- Kỹ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xữ lý thông tin để xác định vai trò bảo vệ đất,
b. Nhận dạng thực vật và xếp chúng vào nhóm:
- Xác định tên một số cây quen thuộc
- Vị trí phân loại: tới lớp đối với thực vật Hạt kín; tới ngành đối với Rêu, Tảo, Dương xỉ, Hạt trần.
c. Ghi chép:
- Ghi chép ngay những điều quan sát được. - Thống kê vào bảng kẻ sẵn
Ví dụ: Cây rêu, mọc thành từng đám ở nơi ẩm ướt. Những nơi khô ráo như những mô đất cao, bờ tường có ánh sáng … rêu thường chết. Quan sát kĩ đám rêu, có thể thấy trên ngọn rêu có cuống mọc dài ra, phía đầu phình to, đó là túi bào tử - cơ quan sinh sản của rêu. Quan sát 1 cây rêu, phía dưới có rễ giả, thân nỏ, mềm, yếu.
Rêu thuộc ngành Rêu trong nhóm thực vật bậc cao.
Lấy mẫu đám rêu cho vào túi nilon, buộc nhãn cây vào túi.
- Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm mình, điểm danh nhóm và báo lên GV nếu có bạn vắng mặt. - Các nhóm lắng nghe và thực hiện hoạt động theo nhóm dưới sự điểu khiển của nhóm trưởng.
Hoạt động 2: Quan sát nội dung tự chọn
Phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV đưa ra 3 nội dung để các nhóm phân công thực hiện 1 trong 3 nội dung đó:
1. Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá
2. Quan sát mối quan hệ giữa thực vật với thực vật, thực vật với
- Các nhóm lắng nghe, trao đổi để lựa chọn nội dung quan sát cho nhóm.
động vật
3. Nhận xét sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan - GV nêu ví dụ hướng dẫn cách quan sát:
Nếu chọn nội dung thứ 2 cần quan sát các vấn đề sau: + Hiện tượng cây mọc trên cây: rêu, lưỡi mèo tai chuột… + Hiện tượng cây bóp cổ: cây si, đa, đề … mọc trên cây gỗ to + Quan sát thực vật sống kí sinh: tầm gửi, dây tơ hồng,… + Quan sát hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Nếu các nhóm HS khó lựa chọn nội dung, GV sẽ phân công các nhóm một nội dung quan sát
- Các nhóm rút ra nhận xét mối quan hệ thực vật với thực vật và thực vật với động vật, thực vật với con người
Hoạt động 3: Thảo luận toàn lớp.
Phương pháp: hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV tập trung lớp (khi còn khoảng 30 phút)
- GV đề nghị các nhóm báo cáo kết quả quan sát được, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV giải đáp các thắc mắc của HS
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động các nhóm -> tuyên dương nhóm tích cực
- GV yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK
- Các nhóm tập trung
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả hoạt động, nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm rút kinh nghiệm học tập.
- Nhóm thảo luận, hoàn thành báo cáo.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập4.1. Tổng kết (4’) 4.1. Tổng kết (4’)
- Căn cứ vào tinh thần học tập của nhóm. - Căn cứ vào báo cáo thu hoạch
4.2. Hướng dẫn học tập. (1’)
- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch. - Tập làm mẫu cây khô:
+ Dùng mẫu thu hái được để làm mẫu cây khô. + Cách làm: theo hướng dẫn SGK.
TT Long Thành, ngày 13 tháng 04 năm 2013
Duyệt của TT
Tên bài soạn: BÀI TẬP Ngày soạn: 13/4/2013 Tiết: 69 Tuần: 35 1. Mục tiêu: 1.1Kiến thức:
- Tìm hiểu thành phần và đặc điểm thực vật có trong môi trường, nêu lên mối liên hệ giữa thực vật nới môi trường.
- Biết dùng mẫu đã thu hái được trong buổi tham quan thiên nhiên để làm mẫu cây khô.
- Làm được mẫu cây khô có đủ hoa quả, lá không bị sâu, không rách…
1.2/Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.
1.3/Thái độ:
Giáo dục thái độ yêu thích thiên nhiên có ý thức bảo vệ thực vật.
2. Chuẩn bị giáo viên và học sinh : 2.1.Chuẩn bị của giáo viên:
Nội dung phần bài tập trang 176/SGK
2.2.Chuẩn bị của học sinh:
Dụng cụ như nội dung SGK.
3.Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1.Ổn định lớp: KTSS (1’) 3.2.Kiểm tra bài cũ:
3.3Tiến hành bài học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bảng khi đi tham quan thiên nhiên.
- Trong quá trình tham quan thiên nhiên giáo viên hướng dẫn các em cách thu thập và ép mẫu vật.
- Mỗi nhóm chuẩn bị từ 4 mẫu vật trở lên. - Khi hoàn thành, mỗi nhóm mang sản phẩm của nhóm mình trình bày trước lớp.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt lại những nội dung đúng của
- HS: hoàn thành nội dung bảng khi đi tham quan thiên nhiên.
- HS hoàn thành những mẫu vật theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS: chia nhóm để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
từng nhóm và cho điểm.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập4.1. Tổng kết (4’) 4.1. Tổng kết (4’)
Hướng dẫn các em, cách bảo quản những sản phẩm donhom1 làm ramo6t5 cách cẩn thận và đúng cách.
4.2. Hướng dẫn học tập. (1’)
Học bài chuẩn bị cho tiết ôn tập.
TT Long Thành, ngày 20 tháng 04 năm 2013
Duyệt của TT
Tên bài soạn: BÀI TẬP Ngày soạn: 20/4/2013 Tiết: 70,71 Tuần: 36 1. Mục tiêu: 1.1Kiến thức: - Củng cố lại các kiến thức đã học. - Nắm vững các kiến thức đã học. 1.2/Kỹ năng:
Nêu và giải quyết vấn đề.
1.3/Thái độ:
Có ý thức trong học tập và yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị giáo viên và học sinh : 2.1.Chuẩn bị của giáo viên:
Hệ thống câu hỏi ôn tập và câu trả lời.
2.2.Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị ôn lại kiến thức để hoàn thành tốt tiết ôn tập.
3.Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1.Ổn định lớp: KTSS (1’) 3.2.Kiểm tra bài cũ:
3.3Tiến hành bài học: Câu 1:
Phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm? Cho ví dụ?
Lớp một lá mầm Lớp hai lá mầm
- Phôi có một lá mầm. - Có rễ chùm.
- Lá có gân hình cung hoặc song song. - Phần lớn là cây thân cỏ.
- 3 hoặc 6 cánh hoa. - VD: lúa, ngô, dừa …
- Phôi có hai lá mầm. - Có rễ cọc.
- Lá có gân hình mạng.
- Gồm cả cây thân gỗ ... và cây thân cỏ. - 4 hoặc 5 cánh hoa.
- VD: đậu xanh, xoài, dưa hấu, ….
Câu 2: Có mấy cách phát tán của hạt? Cho ví dụ?
* Có ba cách phát tán quả hạt:
- Phát tán nhờ gió: Hạt có cánh, có lông nhẹ VD: Quả chò, bồ công anh
- Phát tán nhờ động vật: Quả có hương thơm, vị ngọt, có vỏ cứng, có nhiều gai móc. - VD: Quả ké đầu ngựa, hạt thông, quả ổi
- Tự phát tán:Vỏ và hạt có khả năng tự tách ra - VD: Quả chi chi, đậu bắp, quả cải
Câu 3: So sánh cơ quan sinh sản của rêu và cây dương xỉ , cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?
* Giống: Điều sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử
* Khác: Cây rêu túi bào tử nằm ở ngọn cây, dương xỉ túi bào tử nằm ở dưới lá - Cây rêu bào tử nảy mầm thành cây mới, dương xỉ con phát triển từ nguyên tản
Câu 4: Cây trồng bắt nguồn từ đâu? Cây trồng khác cây dại như thế nào?
- Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại.
- Cây trồng khác cây dại ở những bộ phận do con người sử dụng có phẩm chất tốt
Câu 5: Nhờ vào đâu mà hàm lượng khí O2 và CO2 trong không khí luôn ổn định?
- Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh hút vào khí CO2 thải ra khí O2 làm cho hàm lượng khí O2 và CO2 trong lhông khí luôn ổn định.
Câu 6: Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì cũng không có loài người?
- Thiếu thực vật thì thiếu nguồn cung cấp oxi và thức ăn cho người và động vật. - Không có thực vật thì không có nguồn thức ăn cho động vật.
- Không có thực vật và động vật thì con người không tồn tại.
Câu 7: Vi khuẩn có hình dạng, kích thước, cấu tạo như thế nào? Cánh dinh dưỡng của vi khuẩn?
- Khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình que, dấu phẩy… - Kích thước nhỏ bé quan sát thấy được dưới kính hiển vi.
- Cấu tạo gồm, vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh. - Dinh dưỡng: dị dưỡng một số có khả năng tự dưỡng.
Câu 8: Tại sao người ta lại nói “ rừng cây như một lá phổi xanh ” của con người?
- Rừng cân bằng lượng khí carbonic và khí oxi trong không khí.
- Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh, làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Tán lá rừng che bớt ánh nắng....góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập4.1. Tổng kết (4’) 4.1. Tổng kết (4’)
Nhắc lại một số nội dung trong tiết ôn tập.
4.2. Hướng dẫn học tập. (1’)
Học bài chuẩn bị thi HKII.
TT Long Thành, ngày 27 tháng 04 năm 2013
Duyệt của TT