Nhân vật nữ thông minh, giàu bản lĩnh, luôn tìm cách khẳng định mình

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 62 - 100)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Nhân vật nữ thông minh, giàu bản lĩnh, luôn tìm cách khẳng định mình

Đọc các tiểu thuyết của Lê Lựu, ta không chỉ thấy hình ảnh những người phụ nữ có số phận đau khổ, bất hạnh, luôn cam chịu trước số phận và hoàn cảnh mà còn có những người phụ nữ giàu bản lĩnh luôn tự khẳng định mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Họ cũng là những người chị, người mẹ, người vợ với những phẩm chất đáng quý trong truyền thống người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh đó, ở họ còn là sự quyết đoán, không cam chịu trước số phận và hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cảnh. Điều đó được thể hiện rõ nét qua hình ảnh những nhân nữ tiêu biểu như: Hương, Châu trong Thời xa vắng hay Xanh Dương Lẫm Liệt trong Thời Loạn

Nếu Tuyết gắn với sự trốn chạy tình yêu của Sài thì Hương lại gắn liền với sự đuổi bắt tình yêu của Sài. Hương là nhân vật phụ nữ mà Lê Lựu xây dựng có lẽ hoàn hảo nhất không chỉ trong Thời xa vắng mà trong nhiều tác phẩm khác. Không chỉ có Sài ngưỡng mộ mà ngay cả người đọc cũng rất cảm tình trước vẻ đẹp vừa dịu hiền vừa toát lên sự thông minh của Hương khi thấy

“ Hương lướt nhanh đôi mắt to, rất đẹp và thông minh khi nhìn Sài, hai má ửng đỏ” [33, tr. 59]. Là một thiếu nữ mới lớn, lại xinh đẹp “ Hương ý thức được sắc đẹp của mình”, lại luôn xếp vào loại học giỏi đứng đầu trường. Nói như các cụ ngày xưa là “tài sắc vẹn toàn”. Sự giỏi giang thông minh của cô thấy rõ ở kết quả học tập và qua các kì thi học sinh giỏi hay thi hết cấp. Con đường học hành cũng như công danh, sự nghiệp sau này thật đáng khâm phục ở một người phụ nữ giàu nghị lực. Từ một cô sinh viên xuất sắc của trường Bách Khoa thành một người trí thức ai cũng vị nể, Hương đều vượt qua một cách nhẹ nhàng. Duy chỉ có một cột mốc tưởng như rất nhỏ và đơn giản mà cả đời cô không thể vượt qua được đó là tình yêu. Một tình yêu vừa bồng bột vừa chín chắn, sâu sắc cô dành cho Sài thì sự thông minh và bản lĩnh của cô không thể chiến thắng khiến cho bất kì ai khi đọc Thời xa vắng đều tiếc nuối, ngậm ngùi. Có thể khẳng định, Hương là một phụ nữ đã chiếm được cảm tình của người đọc. Cũng sống trong hoàn cảnh xã hội như Sài, cũng có những khó khăn trắc trở khi yêu một người đã có vợ như Sài. Trong hoàn cảnh xã hội lúc ấy, điều đó không phải là bình thường. Tuy vậy, Hương đã xử sự rất dũng cảm, có bản lĩnh để bảo vệ tình yêu chân chính của mình. Dù rằng lúc ấy Hương cũng hiểu được trước mắt mình có hàng loạt những vật cản và nặng nề nhất là búa rìu của dư luận. Nhưng rồi chính sự đầu hàng của Sài đã khiến Hương đau đớn tuyệt vọng vì nghĩ rằng Sài đã phản bội mình khi cô nhìn thấy“ Tuyết đang kiêu hãnh vác cái bụng chửa như vác một quả bom đi đến đặt vào lồng ngực của Hương” [33, tr. 194]. Cô vô cùng chán nản, buông trôi cuộc đời theo hướng tiêu cực và quyết định lấy ông thầy tiến sĩ đã bao năm theo đuổi, cung phụng cô. Có mấy ai có được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bản lĩnh như Hương, quyết định về quê viếng cụ đồ Khang sau khi đã lo toan cơm nước cho chồng con. Cô là người phụ nữ thật đảm đang biết lo toan chu đáo cho gia đình, với họ hàng hai bên, với bạn bè. Đọc đến đây, ta thấy tiếc cho Sài thì ít mà trách anh Sài thì nhiều. Sao Sài lại có thể chạy trốn một tình yêu đẹp như thế? Một người con gái dám chấp nhận tất cả rồi chờ đợi, rồi hi vọng. Đến khi Sài đi bộ đội, cô còn gặp chú Hà đề nghị giúp đỡ để hai người có thể đến được với nhau dù có phải mất tất cả. Vốn là người bản lĩnh, Hương đã hành động dũng cảm vì cô dám chịu trách nhiệm về nhân cách, cuộc đời của mình. Hương đã chủ động tìm mọi cách bảo vệ và khẳng định tình yêu của mình. Mặc dù tình yêu không thành, không lấy được người mình yêu nhưng Hương vẫn có cách ứng xử đẹp, vẫn giữ được lương tâm và đạo đức của mình. Sau này dù cho Sài đã có vợ con thì Hương vẫn dõi theo, quan tâm đến Sài bằng tình cảm chân thành vừa thương yêu vừa xót xa. Đến khi vợ chồng Sài ly hôn, cơ hội cho hai người có thể nối lại tình xưa nhưng Hương đã không làm như vậy. Trong mọi việc cô luôn chứng tỏ là người biết suy nghĩ trước sau. Vì thế, kết thúc truyện hai người không đến được với nhau có thể để lại sự nuối tiếc cho người đọc nhưng đó là cách lựa chọn rất đúng đắn của con người thông minh, bản lĩnh, tự khẳng định được mình. Như vậy bằng sự san sẻ tình yêu thương với mọi người, Hương đã được đón nhận từ mọi người tình cảm chân thành, quý mến, nể phục. Cũng vì thế, Hương trở thành một người yêu thuỷ chung, một người vợ đảm đang, một người mẹ rất mực thương yêu con và một người phụ nữ đáng được tôn trọng. Hương là hình ảnh của một con người sống có nhân cách, có bản lĩnh, luôn trung thực, thẳng thắn rất đáng quý trọng. Giản dị, chân thành và hiền dịu, trong bất kì hoàn cảnh nào cô gái ấy cũng sống theo những nguyên tắc đạo đức mà mình cho là đúng đắn. Vì lẽ đó, cô đã gây được thiện cảm và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Nếu Hương là người bản lĩnh để không bị vấp ngã hay mắc phải những sai lầm trong tình yêu thì Châu lại là người có bản lĩnh để giết chết tình yêu. Châu luôn chủ động để có được tình yêu cho mình. Là con gái Hà thành, lại sinh ra trong gia đình quyền quý nên dù có không xinh đẹp, thành đạt thì cô vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có thể có được một tấm chồng, một gia đình và một vị thế xứng đáng huống chi cô lại được sở hữu cả tài lẫn sắc. Vì thế, ta cũng không hề ngạc nhiên là trước khi Châu yêu Sài thì cô đã có rất nhiều mối tình. Trong đó, mối tình sâu nặng nhất là với Toàn – công nhân điện, đẹp trai, biết đánh đàn ghi ta và hát rất hay. Đó chính là điều khiến Châu mê muội, liều lĩnh dấn thân cho dù biết Toàn đã có vợ và hai con. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của mối tình đó và đưa cô đến với Sài. Bản lĩnh của Châu được thể hiện ở việc Châu chủ động hẹn gặp Sài – một anh chàng nhà quê ngờ nghệch, dù rằng giờ đây Sài đã là một giảng viên có bằng cấp, danh tiếng. Châu chủ động giãi bày tâm sự với Sài về cuộc tình đau đớn, rồi chủ động luôn cả việc gửi gắm tấm thân của mình cho Sài và giục giã Sài tổ chức đám cưới trước sự ngỡ ngàng, bất ngờ của người thân, bạn bè và ngay cả Sài cũng “ cảm thấy hạnh phúc đến với mình nó ào ạt, gấp rút... anh thấy như đang bơi mênh mang trong hạnh phúc, trong niềm sung sướng đến ngạt thở” [33, tr. 270]. Liệu hạnh phúc ấy có là thật không và anh chàng gốc nông dân quê mùa đó có xứng đáng với một nữ trí thức thành thị? Lê Lựu đã cho ta câu trả lời ngay qua chi tiết: khi hai người chưa cưới, Châu bị nghén, Sài mang đủ thứ thuốc đến cho cô nhưng đổi lại là những lời nói cùng cử chỉ chứng tỏ hai con người này sẽ chẳng có hạnh phúc vì sự vênh lệch quá lớn. Châu biết vậy mà vẫn cứ chọn Sài không phải để gửi gắm tình yêu mà chính là chạy trốn khỏi nó, để hợp lí hoá cho đứa con trong bụng cô đang ngày một lớn dần. Trong cuộc sống vợ chồng, Châu lặng lẽ thoắt vui thoắt buồn, nhiều khi gắt gỏng, giận dỗi rất vô cớ. Trong khi đó, Sài lại rất cố gắng cho khỏi “cọc cạch”. Song mọi cố gắng đều vô ích khi mà một người cứ muốn xây mà người kia lại ra sức phá vì không theo ý mình. Và khi Sài “đầu tắt mặt tối” lo toan mọi việc từ những việc nhỏ nhất chỉ dành cho phụ nữ như: nấu cơm, rửa bát, quét nhà... để đỡ đần vợ, cũng mong để vợ có thể vừa lòng về một người chồng nửa quê nửa tỉnh thì Châu lại tơ tưởng đến anh kĩ sư điện với lòng oán hờn mà lại không thể dứt bỏ. Châu đã giấu chồng cho thằng con (thực ra không phải là con của Sài) đến gặp bố đẻ của nó mà không hề nghĩ Sài sẽ đau đớn như thế nào khi biết sự thật ấy. Châu vẫn hành động theo suy nghĩ của mình mà không biết rằng Sài đã nín nhịn quá nhiều, thậm chí lúc nào cũng thấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hụt hơi vì phải chạy theo tâm tính của cô. Trong khi Sài về quê để lo việc ăn ở cho con và liên hệ công việc thì Châu lại đến với Toàn. Rồi còn rất nhiều chuyện khác tạo nên khoảng cách ngày càng sâu rộng đẩy hai người về hai phía. Vì thế, cuộc hôn nhân ấy đổ vỡ là lẽ tất nhiên. Vốn là người bản lĩnh lại có phần hơi ngang ngạnh Châu không dễ yếu lòng hay quỵ ngã như những phụ nữ khác. Ngược lại, trong cô sự thách thức còn mạnh hơn cả sự nuối tiếc một gia đình êm ấm. Bởi chưa nghĩ đến tình huống Sài chuẩn bị tất cả cho việc li hôn, bằng lòng tin của mình, Châu đinh ninh Sài doạ cô nên “ không có chuyện ấy” nếu người đề xướng không phải là cô. Đến khi toà có giấy gọi, cô mới ngớ người ra, đỏ bừng mặt, xấu hổ với người xung quanh. Nhưng vẫn mỉm cười như muốn nói với mọi người: “có một ông chồng hâm, động tí vác nhau ra toà sung sướng thế đấy” [33, tr. 418]. Trước hôm ra toà hai ngày, cô còn ở trọn với Toàn cả đêm. Không những vậy, khi toà xử li hôn cho Sài quyền nuôi thằng Thuỳ, Châu đã không ngần ngại trả lời trước toà rằng: “ cháu Giang Minh Thuỳ không phải là con của anh Sài”, cùng chứng cớ để khẳng định Sài không được phép nuôi cháu Thuỳ. Trước những lời lẽ ấy, Sài như chết lặng người bởi anh đã bao năm tin tưởng tuyệt đối ở cô. Cũng là con người có học, hiểu biết như Hương nhưng Châu lại có cách ứng xử hoàn toàn khác. Vốn là một cô gái được sinh ra trong một gia đình bề thế có chức quyền nên Châu không phải lo lắng điều gì. Cuộc sống của cô là sự tìm kiếm của người khác. Vì thế, cô chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết nghĩ đến mình mà không hề nghĩ cho người khác. Hay nói đúng hơn, Châu tự khẳng định mình bằng lòng ích kỷ. Tính ích kỷ của Châu vốn có sẵn nhưng khi gắn kết với Sài thì nó càng có dịp bùng phát. Ban đầu cuống cuồng yêu Châu, Sài chưa kịp nhận ra sự toan tính, ích kỷ của người yêu. Chỉ vì muốn hợp pháp hoá đứa con của mình với người yêu cũ nên Châu mới chủ động đến với Sài. Cô coi Sài như một cái cọc để cứu mình khỏi chết đuối chứ thực chất cô không hề yêu Sài. Vì thế, trong thời gian ngắn ngủi chuẩn bị đám cưới Châu đã thấy không hợp, hai nửa trái tim quá vênh lệch nhau để có thể gắn kết. Châu dằn dỗi Sài vì những chuyện cỏn con, phiền toái, xét nét, vụn vặt đến khó chịu. Trong mắt cô, Sài là người không biết cư xử lịch sự theo đúng ý cô. Trong cuộc sống vợ chồng, Châu chỉ nghĩ tới bản thân, cô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

luôn theo dõi xem chồng có làm đúng ý mình không. Lúc vừa ý thì Châu bằng lòng vui vẻ, nũng nịu khiến không ai có đủ sức giận dỗi được nữa; còn khi không vừa ý cô giận dữ, gắt gỏng rất vô cớ. Trong chừng ấy năm chung sống chưa bao giờ cô dành chút ít thời gian để nghĩ đến chồng xem chồng muốn gì, cần gì. Thật xót xa cho mong ước của Sài “ thèm cuộc sống của những nhà xung quanh. Một đôi vợ chồng công nhân... lương hai người cộng lại chỉ bằng lương của Sài mà họ sống rất vui vẻ tươi tỉnh. Chiều chiều chồng lai vợ ngồi phía sau bế con... chồng bế con rong chơi hoặc sang hành xóm đánh cờ. Vợ nấu nướng xong... mẹ con tắm giặt xong, sang mời anh về ăn cơm. Một kĩ sư hoá chất, vợ thợ may... bao giờ chồng có khách cũng tự tay xách ấm đun nước, pha trà rồi xin phép...”[33, tr. 353 - 354]. Châu chưa bao giờ làm được những điều đó, ngược lại cô chỉ biết đòi hỏi, yêu cầu để thoả mãn lòng ích kỷ. Cô không hề biết đến sự vất vả của Sài khi suốt ngày đêm anh quay cuồng với công việc bếp núc, nhà cửa cho mẹ con đỡ vất vả, không lúc nào anh không nghĩ đến việc chăm lo vợ con từng miếng ăn, giấc ngủ nhưng có hôm vì bận việc cơ quan phải về muộn thì cô để phần anh “ một nồi cơm đóng chóc”, một đĩa rau không ra đĩa rau, còn nước rau thì “ tưởng không về đổ cho lợn nó ăn rồi”. Mà đây không phải là lần đầu cô đối xử với chồng như vậy cho nên Sài không thể chịu đựng được nữa và quyết định ly hôn. Đó là kết quả của một con người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình mà Lê Lựu muốn gửi đến bạn đọc.

Nếu Hương có đủ bản lĩnh để giữ vững một tình yêu, Châu đủ bản lĩnh để giết chết một tình yêu thì Xanh Dương Lẫm Liệt trong Thời loạn lại có bản lĩnh để tạo cho mình một cuộc sống không cần tình yêu. Một cô gái với cái tên rất lạ lùng nhưng tác giả cũng giải thích ngay “ cái tên Xanh Dương Lẫm Liệt hơi khó nghe nhưng có ý sau này cô sẽ trở thành người lẫm liệt nhất thiên hạ. Quả thật có thế, giống như hiện giờ cô vừa làm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc tập đoàn truyền thông dịch vụ doanh gia Việt Nam, lại là phó thanh tra một cơ quan cấp vụ của một Bộ...” [34, tr. 6 ]. Quả đúng như cái tên, ngay từ khi còn ấu thơ cô bé “ trắng mũm mĩm và lớn nhanh như thổi, nhưng ngồi đâu cứ ì một chỗ, dứt khoát không cần theo ai, không cần chơi với ai. Cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tính cao ngạo, bất cần của cô được hình thành như một thứ giời đã định sẵn... đặc biệt là rất thông minh và nhớ rất dai...Cái cá tính độc đáo và sự thông minh giời cho khiến cái gì Lẫm Liệt đã chơi là giỏi, kể từ đánh đáo, đánh khăng, đánh cơ ca rô, tam cúc, tú lơ khơ, đánh bóng chuyền, tenis, đá bóng, đi kheo. Lẫm Liệt thích cái gì là trở thành người đứng nhất nhì cái đó ngay…”

[34, tr. 18 – 20]. Vì thế cùng với bản lĩnh sẵn có và việc biết hớp lấy cơ hội, Lẫm Liệt nhanh chóng lấy được tình yêu mến của mọi người. Cô trở thành một học sinh xuất sắc, là cán bộ đoàn, là uỷ viên câu lạc bộ... cộng với vẻ bề ngoài nghiêm túc, nói năng điềm tĩnh, dịu dàng và chan hoà với mọi người. Nhưng càng đọc về cuối tác phẩm ta càng thấy Lẫm Liệt tự lột trần cái bản lĩnh của con người bất chấp tất cả, không cần đến cả tình thương yêu để dành lấy chiến tích trên con đường công danh sự nghiệp. Tự bản thân cô lên Hà Nội tìm kiếm những mối quan hệ và không không khó khăn gì cô đã được thầy giúp đỡ ôn thi với một bản hợp đồng được thoả thuận tại khách sạn “ việc thi đỗ của em là việc của thầy, còn tình yêu của thầy là việc của em... Nhưng mà tình yêu của

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 62 - 100)