tạo nên những húm rất sâu, có thể hút hàng trăm người chìm nghỉm cùng một lúc” [32, tr. 100]. Ở cô cũng có nét giống như Lẫm Liệt nên với ngoại hình ấy, người đọc đã phần nào đoán định được tính cách của cô. Vì thế, càng về cuối tác phẩm bản chất của cô càng được bộc lộ rõ và việc cô ngoại tình cũng không khiến người đọc phải ngạc nhiên.

Còn trong Thời loạn, ngoại hình của Lẫm Liệt được tác giả miêu tả khá chi tiết. Trước hết là ở đôi mắt, nó như một uy lực để chinh phục đàn ông. Ngay từ khi học cấp hai, cấp ba, cái sức mạnh ấy là ở đôi mắt. Đôi mắt một mí không những đẹp mà còn là nỗi ác cảm của nhiều người. Bảo rằng cái mắt của loại người này là “trai thì trộm cướp gái buôn chồng người”. Nhưng khi cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

miệng vốn nghiêm nghị hơi mở ra, đôi mắt của Lẫm Liệt đã ngước lên nhìn thẳng vào ai đó không chớp mắt thì như bảo rằng: “Anh có muốn không?” Nó như ngọn lửa nóng bừng đốt cháy ruột gan người đang bị đôi mắt ấy nhìn thẳng vào mắt mình. Chỉ với việc miêu tả đôi mắt của Lẫm Liệt, tác giả đã lột trần được bản chất của người phụ nữ ấy. Chẳng hạn khi cô muốn chinh phục Vịnh ta thấy rất rõ sức mạnh của đôi mắt: “Lẫm Liệt đưa mắt một mí nhìn thẳng vào mắt Vịnh, Vịnh cảm thấy như có một luồng điện chạy qua mình, khắp người nóng lên dần dật” [34, tr. 46 ]; đến ông thầy người Anh cũng phải “ khen cô thông minh sáng sủa nhất là đôi mắt một mí, cái miệng cười xinh xắn như mời chào” [34, tr. 60] khiến thầy không thể cưỡng nổi… Chỉ cần như vậy là Lê Lựu đã cho người đọc thấy được người phụ nữ nanh nọc, sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, kể cả thân xác để đạt được những mong muốn của mình.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 79 - 83)