7. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động
“Hành động của nhân vật không chỉ là yếu tố cần thiết để bộc lộ tính cách mà còn là yếu tố không thể thiếu thúc đẩy sự diễn biến của cốt truyện trong tác phẩm” [10, tr.134]. Chính vì vậy, khi miêu tả nhân vật, bên cạnh yếu tố ngoại hình, các nhà văn thường cho nhân vật của mình thể hiện những hành động khác nhau nhằm tạo nên sự đa dạng trong cách thể hiện đồng thời khắc hoạ rõ nét hơn tính cách nhân vật.
Trở lại với Thời xa vắng, ta nhận thấy tác giả đã dành khá nhiều trang văn để miêu tả hành động của nhân vật, đặc biệt là nhân vật Tuyết. Khi lao động “ con bé ấy đã thoăn thoắt giơ lên, rồi dồn sức giã vào giữa lòng cối vừa mạnh mẽ vừa như hút xoáy những hạt ngô trơn truội khỏi chao vọt ra ngoài”
[33, tr.7]. Qua hành động đó của Tuyết, người đọc thấy được những động tác rất thành thục, nhanh nhẹn, khoẻ khoắn, biết lo toan công việc gia đình của cô. Đến khi bị chồng đánh thì “con bé không lùi, không giơ tay đỡ, cứ đứng trân trân hứng chịu những câu xỉ vả của thằng Sài” [33, tr. 8]. Đó là sự cam chịu, nhẫn nhục ở người phụ nữ. Nhưng rồi “tức nước phải vỡ bờ”, khi nỗi ấm ức bùng lên thì không thể chịu đựng được nữa thì cô giàn giụa nước mắt, cắp gói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quần áo: “ con xin thầy mẹ, con về nhà con” rồi cô nhất quyết ra đi mặc cho sự can ngăn của bố mẹ chồng. Hành động ấy là sự phản kháng rất tự nhiên của tuối mới lớn vẫn còn nông nổi chưa suy nghĩ kĩ. Trong cuộc sống vợ chồng, khi Sài nhất quyết không ngủ cùng vợ cô đã “ chạy xuống bếp khóc và xin nằm với mẹ để anh Sài lên giường kẻo cả năm đêm vừa rồi anh ấy nằm dưới đất”
[33,tr.48]. Hành động đó của Tuyết vừa cho ta thấy được nỗi đau khổ cùng tình thương mà cô dành cho chồng, mặc dù cô biết rằng người chồng ấy không có chút tình cảm nào với mình…Chỉ với một vài hành động ấy của Tuyết, tác giả đã cho người đọc thấy được phần nào tính cách của nhân vật cùng cuộc sống vợ chồng giữa cô và Sài.
Ở Chuyện làng cuội, cuộc đời của bà Đất là sự chất chồng những đau khổ. Kết hợp với việc miêu tả hành động, tính cách, phẩm chất của bà càng được thể hiện rõ hơn. Ngòi bút tả thực của tác giả khiến ta thật hãi hùng khi chứng kiến cảnh một mình bà Đất “ vượt cạn” nơi rừng rú: “ Ôm bụng vừa đi vừa bò…cô đang bám vào cột quằn người lên la tưởng đứt ruột chết ngay…cô vội vàng cúi xuống bế con…đặt nó đấy, đi chôn rau rồi mới về bế cháu” [29, tr. 27 – 28]. Và rất ấn tượng với cảnh tượng chị Đất “ chồm dậy cầm con dao bầu ở mặt hòm quay ra…Tôi hỏi ông, đứa nào đã đánh con tôi sưng cả mặt mũi thế này?” [29, tr. 86]. Đó là hành động phản kháng tất nhiên của người mẹ bảo vệ con đến cùng. Thế mà có lúc “bà Đất khóc âm thầm từ lúc nào, bấy giờ chạy đến quỳ trước mặt con dâu van lạy thề thốt: lạy giời có bóng điện chứng giám, không đời nào mẹ lại đi nói chuyện nhà mình với ai. Thôi mẹ lạy con. Tha cho chồng con nó nóng nảy. Mẹ xin, mẹ xin…” [29, tr. 197]. Câu nói của một bà lão suốt đời long đong, lận đận vì con cái như sát muối vào lòng người đọc trước sự xuống cấp của đạo đức, nề nếp gia phong trong gia đình thời hiện đại. Bà Đất xin phép vợ chồng con trai về quê trước lời nói giả tạo của con dâu :
“không biết bà cảm động quá hay nghĩ đến lúc đau đớn, xót xa mà nước mắt bà ướt đầm má đứa cháu bà đang bế trong tay. Bà vội vàng lấy vạt áo lau. Rồi nhớ ra điều gì bà lại vội vàng tìm cái khăn riêng của cháu, nhúng nước sôi lau lại cho cháu. Bà cười mà khuôn mặt như méo đi, như đang cố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kìm tiếng khóc bật ra” [29, tr.199]. Hành động ấy của bà đã làm cho người đọc hiểu và cảm thông cho một bà lão có số phận chất chồng những đau khổ, bất hạnh.
Trong Sóng ở đáy sông, ta lại bắt gắp hành động của mẹ Núi khi phải chứng kiến cảnh những đứa con của mình bị phạt “ Mỗi lần có kẻ phạm tội, mẹ nhai cơm trông như nhai rác trong miệng… Cũng có lúc nước mắt lại chảy ra ngoài, miếng cơm mắc ở cổ như nghẹn lại, lấy vạt áo lau nước mắt” [30, tr. 9]. Với hành động ấy, ta có thể thấy được tình cảm lớn lao mà bà dành cho các con của mình. Hơn nữa khi bà trở thành vợ lẽ của ông chủ thì sau khi sống với nhau một thời gian, ông cảm thấy nó cách biệt quá bởi “ húp nước canh thì thùm thùm như lội nước. Chân rửa chưa khô đã xéo lên chăn đệm. Tay nấu bếp chưa rửa sạch đã vạch áo cho con bú…” [30, tr.21]. Qua những hành động ấy, ta có thể nhận ra sự vụng về của người phụ nữ ấy, cũng vì thế mà ta hiểu tại sao ông chủ lại không thể hoà hợp được với bà.
Đến Thời loạn, nhân vật Xanh Dương Lẫm Liệt lại được tác giả xây dựng chủ yếu qua hành động. Bản chất của cô đều do hành động điều khiển để rồi cứ lộ dần ra qua lời kể của tác giả. Từ thuở thơ ấu, cái tính cách cao ngạo, bất cần của cô đã được hình thành khi cô bé nhất định không ăn thức ăn ở lớp, không chơi với các bạn, không thèm đến lớp. Lớn lên một chút, Lẫm Liệt tự chấm dứt tuổi thơ bằng những hành động mà lẽ ra hơn chục năm sau mới nên có. Tác giả đã miêu tả một cô bé mới hơn mười tuổi mà rất thành thục trong tình yêu qua hành động “ ôm chầm lấy cổ anh hôn da diết” [34, tr. 7]; rồi “ cô đều hôn chụt lên má… tự giật tung chiếc áo nhỏ của mình ra, mở thêm một cúc ngực…ôm xiết lấy anh và giục giã” [34, tr. 10]; tiếp đến lại là hành động “ôm chầm lấy anh…hôn tới tấp và cầm tay đặt vào ngực mình” [34, tr. 22]. Đến lúc trưởng thành nhân cách, phẩm chất của Lẫm Liệt cứ mất dần theo những việc làm, hành động vô liêm sỉ của cô. Đó là hành động đóng kịch của Lẫm Liệt trong cảnh cưới hụt khiến không ai có thể dị nghị hay nghi ngờ được; hay lúc bị em rồi cả bố bắt quả tang cô ngủ với ông giáo sư thì “cô đứng thẳng dậy trước mặt bố nói như ra lệnh “ bố lên đây làm gì, đi ra đóng cửa lại” [34, tr. 65].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lê Lựu không dừng lại ở đó, nếu dõi theo đến hết tác phẩm ta còn thấy nhiều hành động đáng lên án của một con người tự đánh mất mình bằng sự tham không có điểm dừng. Chỉ từng ấy thôi, người đọc đã phần nào thấy được sự suy đồi về nhân cách của một con người luôn chạy theo lối sống xô bồ thời hiện đại để thỏa mãn dục vọng của chính mình.
3.2.3 Nghệ thuật biểu hiện độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật giúp nhà văn thâm nhập vào chiều sâu bên trong của nhân vật, từ đó giúp người đọc thấy được bản chất, thế giới tâm hồn, trí tuệ và những diễn biến tâm lí nhân vật không biểu lộ ra ngoài. Qua những lời độc thoại nội tâm, nhân vật có dịp bộc lộ những góc khuất thầm kín của đời sống tâm hồn mình. Và để diễn tả thế giới nội tâm đầy chắc ẩn của nhân vật, không có biện pháp nào hữu hiệu hơn là sử dụng lời độc thoại. Lời độc thoại là “ Lời phát ngôn của nhân vật nối với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [13, tr. 160]. Vì thế, việc dùng thủ pháp độc thoại là một trong những phương thức hữu hiệu để khắc hoạ tính cách nhân vật.
Khảo sát tiểu thuyết của Lê Lựu, ta nhận thấy mỗi khi thủ pháp này xuất hiện nó đều tỏ rõ giá trị trong việc phản ánh thế giới nội tâm hết sức phong phú và phức tạp của con người. Trong quá trình khắc hoạ tính cách và số phận nhân vật, Lê Lựu hết sức quan tâm tới những dằn vặt, suy nghĩ, trải nghiệm của nó trước cuộc sống, tức là chú ý đến quá trình tự ý thức và đời sống nội tâm nhân vật. Qua độc thoại nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật hiện lên hết sức chân thực. Chẳng hạn, trong cuộc sống vợ chồng giữa Sài và Tuyết, Tuyết cũng nhận ra sự chạy trốn của Sài nên nhiều luc cô tự hỏi: “Làm sao lại không yêu nhau để cô chăm chút cho mà học hành và có vợ có chồng đầm ấm vui vẻ, việc gì mà phải khổ sở như thế. Bạn bè cùng tuổi với cô ở làng này bao nhiêu đứa có con, có đứa sắp hai con rồi?” [33, tr. 51]. Qua những lời độc thoại ấy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
người đọc nhận ra rằng sâu xa trong ý nghĩ của Tuyết, cô luôn mong muốn được yêu thương, được chia sẻ, thậm chí sẵn sàng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Đọc những trang nhật kí của Hương, ta cũng thấy được thế giới nội tâm khá phong phú của nhân vật. Khi Hương vì tự ái nên đã quyết định lấy chồng, bên ngoài cô tỏ ra hạnh phúc với chồng nhưng bên trong lại chất chưa bao tuyệt vọng vì đó là cuộc hôn nhân không có tình yêu. Từ đáy sâu tâm hồn cô cất lên lời nói thiết tha chỉ mình mình biết: “ Em vẫn ở bên anh, một người đàn bà có chồng và sắp có hai mặt con không thể nào bỏ chồng bỏ con để trở về với anh, nhưng em vẫn là tình yêu suốt đời của anh, cũng như anh mãi mãi là tình yêu duy nhất của đời em. Đừng khóc khi trở về thấy em âu yếm chồng con mà câm lặng, lẩn tránh em. Anh bé bỏng của em ơi. Nhưng…anh ơi…Nhưng đến bao giờ em mới có thể để anh hiểu nổi lòng em, để anh bớt đau đớn, tủi hận. Bao giờ, đến bao giờ, hở anh!” [33, tr. 224]. Với những lời độc thoại ấy, người đọc thấy được một tình yêu chân thành mà sâu sắc của Hương dành cho Sài.
Trong Chuyện làng cuội, nhân vật bà Đất – một con người sống nội tâm, một người mẹ cả đời luôn âm thầm hi sinh tất cả vì con cũng nhiều lần tự nói với mình: “con ơi, đã bao nhiêu đêm mẹ khô nước mắt vì nỗi day dứt giằng xé lòng mẹ, mẹ thèm khát cả chồng và con mà giời bắt mẹ chỉ được chọn lấy một. Mẹ muốn chết trước khi người ta nhục hình chú Kiêm nhưng giời lại bắt mẹ không được để các con mẹ bơ vơ” [29, tr. 125]. Hay có lần bà tự đặt câu hỏi:
“Từ mai phải làm thế nào để vừa trông con, vừa kiếm củi bán, đong gạo cho con ăn?” [29, tr. 29]. Đó là một người mẹ sống vì con nhưng cũng chết vì con.
* * *
Như vậy, ta có thể thấy thế giới nội tâm nhân vật được Lê Lựu khai thác và thể hiện rất đa dạng. Từ đó những day dứt, dằn vặt cùng niềm khát khao cháy bỏng yêu thương của nhân vật được bộc lộ rõ. Chính điều đó đã làm cho thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết của ông hiện lên rất đa dạng, phong phú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.3. Ngôn ngữ nhân vật.
Mỗi loại hình nghệ thuật đều có một đặc trưng riêng: Hình ảnh là yếu tố cần thiết của điện ảnh, ca từ và giai điệu là phần quyết định trong âm nhạc…còn ngôn ngữ lại đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học. Theo nhà văn M.Gorki: “ Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học” [10, tr.148]. Nguồn gốc tạo thành ngôn ngữ trong tác phẩm văn học chính là ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày. Điều quan trọng là nhà văn phải biết chắt lọc và nâng nó lên hàng nghệ thuật. Mỗi nhà văn, khi tiếp cận hoặc khám phá một vấn đề của hiện thực cuộc sống đều cố gắng xây dựng cho mình một thứ ngôn ngữ riêng. Điều đó góp phần tạo nên màu sắc phong phú cho kho tàng ngôn ngữ văn học Việt Nam. Tìm hiểu về ngôn ngữ trong các tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu, ta thấy nổi bật lên là kiểu ngôn ngữ đối thoại. Mật độ ngôn ngữ trong các tiểu thuyết của ông rất lớn khiến cho câu văn giàu nhạc tính, diễn biến câu chuyện nhiều kịch tính, bất ngờ. Từ đó tạo nên những thành công của tiểu thuyết Lê Lựu trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật từ thôn quê đến thành thị. Thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết của ông rất đa dạng với những kiểu đối thoại khác nhau. Qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, người đọc có thể thấy được trình độ, thành phần xuất thân, tính cách của nhân vật. Trong Thời xa vắng, có rất nhiều những đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Qua đó, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ. Chẳng hạn, qua cuộc đối thoại của Tuyết với Sài, ta thấy được sự lạnh lùng, vô cảm của Sài dành cho Tuyết:
“Người ta bảo trong kia đẹp lắm, mai vào xem đi” – “ Cô thích cứ đi, tôi đang bận học”; “ Ngày mai mua ít cua bể về ăn, nghe bảo bổ lắm, có tiền thầy mẹ cả hai nhà cho đây” – “ Tôi không thích loại đó”; “ Thế anh thích tôm he không?” – “ Tôi lạy cô, để im cho tôi nhờ một tí” [33, tr. 117]. Còn qua lời đối thoại của Châu với Sài, ta lại thấy có phần bất chấp, nhất là khi hai vợ chồng cãi nhau: “ Chuyện gì thì với trẻ con cũng không thể trị nó kiểu Pôn Pốt được – Nuông chiều con như em, rồi cũng có ngày mất xác – Đừng độc mồm. Con tôi, tôi đẻ ra, tôi không khiến ai phải xót hộ”... [33, tr. 359]. Những mẩu đối thoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ấy đã cho người đọc thấy được cách cư xử của Châu với Sài cùng cuộc sống vợ chồng luôn chứa đựng mâu thuẫn nên việc đổ vỡ hạnh phúc gia đình là lẽ đương nhiên.
Trong Chuyện làng cuội, tác giả lại vạch rõ chân tướng tên tổng Lỡi lừa đảo một cô gái ngây thơ qua lời đối thoại: “ Ông có yêu em thật không? – Lại chả! – Liệu ông có cho em về quê thành vợ thành chồng với ông được không? – Không thì đã làm gì?” [29, tr. 18]. Chính câu trả lời nửa chừng đó mà cuộc đời bà Đất phải “ ba chìm bẩy nổi”. Vốn là người hiền lành, thật thà nên khi phải nói dối bà rất ngượng ngùng. Ta có thể thấy điều đó qua cuộc đối thoại của bà Đất với toà: “ Bà vô ý ngã hay có ai xô đẩy? – Dạ...Dạ...thưa toà...Hôm ấy tôi đi gánh phân xuống cái dốc trơn tự nhiên thấy nó...- Vâng vâng. Thưa toà. Nó... nó đẩy tôi. A vâng, nó nó là...chị Xuyến lấy tay đẩy tôi ngã lăn xuống gốc tre xuýt nữa chết ạ...”[29, tr. 357- 358]. Đó là những lời nói mà Hiếu buộc bà phải nói trước toà để anh có cớ bỏ vợ.
Trong Sóng ở đáy sông, ta bắt gặp cuộc đối thoại giữa Núi và Hiền : “Có yêu em thật không hở anh?- Em vẫn sợ anh đánh lừa em? –Không. Nhưng em sợ mai kia anh về thành phố.- Em về thành phố với anh.” [30, tr. 56]. Đó là cuộc đối thoại khi hai người mới gặp và tán tỉnh nhau để rồi dẫn đến kết quả Hiền đã có thai và phải bỏ làng ra đi. Phải đến khoảng 25 năm sau, khi hai người gặp nhau, những lời nói của họ đã thể hiện sự chín chắn trong suy nghĩ: