Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 88 - 91)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.Ngôn ngữ nhân vật

Mỗi loại hình nghệ thuật đều có một đặc trưng riêng: Hình ảnh là yếu tố cần thiết của điện ảnh, ca từ và giai điệu là phần quyết định trong âm nhạc…còn ngôn ngữ lại đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học. Theo nhà văn M.Gorki: “ Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học” [10, tr.148]. Nguồn gốc tạo thành ngôn ngữ trong tác phẩm văn học chính là ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày. Điều quan trọng là nhà văn phải biết chắt lọc và nâng nó lên hàng nghệ thuật. Mỗi nhà văn, khi tiếp cận hoặc khám phá một vấn đề của hiện thực cuộc sống đều cố gắng xây dựng cho mình một thứ ngôn ngữ riêng. Điều đó góp phần tạo nên màu sắc phong phú cho kho tàng ngôn ngữ văn học Việt Nam. Tìm hiểu về ngôn ngữ trong các tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu, ta thấy nổi bật lên là kiểu ngôn ngữ đối thoại. Mật độ ngôn ngữ trong các tiểu thuyết của ông rất lớn khiến cho câu văn giàu nhạc tính, diễn biến câu chuyện nhiều kịch tính, bất ngờ. Từ đó tạo nên những thành công của tiểu thuyết Lê Lựu trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật từ thôn quê đến thành thị. Thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết của ông rất đa dạng với những kiểu đối thoại khác nhau. Qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, người đọc có thể thấy được trình độ, thành phần xuất thân, tính cách của nhân vật. Trong Thời xa vắng, có rất nhiều những đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Qua đó, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ. Chẳng hạn, qua cuộc đối thoại của Tuyết với Sài, ta thấy được sự lạnh lùng, vô cảm của Sài dành cho Tuyết:

“Người ta bảo trong kia đẹp lắm, mai vào xem đi” – “ Cô thích cứ đi, tôi đang bận học”; “ Ngày mai mua ít cua bể về ăn, nghe bảo bổ lắm, có tiền thầy mẹ cả hai nhà cho đây” – “ Tôi không thích loại đó”; “ Thế anh thích tôm he không?” – “ Tôi lạy cô, để im cho tôi nhờ một tí” [33, tr. 117]. Còn qua lời đối thoại của Châu với Sài, ta lại thấy có phần bất chấp, nhất là khi hai vợ chồng cãi nhau: “ Chuyện gì thì với trẻ con cũng không thể trị nó kiểu Pôn Pốt được – Nuông chiều con như em, rồi cũng có ngày mất xác – Đừng độc mồm. Con tôi, tôi đẻ ra, tôi không khiến ai phải xót hộ”... [33, tr. 359]. Những mẩu đối thoại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ấy đã cho người đọc thấy được cách cư xử của Châu với Sài cùng cuộc sống vợ chồng luôn chứa đựng mâu thuẫn nên việc đổ vỡ hạnh phúc gia đình là lẽ đương nhiên.

Trong Chuyện làng cuội, tác giả lại vạch rõ chân tướng tên tổng Lỡi lừa đảo một cô gái ngây thơ qua lời đối thoại: “ Ông có yêu em thật không? – Lại chả! – Liệu ông có cho em về quê thành vợ thành chồng với ông được không? – Không thì đã làm gì?” [29, tr. 18]. Chính câu trả lời nửa chừng đó mà cuộc đời bà Đất phải “ ba chìm bẩy nổi”. Vốn là người hiền lành, thật thà nên khi phải nói dối bà rất ngượng ngùng. Ta có thể thấy điều đó qua cuộc đối thoại của bà Đất với toà: “ Bà vô ý ngã hay có ai xô đẩy? – Dạ...Dạ...thưa toà...Hôm ấy tôi đi gánh phân xuống cái dốc trơn tự nhiên thấy nó...- Vâng vâng. Thưa toà. Nó... nó đẩy tôi. A vâng, nó nó là...chị Xuyến lấy tay đẩy tôi ngã lăn xuống gốc tre xuýt nữa chết ạ...”[29, tr. 357- 358]. Đó là những lời nói mà Hiếu buộc bà phải nói trước toà để anh có cớ bỏ vợ.

Trong Sóng ở đáy sông, ta bắt gặp cuộc đối thoại giữa Núi và Hiền : “Có yêu em thật không hở anh?- Em vẫn sợ anh đánh lừa em? –Không. Nhưng em sợ mai kia anh về thành phố.- Em về thành phố với anh.” [30, tr. 56]. Đó là cuộc đối thoại khi hai người mới gặp và tán tỉnh nhau để rồi dẫn đến kết quả Hiền đã có thai và phải bỏ làng ra đi. Phải đến khoảng 25 năm sau, khi hai người gặp nhau, những lời nói của họ đã thể hiện sự chín chắn trong suy nghĩ:

“– Cho anh nói một câu thôi. Có lẽ em nghĩ anh là thằng bạc bội. Hay vì anh quá nhiều tội lỗi. - Nếu nghĩ thế, em đã không bao giờ cho con nhận anh.- Thế sao chúng mình lại không trò chuyện về với nhau.- Chúng mình đã trở đi đâu mà trở về…” [30, tr. 324]. Qua cuộc đối thoại ấy, ta có thể thấy được sự kín đáo tế nhị cùng sự chín chắn trong suy nghĩ của nhân vật.

Đến với Hai nhà, qua lời đối thoại của hai cặp vợ chồng trí thức, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ. Chẳng hạn, khi bà Nhân đi làm về thấy hết nước bà đã nói chồng: “ Đọc đạch cho lắm vào, để nước chảy không biết.- Còn vài hột nước này tắm táp gì hả giời. – Chịu khó đêm nay hứng. – Chịu khó để người đem làm mắm hả. Ông có chịu khó nhịn đến mai được không?”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

[32,tr.55]. Hay qua cuộc đối thoại của bác Địa với Tâm, người đọc thấy rõ được tính cách, sự lẳng lơ của bà Nhân và Linh Anh: “Nhân đây anh cũng chẳng giấu gì chú. Cả ba đứa con của anh có đứa nào là của anh đâu. Chú chỉ bắt được vợ chú cắm sừng trong nhật kí. Còn vợ anh, lần nào ngủ với trai cũng đếu có người bắt quả tang…Em không thể về được - Quyền ở chú. Tôi chả dám bảo chú phải thế này, phải thế kia. - Em rất biết ơn tấm lòng của bác…Nhưng cái này, em không khác được, mong bác thông cảm” [32, tr. 190-191]. Hoặc là cuộc đối thoại của hai vợ chồng Tâm khi anh mang thức ăn xuống đồn công an tiếp tế cho vợ mình: “ Anh đổ mẹ nó đi. Tôi đ. Cần cái lòng tốt của anh. – Em nói gì thế nhỉ? – Tôi bảo anh không phải giả vờ nữa…- Em gửi con ở đâu?- Trả rồi. – Trả ai?- Bố của nó.- Bố của nó là ai?- Không cần biết. – Thế tôi là gì của nó?- Chỉ cần biết nó không phải là con anh” [32, tr. 121-122]. Qua những lời đối thoại ấy, bản chất, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ.

Trong Thời Loạn, bản chất của Lẫm Liệt được bộc lộ rõ qua các cuộc đối thoại. Có thể kể đên một số cuộc đối thoại như: Đối thoại giữa Lẫm Liệt và cậu bạn “ – Cậu về nhà tớ đi. – Làm gì? – Tớ thấy thích cậu… Cậu cho tớ ôm một cái được không? – Thích thì ôm. Làm gì phải xin phép tớ một cách nghiêm trọng thế. Nhưng cậu phải đóng cửa vào đã” [34, tr. 21]; Đối thoại giữa ông bố đưa đứa con gái đi thi: “Mệt sao không ở nhà? Tự đi một mình, cần gì bố. Làm với ăn, bắt người ta chờ hàng tiếng đồng hồ, tưởng đâu vào đấy rồi chứ” [34, tr.28]; Đối thoại giữa Lẫm Liệt với giáo sư: “ Thôi chấm dứt từ nay đừng có sư với sãi gì nữa nhé. – Nghĩa là em bỏ anh? – Làm gì còn em và anh nữa, nó chỉ là sự bố thí, cho tí nào được tí đó,anh em gì? – Không cần ông tôi cũng đỗ”

[34, tr.76]… Qua những lời đối thoại ấy, ta thấy được bộ mặt thật của đứa con vô đạo, sự trơ trẽn cùng lối sông buông thả, sẵn sàng bán rẻ lương tâm, nhân phẩm mà không chút đắn đo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 88 - 91)