Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 34 - 100)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3.Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu

Trong một tác phẩm văn học, nhân vật là sự biểu hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật cùng với tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Do nhân vật có vai trò quan trọng như vậy nên nhiều nhà văn đã rất coi trọng việc xây dựng nhân vật trong quá trình sáng tác của mình. Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vật hơn là từ sự việc. Một cuốn tiểu thuyết đứng được hay không là ở chỗ có tạo ra được những nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không” [tr.103]. Do đó sự ra đời của các loại hình nhân vật tuỳ thuộc vào quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn. Trong quá trình nghiên cứu các tiểu thuyết của Lê Lựu, chúng tôi nhận thấy nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu khá phong phú, đa dạng. Đó là những con người cá nhân được nhìn nhận một cách đa diện, đa chiều, hiện lên với tất cả những mặt tốt, mặt xấu. Trước những biến động của đời sống xã hội, các giá trị đạo đức truyền thống của con người bị thay đổi, đó là lối sống vụ lợi, thực dụng đã dẫn đến sự tha hoá của con người. Bên cạnh đó, do hoàn cảnh xã hội cuộc sống con người lâm vào bi kịch: bị vùi dập, bị chà đạp, bị rơi vào bế tắc không lối thoát. Họ chính là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội. Trước cuộc sống hiện thực luôn xô bồ, khắc nghiệt, trước sự cám dỗ khó cưỡng nổi của lối sống thực dụng đang hoành hành, con người trở nên chao đảo, mất phương hướng dẫn đến tình trạng tha hoá, bị nhấn chìm vào bi kịch không lối thoát. Đến với các tiểu thuyết của Lê Lựu, chúng ta thấy rất rõ điều đó. Trong Thời xa vắng, người đọc bắt gặp kiểu nhân vật cam chịu trước số phận, hoàn cảnh; nhân vật có số phận bi kịch và không thể thoát ra khỏi những bi kịch ấy. Tác phẩm như một cuộc thẩm định lại chân giá trị con người. Giang Minh Sài là một con người không tìm thấy chính mình. Sài là nạn nhân của hoàn cảnh, nạn nhân của sự yếu kém thiếu bản lĩnh. Sài từ nhỏ đã sống trong sự cương toả của của gia đình mang nặng tư tưởng phong kiến. Đi học gặp Hương, yêu Hương nhưng bị gia đình ngăn cấm. Trong trận lụt Sài ở với Hương trên sân thượng bị bắt quả tang. Sài phải bỏ học vào bộ đội. Sài phấn đấu vào Đảng nhưng khi bị phát hiện chê vợ, anh xin về phép, giả vờ sống hoà thuận với vợ để được kết nạp. Nửa cuộc đời đầu Sài yêu cái mình không yêu, sống theo quy tắc ép buộc trái ngược với chính mình. Sau giải phóng, Sài về một cơ quan công tác, bỏ vợ cũ và theo đuổi một cô gái thành thị tên là Châu. Sài bị Châu lừa dối. Đứa con trai đầu không phải là con của Sài. Sài đau đớn dứt bỏ người vợ này trở về tìm cuộc sống đích thực ở quê nhà. Sài chính là nhân vật có số phận bi kịch, cuộc sống bị nhấn chìm vào bi kịch của hoàn cảnh. Với nhân vật Giang Minh Sài, Lê Lựu muốn đặt ra vấn đề cần lùi xa cái quá khứ để tìm lại chính mình và đi lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bằng chính mình. Đến với Tuyết trong Thời xa vắng, người đọc có thể thấy được một con người luôn cam chịu trước số phận và hoàn cảnh để rồi cuộc đời chỉ là một chuỗi dài những đau khổ không lối thoát. Vốn là một cô gái hiền lành, chăm chỉ, Tuyết nghe theo sự xếp đặt của cha mẹ để lấy Sài – một người chồng kém mình khoảng ba tuổi. Nhưng cuộc sống gia đình không hạnh phúc vì cô không được chồng yêu. Suốt ngày chỉ lùi lũi làm ăn mà không được chồng chú ý hay hỏi han một lời. Chính vì cam chịu nhẫn nhục mà cuối cùng cuộc đời cô chìm vào bi kịch không lối thoát. Trải qua nhiều năm chờ đợi, nuôi con một mình, tưởng như hạnh phúc sẽ đến với cô khi chồng trở về nhưng cuộc đời thật nghiệt ngã với cô, không cho cô niềm hạnh phúc dù là bé nhỏ nhất. Chờ đợi đến nửa cuộc đời để rồi cô lại phải đau đớn ký vào lá đơn ly hôn kết thúc cuộc sống vợ chồng với Sài.

Trong Chuyện làng cuội, số phận bà Đất còn có nhiều bất hạnh hơn. Cả cuộc đời bà là một chuỗi dài những đau khổ, bi kịch. Từ khi còn là một cô gái trẻ, xinh đẹp đến khi về già, cuộc sống của bà hầu như chỉ là nước mắt. Cũng có những giây phút hạnh phúc nhưng chỉ thoáng qua để rồi cuộc đời bà lại chìm vào những đau khổ triền miên không lối thoát và cuối cùng phải nhảy xuống sông để kết liễu đời mình. Hay cuộc đời của Núi trong Sóng ở đáy sông cũng có số phận đầy bất hạnh. Từ một người con ngoan, học giỏi; một người anh trai luôn biết lo lắng cho các em nhưng vì hoàn cảnh anh đã bị tha hoá dẫn đến phải ngồi tù. Vốn là một người con biết nghe lời nhưng khi mẹ chết người cha tuyên bố cắt khẩu phần lương thực mà khi còn sống mẹ đã đong thêm cho các con và đứa nào học đúp thì tự nuôi lấy thân. Từ đó, Núi phải một mình chăm lo cho các em từ việc ăn ở đến việc học hành. Khi không có tiền để lo cho các em, Núi phải dối cha để đi làm thuê. Đến khi người cha biết chuyện Núi bỏ học để kiếm sống nơi bến tàu có liên quan đến những kẻ gian, ông lập tức từ mặt để hắn không làm ô danh của ông. Cũng từ đây, cuộc đời của Núi rơi vào những đau khổ, phải ăn cắp, cướp giật, móc túi để lấy tiền nuôi các em. Và khi gắn cuộc đời với Mai thì cô lại bỏ đi theo một người đàn ông khác để lại cho anh một đứa con khiến anh phải sống cảnh gà trống nuôi con. Vì thế, anh lại càng trượt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dài trên quãng đường tha hoá, phải tăng cường móc túi mới có tiền để lo cho con. Từ một con người hiền lành Núi đã trở thành một kẻ tù tội. Mặc dù vậy, ở họ vẫn luôn tiềm ẩn nghị lực sống... Họ cũng biết tìm cách vươn lên để khẳng định mình. Đến với Hai nhà, người đọc lại thấy được những kiểu nhân vật bị tha hoá trước hoàn cảnh, những việc làm trái với truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua hai nhân vật Linh Anh và bà Nhân. Càng đọc về cuối tác phẩm, người đọc càng thấy được lối sống buông thả cùng những cuộc tình vụng trộm của hai nhân vật này. Cuộc đời của họ cũng trượt dài trên con đường tha hoá để rồi rơi vào bi kịch. Cũng thuộc kiểu nhân vật tha hoá, Xanh Dương Lẫm Liệt trong Thời loạn cũng vậy, cô đã không làm chủ được mình trong thời hiện đại. Để đạt được những tham vọng của bản thân, cô đã đánh mất phần bản chất tốt đẹp của người phụ nữ. Từ một cô gái tỉnh lẻ trong trắng, xinh đẹp, bằng thủ đoạn, bằng nhan sắc cô đã trở thành một nữ doanh nhân nổi tiếng và giàu có. Nhưng để đạt được điều đó, cô đã phải trả giá bằng cả nhân phẩm của mình.

* * *

Có thể thấy, trong hầu hết những trang viết ở các tiểu thuyết của mình, Lê Lựu đều quan tâm đến những kiểu nhân vật luôn cam chịu trước số phận hoàn cảnh nhưng cũng giàu nghị lực, giàu bản lĩnh, biết tự khẳng định mình; cùng với đó là những con người bị trượt dài trên quãng đường tha hoá; ông luôn quan tâm sâu sắc đến số phận bi kịch của con người không chỉ do những nguyên nhân khách quan mà còn do tính cách nhân vật. Với sự đồng cảm sâu sắc, Lê Lựu đã nhìn thẳng vào những đau khổ, bất hạnh của con người, những bi kịch đời thường đầy rẫy trong cuộc sống này. Qua đó, ông giúp người đọc ý thức hơn ý nghĩa cuộc sống và sống có trách nhiệm với chính mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 2

THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU

2.1. Khái niệm nhân vật văn học và tầm quan trọng của nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn học. Nhân vật tạo nên linh hồn cho tác phẩm, là cầu nối để dẫn dắt người đọc tiếp cận và khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Quả đúng như vậy, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Thành bại của một tác phẩm phụ thuộc vào việc xây dựng nhân vật. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân vật đối với tác phẩm nên mỗi nhà văn đều cố gắng tìm kiếm cho mình một hình tượng đặc sắc để truyền tải nội dung, tư tưởng và chủ đề của câu chuyện. Khái niệm nhân vật không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ mà nên được hiểu theo nghĩa rộng. Đó có thể là những con người hay sự vật, loài vật ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người. Nhân vật đôi khi là những con người cụ thể có tên tuổi, nghề nghiệp; cũng có thể là những con người vô danh; cũng có khi nhân vật là những con vật như: con cóc (Cóc kiện trời), Dế Mèn (Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài)...; thậm chí có cả những nhân vật là ma quỷ, thần tiên. Thế giới nhân vật trong tác phẩm rất phong phú, đa dạng. Có nhân vật hiện ra khá đầy đặn từ ngoại hình cho đến nội tâm, từ hành động cho đến tiểu sử như trong tác phẩm tự sự. Có nhân vật lại chỉ được bộc lộ qua cảm xúc, ý nghĩa như nhân vật trong tác phẩm trữ tình... Như vậy có thể thấy, nhân vật hiện ra với muôn màu, muôn vẻ. Nhân vật trong tác phẩm văn học là nhân vật của tưởng tượng, liên tưởng. Qua ngôn từ, người đọc có thể hình dung nhân vật theo khả năng liên tưởng của mình. Chẳng hạn, qua văn Nam Cao, người đọc có thể hình dung ra hình tượng người nông dân nghèo khổ như: Lão Hạc, Lang Rận, Chí Phèo...; hình tượng người trí thức như : Thứ, Điền, Hộ... Hay qua văn Nguyễn Tuân, người đọc có thể hình dung ra vẻ đẹp tài hoa, khí phách của Huấn Cao; tài nghệ điêu luyện của ông lái đò sông Đà... Xuất phát từ khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng và đặc điểm liên tưởng của mỗi nhà văn không giống nhau cho nên nhân vật văn học được cảm nhận cũng không giống nhau. Mỗi nhà văn tạo ra cho mình một gương mặt riêng. Nói một cách khái quát nhất: Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện mà chỉ là thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách. Như vậy, nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người hay sự vật mang cốt cách con người được xây dựng bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn từ.

Nhân vật đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm. Bởi lẽ nhân vật tạo nên linh hồn cho tác phẩm và là công cụ để nhà văn truyền tải nội dung tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Vì thế trong hành trình sáng tạo của mình, mỗi nhà văn đều cố gắng xây dựng mẫu hình nhân vật riêng mang đậm dấu ấn cá nhân để tạo nên thành công của tác phẩm nói riêng và của nhà văn nói chung. Sáng tạo ra nhân vật, nhà văn nhằm thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và các quan niệm về các nhân vật đó trong các quan hệ xã hội. Mỗi nhân vật là là một tiếng nói của nhà văn về con người, về cuộc đời. Đọc ý nghĩa cuộc đời đằng sau mỗi số phận nhân vật đó. Chẳng hạn, đằng sau số phận của nàng Kiều là những khẳng định về tài - mệnh, tài - tình trong xã hội lúc bấy giờ; đằng sau hình tượng Xuân Tóc Đỏ là sự giả dối, cơ hội của xã hội thành thị thượng lưu tiểu tư sản... Cho nên không thể đánh giá, phán xét nhân vật như những con người thật ở ngoài đời mà phải đánh giá ở những khái quát nghệ thuật mà nó thể hiện. Sức sống của một nhân vật ngoài tính sinh động của sự miêu tả còn chính là ý nghĩa điển hình mà nó khái quát. Những nhân vật xây dựng thành công và có sức sống lâu bền đều là những nhân vật có giá trị điển hình sâu sắc. Đó là những nhân vật không chịu nằm yên trên trang sách mà bước từ trang sách ra giữa cuộc đời. Đó là những nhân vật làm cho tên tuổi nhà văn trở nên bất tử. Vì thế, một điều chắc chắn, chúng ta có thể khẳng định đó là: Nhân vật đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong tác phẩm văn học. Vì nhân vật là công cụ cho nên việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng là chìa khoá để mở rộng những mảng đề tài mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2. Khái quát hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu

Cuộc sống sẽ thật đơn điệu, nhàm chán nếu như thiếu vắng bóng dáng người phụ nữ. Họ đã khẳng định vai trò to lớn của mình không chỉ trong gia đình mà còn cả ngoài xã hội. Họ chính là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nhà văn, nhà thơ. Vẻ đẹp của họ không chỉ được thể hiện qua dung nhan bên ngoài mà còn thể hiện qua tâm hồn bên trong. Vì thế mà hầu như nhà văn, nhà thơ nào cũng để lại một vài trang, một vài tác phẩm thật hay, thật cảm động về những người đàn bà đôn hậu, những người chị, người em đẹp người, đẹp nết... trong mỗi gia đình. Và lẽ tất nhiên, nhà văn Lê Lựu cũng không phải là ngoại lệ. Xuyên suốt trong những trang văn của Lê Lựu là hình ảnh người phụ nữ. Đọc tác phẩm của “nhà văn văn nông dân” này, ta thấy thật ấn tượng với hình ảnh các bà, các mẹ, các chị, các em...thuộc đủ tầng lớp đã bước ra từ trong trang sách. Thông qua số phận, cuộc đời của họ, chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội một thời đã qua và cả thời đang sống cũng như tài năng khám phá chiều sâu tâm lý nhân vật của nhà văn.

Lê Lựu sinh ra ở một vùng quê nghèo và lớn lên giữa lúc “dân có ruộng dập dìu hợp tác”. Tất cả những niềm vui và nỗi buồn của làng quê thời kỳ ấy ông đều được chứng kiến khiến nhà văn rất nặng lòng với mảnh đất phù sa châu thổ sông Hồng. Tác phẩm đầu tay của ông từ chiến trường gửi ra tuy chưa lớn nhưng đã báo hiệu về một tài năng lớn. Ông xứng đáng là một gương mặt văn xuôi tiêu biểu thời kỳ chống Mỹ. Điều đó ai cũng biết. Nhưng làm nên thành công ấy là sự góp mặt của hình tượng nguời phụ nữ mà ông đã dày công tạo dựng. Ở những tác phẩm đầu tay của Lê Lựu, nhân vật phụ nữ xuất hiện chưa nhiều. Phải đến tiểu thuyết Mở rừng, người đọc mới thấy được sự đa dạng, phong phú về nhân vật nữ như Ngà, Bình Nguyên, Thanh Mơ hay cô Lý. Ở đó, nhà văn đã nhập được vào nhân vật. Bằng việc miêu tả tâm trạng, những bước chuyển khá tinh vi trong những đoạn đường đời của Ngà – một cô gái Hà Nội đã từng là nghệ sĩ chơi kèn ô – boa, đã từng yêu và bị phản bội rồi phải đấu

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trang 34 - 100)