Nhân vật nữ luôn khát khao yêu thương

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 59 - 62)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1.2.Nhân vật nữ luôn khát khao yêu thương

Không chỉ riêng bà đồ Khang, cô Tuyết, bà Đất, Hương, Hiền, mẹ Núi phải chịu số phận nhiều đau khổ, bất hạnh mà còn nhiều nhân vật trong các tiểu thuyết khác của Lê Lựu cũng có số phận tương tự. Chẳng hạn như các chị Hồng, Mai – những người đàn bà đã đi qua đời Núi trong Sóng ở đáy sông, cùng rất nhiều phụ nữ không tên, không tuổi khác. Mỗi người có thể có hoàn cảnh, tính cách không giống nhau nhưng điểm tương đồng giữa họ mà Lê Lựu muốn gửi gắm là dù trong hoàn cảnh nào thì họ vẫn luôn khao khát được sống làm người, khát khao được yêu thương che chở. Trở lại với Thời xa vắng,

Chuyện làng cuội, ta sẽ thấy nghị lực tiềm ẩn trong mỗi hình tượng người phụ nữ thật mạnh mẽ đáng khâm phục. Nếu như trong chiến trường, họ không ngần ngại hi sinh cuộc sống của mình vì tổ quốc như Ngà, Lí, Bình Nguyên trong

Mở rừng thì ở hậu phương, lúc bình yên, họ lại khao khát sống làm người để dược thương yêu, được là những người vợ, người mẹ đích thực. Điều tưởng chừng rất đơn giản ấy nhưng lại thật khó với những người phụ nữ như Tuyết trong Thời xa vắng hay bà Đất trong Chuyện làng cuội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quay trở lại với Thời xa vắng, ta thấy Tuyết vốn là một cô gái thôn quê hiền lành, hình thức lại ưa nhìn chứ không phải vận kiếp “hồng nhan bạc phận” như Thuý Kiều. Thế mà số phận của cô lại vô cùng bạc bẽo – có chồng mà chưa một lần được chồng để ý đến. Lấy chồng từ thuở mười ba nhưng cô lại không có được diễm phúc làm vợ như bao người phụ nữ khác bởi Sài – chồng của Tuyết từ lúc còn là đứa trẻ con cho đến khi trưởng thành chưa bao giờ chấp nhận hay coi cô là vợ. Chính điều đó càng nuôi đưỡng trong cô niềm khao khát được yêu thương dù chỉ là âm thầm, vô vọng. Niềm khao khát ấy cứ lớn dần theo thời gian. Lúc đầu sự khao khát mới chỉ là được người chồng kém mình mấy tuổi, vẫn còn “ dở dở ương ương” biết nghe lời vợ, để cho vợ làm hộ những công việc như quét sân, giã ngô..., biết ý thức rằng mình đã có vợ. Thế nhưng càng về sau thì Sài càng lẩn tránh, thậm chí trốn chạy để đẩy Tuyết ra khỏi cuộc đời mình. Khi ấy, niềm khao khát được yêu thương lại bùng cháy trong Tuyết. Tuyết thèm vô cùng một cái nhìn của Sài cho dù là chưa được thiện cảm, một hành động chưa được thân yêu hay chỉ là một ý nghĩ mơ hồ Sài dành cho cô thôi. Một niềm mơ ước nho nhỏ ấy mà cô cũng không thể có được. Niềm khao khát của Tuyết không phải là ích kỷ. Cô muốn được chăm sóc Sài như người vợ chăm sóc chồng, muốn được sự đòi hỏi bất cứ điều gì của một người chồng với một người vợ, đó cũng là lẽ thường. Thậm chí cô còn có niềm khao khát rất khác thường là được chồng hắt hủi, chửi mắng, đánh đập... thế mà đâu có được. Khi có một đứa con với Sài, biết rằng đó không phải là kết quả tình yêu mà Sài ban phát nhưng cô đã sung sướng vồ lấy cái hạnh phúc duy nhất ấy. Rồi lại sống trong sự chờ đợi, mong ngóng, hi vọng đứa con sẽ là cầu nối tình yêu thương, gắn kết để xây tổ ấm gia đình. Nhưng niềm khao khát ấy trong mơ Tuyết cũng không nắm bắt được.

Đến với Chuyện làng cuội, ta sẽ thấy cuộc đời bà Đất cũng là cả chặng đường dài tìm kiếm tình yêu thương của con người. Từ khi bị tên tổng Lỡi độc ác lừa gạt tình yêu tưởng không thể sống làm người, vậy mà cô vẫn mong ngóng tình yêu thương của con người bội bạc dành cho hai mẹ con. Niềm khát khao đó được ghi lại trong cuốn sổ như điều bí mật chôn vùi tất cả “ Đêm qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

em nằm mơ thấy ông tổng lên với em, lên với đứa con của ông thì em mừng quá vội vàng chạy vào nhà để ông phải vào đấy với em, để ông nghe thấy đứa con ông nó đập thình thịch làm em phải đau đớn quằn quại thì ông quay ngựa đi ông bảo ông không biết mày là ai, thế là em vội kêu lên rồi thì mắt em mở ra em sợ quá” [29, tr. 27]. Ở nơi rừng rú thân cô thế cô nhưng cô vẫn nuôi hi vọng được tổng Lỡi đến thăm và đón mẹ con cô về. Trớ trêu thay, khát khao chính đáng đó không bao giờ cô có được. Tổng Lỡi đã toan tính đẩy cô đi sau khi thoả mãn dục vọng vì trong con người hắn làm gì có cái gọi là tình yêu. Đến khi hai mẹ con trở về quê hương tìm sự che chở của anh em làng xóm, những tưởng sóng gió đã qua, cô sẽ được yên thân với người chồng Việt Minh. Nhưng cũng từ đây sóng gió mới lại bắt đầu. Hạnh phúc thì ít mà đau khổ thì nhiều, gần gũi chẳng được bao lâu đã phải xa nhau mãi mãi. Vì khát khao yêu thương mà mẹ con Đất phải chịu bao tai vạ, bao nhục nhã đớn hèn. Tủi nhục là thế mà chị vẫn ao ước có sự cảm thương của mọi người. Chỉ cần họ không phỉ nhổ, không xa lánh chị thì bao nhiêu tủi nhục, cay đắng chị cũng chịu được hết. Trong tận đáy lòng người mẹ khốn khổ đó không lúc nào nguôi nỗi thèm khát được làm người như bao người khác. Niềm khát khao nhỏ bé ấy ai mà chẳng có nhưng sống như thế nào để giữ cho lương tâm, nhân phẩm của mình trong sáng, cao đẹp mới là điều khó. Vì thế, bà luôn mong ước nhân phẩm của mình không bị xúc phạm, Sống trong tủi nhục, bà vẫn luôn thèm khát được làm người như bao người khác nhưng bà lại bị dân làng tách ra khỏi cộng đồng người chẳng khác nào Chí Phèo. Chỉ có điều Chí là con quỷ dữ đã gây ra bao tội lỗi với dân làng Vũ Đại khiến cho người dân hãi hùng, ghê sợ còn hậu quả mà bà Đất phải gánh chịu không phải do tội lỗi bà gây ra mà chính là sự thiếu hiểu biết, thiếu đồng cảm, thiếu tình người của dân làng. Bà muốn được ngẩng đầu lên cũng không được, muốn là một công dân tốt thì họ lại đẩy bà ra khỏi cộng đồng. Với các con của bà, bà cũng chỉ mong có được tình yêu thương từ chúng dù chỉ ít thôi. Ít thôi nhưng xuất phát từ lòng hiếu thảo, từ lương tâm thì có lẽ bà Đất ra đi cũng nhẹ nhàng, thanh thản hơn nhưng cũng đâu có được. Vì thế, cả cuộc đời bà là sự chới với trong trong thèm khát được có tình yêu thương. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại gắn cuộc đời bà Đất với sáu câu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyện tình. Người đọc đừng nhầm tưởng là tình yêu đôi lứa. Tình ở đây là tình người, tình yêu thương mà bà Đất cả cuộc đời mơ tưởng, khao khát vẫn không thể có được.

* * *

Đề cập đến số phận đầy éo le, bất hạnh của người phụ nữ trong và sau khi chiến tranh không chỉ có Lê Lựu với cái tâm và tầm nhìn sâu rộng mà còn có rất nhiều tác phẩm khác như: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Dòng sông mía ( Đào Thắng)... đều đi sâu vào số phận của từng cá nhân, từng gia đình với những bi kịch của cuộc đời họ. Các nhà văn đã hướng tới cuộc đời, số phận của người phụ nữ với nỗi đau, sự mất mát, những thiệt thòi và niềm mơ ước nhỏ bé đời thường nhưng cũng không thể có được. Đến với các tiểu thuyết của Lê Lựu, người đọc không chỉ cảm nhận mà còn thấy được nỗi đau đớn, sự thiệt thòi không gì có thể bù đắp nổi cho họ. Dù trong hoàn cảnh nào những người phụ nữ ấy vẫn luôn giữ được những phẩm chất cao đẹp: luôn cam chịu trước mọi khó khăn, thử thách; ở họ luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, một khát khao yêu thương cháy bỏng. Chính điều đó đã làm nên sức sống lâu bền của nhân vật, đồng thời khẳng định được vị trí của Lê Lựu trong lòng bạn đọc cũng như trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 59 - 62)