7. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn
Lê Lựu sinh ngày 12 tháng 12 năm 1942 tại một vùng quê nghèo ở thôn Mẫn Hòa, xã Tân Châu, Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học đến bố ông là đời thứ năm dạy nho học, thế nhưng đến đời ông thì không nối nghiệp cha được nữa. Là người con của quê hương có truyền thống cách mạng nên cũng như bao thanh niên trai tráng khác ông sớm xung phong lên đường nhập ngũ để trở thành anh bộ đội cụ Hồ. Chính trong máu lửa chiến tranh, trong môi trường quân đội đã tạo nên một đại tá, một nhà văn quân đội đầy nghị lực luôn tìm tòi và sáng tạo. Ông đã qua trường bồi dưỡng viết văn (Hội nhà văn) thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, làm phóng viên báo quân khu ba sau chuyển về làm trưởng ban văn xuôi,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thư ký toà soạn Tạp chí văn nghệ quân đội. Sau từng ấy năm cống hiến cho quân đội, cho nghệ thuật, Lê Lựu đã nghỉ hưu với quân hàm đại tá và để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng với lòng yêu nghề và niềm say mê công việc, ông đã chuyển sang làm giám đốc Trung tâm Văn hoá doanh nhân để thực hiện tâm nguyện của mình.
Không phải ngẫu nhiên con người ta sinh ra đã là nhà văn, nhà thơ hay nhà khoa học; cũng không phải ai cũng có thể trở thành nhà thơ, nhà văn. Bằng sự học hỏi, nỗ lực của chính bản thân cộng thêm tài năng thiên phú, Lê Lựu đã trở thành nhà văn có tên tuổi và được đông đảo bạn đọc yêu mến. Ước mơ thành nhà báo đã trỗi dậy trong ông từ thời thơ ấu. Sau đó, ông đến với quân đội với mong muốn trở thành người lính và cũng để biết nhiều, hiểu nhiều, tăng thêm vốn sống thực tế để viết. Trong thời gian ở trong quân ngũ, ông tranh thủ viết tin, từ tin ngắn dần đến các thể loại như phóng sự, bút ký. Năm 1963, quân khu III mở trại viết văn ở Đồ Sơn, ông viết trận đánh cuối cùng thử nghiệm. Đến Tết làng mụa – đứa con đầu lòng này được trại công nhận là khá nhất, được đọc trước toàn quân và đăng trên báo văn nghệ quân đội. Sau đó, ông được viết kinh nghiệm Tôi đã tập viết như thế nào đăng trên văn nghệ quân đội. Bắt đầu từ đây, ông viết truyện ngắn. Năm 1965, ông tham gia viết văn ở Hội nhà văn Quảng Bá nên có điều kiện học hỏi ở các thầy lão luyện như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Kim Lân, Tô Hoài...Trở về, ông làm phóng viên báo Quân khu III. Làm báo là chính, viết văn là phụ nên cứ phải vụng trộm đêm tối, chui vào trong chăn mà viết, cứ viết, viết mãi để trở thành nhà văn.
Khởi đầu sự nghiệp viết văn từ những năm 60 của thế kỷ XX, Lê Lựu thuộc số ít những nhà văn thế hệ chống Mỹ tiếp tục có những thành tựu nổi bật trong lao động nghệ thuật từ sau 1975, nhất là công cuộc đổi mới văn học từ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI tới nay. Con đường sự nghiệp của ông đã đi được những chặng khá dài và cũng gặt hái được nhiều thành công. Với tâm huyết của một nhà văn chân chính luôn mải miết tìm kiếm những điều mới mẻ, luôn vượt lên hoàn cảnh để tự làm mới mình. Bởi vậy, cái tên Lê Lựu giờ đã không còn xa lạ với bạn đọc. Ông thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong thời kỳ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chống Mỹ cứu nước. Người đọc biết đến tên ông với tác phẩm trình làng Tết làng mụa (1964). Sau đó là các truyện ngắn: Người cầm súng (1970), Phía mặt trời (1972), Chuyện kể từ đêm trước...và đến Người về đồng cói thì ông đã thực sự tạo được dấu ấn trong lòng độc giả. Đây cũng là tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi viết về thương binh của Hội nhà văn và Bộ thương binh. Hơi hướng tiểu thuyết đã xuất hiện trong những truyện ngắn của ông như dự báo một thành công khẳng định vị thế của Lê Lựu. Sau hai tập truyện ngắn (Người cầm súng và Tết làng Mụa) được nhiều người nhắc đến và tỏ rõ là một cây bút quân đội xông xáo, cần mẫn, có những thành công đáng khuyến khích, Lê Lựu chuyển sang viết tiểu thuyết. Không phụ lòng độc giả, cuốn tiểu thuyết đầu tiên dày 500 trang với cái tên Mở rừng đã ra mắt bạn đọc (1977). Đây là tác phẩm viết về đề tài chiến tranh có thể nói khá thành công. Tác giả viết về một binh trạm ở Trường Sơn thông qua việc miêu tả một đại đội lái xe vận tải hàng ra tiền tuyến. Ở đó, tác giả đã xây dựng hình ảnh một cuộc chiến oai hùng của các chiến sĩ Trường Sơn bằng vốn liếng thực tế của mình trong những năm lăn lộn cùng người lính nơi đây. Nhiều chuyện, nhiều việc, nhiều tình huống là những kỷ niệm của chính bản thân tác giả về bức tranh rộng lớn với nhiều bình diện, nhiều màu sắc khác nhau. Vì thế, tác phẩm đã phần nào tạo được dấu ấn riêng, mới mẻ. Đó là một cách nhìn nhận hiện thực có phần mạnh dạn của nhà văn so với xu thế thời đại, là sự náo nức của lòng người trước chiến thắng vang dội 1975. Tuy nhiên để có được Lê Lựu trong lòng người đọc lúc bấy giờ và cho đến mai sau thì phải nói đến Thời xa vắng (1986). Đứa con này đã đem đến nét mới mẻ thực sự đã được nhen nhóm từ Mở rừng. Từ khi ra đời, tác phẩm đã trở thành một sự kiện nổi bật. Ở đâu cũng nghe Thời xa vắng, ở đâu cũng thấy Giang Minh Sài. Sự trình làng của tiểu thuyết Thời xa vắng vào năm 1986 đã làm khuấy động bầu không khí văn học nước nhà lúc bấy giờ. Tác phẩm đã thực sự trở thành một hiện tượng văn học, làm tốn không ít giấy mực của giới nghiên cứu phê bình văn học. Đây là tác phẩm có ý nghĩa bước ngoặt trong sự nghiệp của Lê Lựu, nó giúp ông khẳng định được vị thế của mình trong hàng ngũ những nhà văn tiêu biểu thời kỳ đổi mới. Không những vậy, Thời xa vắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
còn có ý nghĩa như cột mốc quan trọng trong tiến trình vận động và phát triển của văn xuôi nước nhà từ sau 1975.
Sau thành công của tác phẩm này, Lê Lựu không dừng lại mà vẫn đi tiếp con đường văn nghiệp đầy chông gai của mình. Chiến tranh đã kết thúc nhưng con người lại phải đối mặt với hiện thực cuộc sống đầy phức tạp đòi hỏi người viết lách ngòi bút của mình vào mọi ngõ ngách của đời sống hiện tại. Vì vậy, hàng loạt các tác phẩm ra đời như: Đại tá không biết đùa (1990), Chuyện làng cuội (1993), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000), Thời loạn (2010), Gã dở hơi (2012)...đã chứng minh sức bền bỉ, dẻo dai của ngòi bút Lê Lựu. Từ truyện ngắn xuất hiện đầu tiên (1964), đến nay Lê Lựu viết liên tục gần một nửa thế kỷ. Nhiều nhà văn chỉ nổi tiếng với một tập sách, thậm chí chỉ một truyện ngắn. Nhưng Lê Lựu thì ít nhất là ba: Người về đồng cói, Thời xa vắng, Chuyện làng cuội, trong đó Thời xa vắng là một đỉnh cao. Cho đến nay, nhà văn đã sáng tác với một khối lượng tác phẩm đáng trân trọng thuộc nhiều thể loại từ ký, truyện ngắn đến tiểu thuyết.
Bằng sự miệt mài, dẻo dai, nhiệt huyết, Lê Lựu đã đạt được nhiểu giải thưởng văn học như: Giải nhì cuộc thi truyện ngắn báo văn nghệ năm 1967 - 1968 với tác phẩm Người cầm súng; Giải A Hội nhà văn Việt Nam 1990 với tác phẩm Thời xa vắng; Giải nhất cuộc thi 1970 -1971 do Bộ lao động thương binh xã hội – Bộ văn hoá – Hội nhà văn tổ chức với tác phẩm Người về đồng cói; Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I năm 2001. Có thể nói, Lê Lựu như một “lão nông tri điền”, một người làm vườn nghệ thuật kiên nhẫn, nhiệt huyết và sống chết, vui buồn với nghề văn.