Quan niệm sáng tác của Lê Lựu

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 30 - 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Quan niệm sáng tác của Lê Lựu

Là một nhà văn chiến sĩ, trực tiếp đứng trong hàng ngũ anh bộ đội cụ Hồ, Lê Lựu đã từng nếm trải những cay đắng nơi chiến trường khốc liệt nên các sáng tác của ông in đậm dấu ấn chiến tranh, chất chứa những suy tư, trăn trở về tình người, tình đời. Điều đó tạo nên một con người đầy nghị lực ở ông. Giờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đây, mặc dù phải đối mặt với bệnh tật nhưng ông luôn đấu tranh với bệnh tật để giành lại sự sống cho mình. Khi bạn bè đến thăm và khuyên ông giảm bớt công việc để mau khỏe ông cảm ơn cười và bảo: "Vì sức khỏe mà phải ngừng làm việc và viết lách thì không gì khổ bằng thà chết quách cho xong, giờ tôi già yếu thật nhưng còn hơi thở còn phải viết, không viết được thì nhờ ngươi đánh máy, đọc cho người ta viết. Đến khi nào mất hết phương tiện truyền đạt cho người khác mới thôi không viết. Viết là nghiệp sống của mỗi nhà văn, dù bận đến mấy hay ở hoàn cảnh nào cũng không ai dứt bỏ được nghề đã theo đuổi. Bởi nhà văn cứ như con trâu cày. Cả cuốn tiểu thuyết hay cuốn sách nó cứ như cánh đồng mênh mông không biết đâu là chân trời thì anh cày bao giờ cho hết. Cái anh nhà văn như con trâu kéo cày ấy, nên vất vả lắm”. Những ý nghĩ, lời lẽ ấy xuất phát từ một con người có tình yêu lớn với văn chương. Cũng xuất phát tình yêu đó mà nhà văn trải lòng mình với những trăn trở, suy ngẫm về quan niệm văn chương “ Văn chương phải đối thoại được với đời sống, viết thật lòng không nói dối – nhờ cái thật mà đối thoại được với cuộc đời và với người đang sống. Cái thật của văn chương bắt nguồn từ cái thật trong cuộc sống. Cuộc sống ngày nay có nhiều biến chuyển to lớn, trong đó có sự thay đổi về quan niệm kinh tế, cách làm ăn, từ đó có sự thay đổi về tư duy...Người viết văn phải nắm được cái mạch đó của đời, trong cảm quan anh ta có sự tinh nhạy. Nhưng anh ta phải can đảm, anh ta thấy không thể không viết. Can đảm và dũng cảm như người lính xông vào một trận đánh gay go, khốc liệt mà không thể có chỗ lùi...phải viết có đôi chút liều. Nhưng bao giờ cũng phải canh cánh cái trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời này [2, tr. 548]. Từ đó, nhà văn quan niệm rất giản dị mà sâu sắc giữa sống và viết “ với tôi, hãy sống thật với chính mình, hết lòng với chính mình, yêu ra yêu, ghét ra ghét, không nửa vời. Trong đời sống anh có thể lừa hàng ngàn người, nhưng trong văn chương anh không thể lừa dối được một ai. Văn thế nào thì người thế ấy. Nếu anh không sống quyết liệt, không trung thực thì không thể có văn hay được. Nếu anh sống nhàn nhạt sẽ ra thứ văn chương nhàn nhạt ngay” [22, tr. 715 - 716].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Văn chương là tấm gương phản ánh trung thành hiện thực cuộc sống. Bất cứ điều gì từ cuộc sống cũng trở thành đề tài cho người sáng tác. Nên theo nhà văn Lê Lựu , đề tài nào cũng được. Vì giá trị của tác phẩm không phải ở thước đo về sự đồ sộ của vấn đề nói đến. Ông từng nói: “Tôi quan niệm đặt vấn đề lớn ở đây không phải cái gì to tát về không gian, về bối cảnh bởi một hạt tấm khi nói được mối quan hệ của nhân loại và được họ quan tâm thì nó còn lớn cái đình. Cái lớn ở đây là tầm nhìn của anh bắt gặp được bao nhiêu độc giả.”[22, tr. 707]. Các tiểu thuyết của Lê Lựu đã có sự thay đổi căn bản trong nghệ thuật về con người, từ đó dẫn đến những thay đổi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Xoá bỏ những nguyên tắc nhận thức cứng nhắc về con người, xoá bỏ cách phân tuyến nhân vật rạch ròi như văn học giai đoạn trước. Lê Lựu đã xây dựng số phận nhân vật phụ thuộc vào tính cách nhân vật. Tính cách nhân vật theo đó mà sống khiến đôi lúc nhân vật chỉ huy cả tác giả. Trong tiểu thuyết Mở rừng, nhà văn dự định là nhân vật chính uỷ sẽ chết ngay mà cuối cùng nhân vật Thú lại thay thế. Ai cũng biết Lê Lựu khởi nghiệp bằng truyện ngắn nhưng tạo được tiếng vang bằng tiểu thuyết. Ông quan niệm thể loại nào cũng quan trọng “cái nào cũng thế thôi, vấn đề là ở chỗ nó hay hoặc dở. Không phải truyện ngắn có thành tựu hơn tiểu thuyết, không phải đặt vấn đề lớn hơn tiểu thuyết, lại càng không phải sâu xa hơn tiểu thuyết, chỉ có điều nếu cùng dở như nhau thì đọc ngắn tốt hơn đọc dài” [22, tr.707]. Điều quan trọng là cái mình nói phải biến vào da thịt. Nó được thể hiện bằng cách sống của nhân vật. Nó được thể hiện bằng ba tác phẩm viết ở ba thời điểm khác nhau: Mở rừng – thời chiến tranh, nhân vật sống vì người khác, cống hiến cho đất nước, cho gia đình, cho bạn bè. Đến Thời xa vắng – thời hoà bình nhân vật tự nhận thức lại, phản đối lối sống hộ, thay đổi quan niệm sống cho mình. Còn Thời loạn – thời hiện đại, nhân vật sống hoàn toàn theo ý mình tách khỏi xã hội chưa chấp nhận lối sống loạn đạo, loạn tình cảm...Thông qua những nhân vật đó, người đọc thấu hiểu được điều mà nhà văn trăn trở về mối quan hệ của con người, về cuộc sống, về những gì mà nhà văn mắt thấy tai nghe.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi nhận xét về tiểu thuyết của lớp trẻ ông chân tình chia sẻ “rất nhiều người chưa hình thành tác giả đã làm mất đi bản sắc riêng, cá tính riêng của ngòi bút. Tôi nghĩ có Là nhà văn sống vì nghiệp văn và luôn quan tâm đến thế hệ kế cận nên lẽ họ chưa đau đáu, quằn quại với cái được, cái mất của những người xung quanh, của dân tộc và của chính mình” [35, tr. 37]. Rồi bằng sự đau đáu, quằn quại của mình với nghiệp văn, Lê Lựu tự lý giải cho câu hỏi của mình “ Làm thế nào cho tiểu thuyết hay? Thứ nhất là ở nhà văn. Phải cố gắng chiến đấu với chính mình để gạt bỏ những gì không phải là văn chương, lấy trang viết, lấy văn chương làm mục đích. Nhà văn đã để văn chương của mình trở thành một phương tiện thì tầm thường hơn bất cứ một sự tầm thường nào...Dù thế nào thì nhà văn cũng phải bình tâm mà viết, viết thật hết mình. Tôi rất tâm đắc với lời nhà văn Nguyễn Khải nói rằng: “Một người viết hãy nghĩ khi viết xong quyển này mình chết mất rồi, không có điều kiện sửa chữa, làm lại nên luôn luôn phải viết cho hết sức mình, viết cho chu tất” [35, tr. 41]. Hay “

tôi quan niệm tiểu thuyết của tôi là tiểu thuyết của tính cách, của số phận con người. Có một loại tiểu thuyết sự việc; công việc, sự việc thu hút sự chú ý của các nhà văn đó. Riêng tôi, tôi nghĩ công việc sẽ đi qua cùng với thời gian, chỉ số phận và tính cách nhân vật là sẽ mãi mãi thu hút người đọc [2, tr. 548].

Vốn say mê văn chương từ nhỏ công với lượng kiến thức tự học, Lê Lựu từng chia sẻ kinh nghiệm: Việc viết văn không giống với việc tạo ra sản phẩm từ công nghệ mới, cứ cái sau thì tốt hơn cái trước. Viết văn là đòi hỏi từ nhu cầu cá nhân và cả Trời cho nữa. Không phải lúc nào tác phẩm mình viết sau cũng hay hơn tác phẩm trước. Nếu mình có một tác phẩm được đánh giá tốt cũng là may mắn rồi. Nhưng không phải mình có tác phẩm nổi tiếng rồi thì mình ngừng viết. Viết với tôi không thể ngừng, vì đó là nhu cầu, là cuộc trò chuyện bất tận với chính mình và với độc giả. Và quả thật cho đến bây giờ, mặc dù ông có thể hạ bút với những thành quả của mình trong hơn nửa thế kỷ nhọc nhằn sáng tạo nhưng niềm đam mê cùng với dòng máu nhà văn quân đội đã ngấm vào da thịt khiến ông không ngừng sáng tạo khi con tim vẫn còn thổn thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có thể nói, Lê Lựu là một nhà văn có phong cách viết thật độc đáo. Từ tác phẩm đầu tay đến tác phẩm gần đây nhất, ông đều viết theo một phương châm có tính nguyên tắc “toàn bộ những trang viết của tôi chỉ theo đuổi một nguyên tắc là thật. Tôi không thể viết được nếu không bám vào sự thật”. (Tự bạch, sách nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội nhà văn, 2010). Đó chính là cốt lõi phong cách nghệ thuật Lê Lựu và tác phẩm của nhà văn cũng đóng góp cho lí luận văn học vấn đề “văn học phản ánh hiện thực”. Đọc tác phẩm Lê Lựu, không ít người cho rằng, ông nhà văn này không tân kỳ. Nhưng ai cũng biết, Lê Lựu viết theo truyền thống hiện thực chủ nghĩa của các nhà văn cổ điển Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945 như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan... Lê Lựu đã viết những trang văn bằng tất cả tình cảm chân thành của mình. Có thể nói, cả đời văn Lê Lựu đi tìm cái thật và cái đẹp tâm hồn con người giữa dòng chảy của lịch sử. Bởi vậy, tác phẩm của ông vẫn luôn có chỗ đứng xứng đáng trên văn đàn văn học nước nhà.

Quả thật, khi đọc tác phẩm và tìm hiểu nghiệp văn, chúng ta thật sự kính trọng và cảm tình với nhà văn Lê Lựu. Nếu được trò chuyện với ông chúng ta sẽ càng tôn kính và khâm phục một con người tâm huyết với nghiệp văn, nghiệp đời; một con người giàu nghị lực luôn vượt lên những khó khăn, bất hạnh trong cuộc đời. Đó là phong cách và nhân cách của người cầm bút. Cũng chính điều đó khiến nhà văn Lê Lựu luôn được độc giả yêu quý bằng tình cảm chân thành nhất.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 30 - 34)