Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống khoa

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng, giống khoai lang chất lượng tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 59 - 79)

Năng suất là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung và với cây khoai lang nói riêng. Thông qua năng suất ta có thể đánh giá được kết quả của công tác chọn tạo và sử dụng giống ở các vùng sinh thái khác nhau. Để đánh giá được năng suất cây khoai lang chúng ta phải nghiên cứu các yếu tố cơ bản để cấu thành lên năng suất của cây. Trong đó có các chỉ tiêu như số củ/cây và khối lượng trung bình (KLTB) của 1 củ. Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng khoai lang thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm vụ Đông 2010

Chỉ tiêu Dòng, giống Số củ/cây (củ) KLTB củ (g) Củ thƣơng phẩm (%) Năng suất củ (tấn/ha) D3 3,8 158,5 74,5 23,75 D4 4,5 137,6 61,5 13,90 D5 4,3 156,7 58,3 18,62 D7 4,5 138,5 65,1 14,02 D13 5,6 110,7 51,2 13,75 D25 3,8 149,8 73,5 20,80 D26 5,2 112,9 56,7 15,50 D31 4,1 157,8 73,8 18,70 H. Long (Đ/c) 3,9 145,5 58,7 14,42 CV% 3,2 5,8 7,9 LSD (05) 0,24 14,01 2,23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số liệu bảng 3.8 cho thấy các dòng khoai lang thí nghiệm có số củ/cây của dao động từ 3,8 - 5,6 củ, trong đó dòng D13 và D26 có số củ/cây nhiều nhất (> 5 củ) cao hơn đối chứng Hoàng Long (3,9 củ) ở mức tin cậy 95%, chỉ có dòng D25 đạt 3,8 củ, thấp hơn đối chứng Hoàng Long. Khối lượng trung bình củ biến động từ 110,7 - 158,5g, các dòng D3, D5 và D31 có khối lượng củ lớn nhất (156,7 - 158,5g). Trong đó tỷ lệ củ thương phẩm của dòng D3 và D31 cao nhất (đạt >70%), cao hơn đối chứng (Hoàng Long: 58,7%)

Năng suất củ của các dòng khoai lang biến động từ 13,75 - 23,75 tấn/ha. Trong thí nghiệm dòng D3, D5, D25 và D31 có năng suất củ cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, trong đó dòng D3 mặc dù có số củ ít nhưng khối lượng trung bình củ cao và tỷ lệ củ thương phẩm cao nên dòng này đạt năng suất củ cao nhất (23,75 tấn/ha). Các dòng còn lại năng suất tương đương đối chứng (Hoàng Long: 14,42 tấn/ha).

3.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lƣợng của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm vụ Đông 2010

Chất lượng của củ khoai lang được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như hàm lượng chất khô, hàm lượng tinh bột, hàm lượng đường tổng số, khẩu vị luộc. Kết quả đánh giá chất lượng của các dòng khoai lang được trình bày trong bảng 3.9 và 3.10

- Đánh giá chất lượng các dòng giống khoai lang qua phân tích một số chỉ tiêu phẩm chất

Kết quả phân tích hàm lượng chất khô, hàm lượng đường tổng số và hàm lượng tinh bột được trình bày ở bảng 3.9.

Kết quả bảng 3.9 cho thấy hàm lượng chất khô trong củ của các dòng giống khoai lang thí nghiệm dao động từ 25,56 - 31,93%, trong đó dòng D5, D25 và D31 có hàm lượng chất khô đạt trên 30% tương đương đối chứng (Hoàng Long: 30,17%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hàm lượng đường tổng số biến động từ 5,94 - 8,85%, trong đó dòng D7 có hàm lượng đường tổng số cao nhất (8,85%), tiếp đến là dòng D31 (7,95%), D3 (7,62%) và D25 (7,59%).

Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu chất lƣợng của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm vụ Đông 2010 Dòng giống Hàm lƣợng chất khô (%) Hàm lƣợng đƣờng tổng số (% chất tƣơi) Hàm lƣợng tinh bột (% chất khô) D3 29,43 7,62 84,99 D4 25,56 6,25 81,84 D5 31,82 6,62 85,97 D7 28,27 8,85 84,57 D13 27,28 6,22 76,95 D25 35,48 7,59 86,77 D26 25,78 5,94 78,56 D31 31,93 7,95 84,63 H. Long (Đ/c) 30,17 6,88 83,38

(Số liệu phân tích tại phòng thí nghiệm sinh lý- sinh hóa khoa Nông Học)

Hàm lượng tinh bột dao động từ 78,56 - 86,77%. Trong thí nghiệm dòng D13 và D26 có hàm lượng tinh bột thấp nhất (76,95 và 78,56%), các dòng còn lại có hàm lượng tinh bột cao (> 80%) tương đương với đối chứng (Hoàng Long: 83,38%).

- Đánh giá chất lượng bằng cảm quan:

Chất lượng của một giống khoai lang ngoài việc dựa trên các chỉ tiêu sinh hoá còn được đánh giá bằng cảm quan. Thị hiếu người tiêu dùng thường sẽ quyết định đến khả năng phát triển của giống ngoài sản xuất. Đối với một giống khoai lang được đánh giá đạt chất lượng tốt bằng cách ăn luộc khi đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

bảo với đầy đủ các chỉ tiêu như thịt củ khoai có mùi thơm đặc trưng, ít xơ, ăn có vị ngọt đặc trưng của khoai lang và khẩu vị ngon sẽ được nhiều người thích.

Để đánh giá khẩu vị của củ khoai lang, ta phải luộc sau khi thu hoạch từ 7 - 10 ngày mới có thể đánh giá một cách chính xác được đúng khẩu vị của chúng. Sau thu hoạch 10 ngày chúng tôi đã tiến hành luộc ăn thử để đánh giá khẩu vị các dòng tham gia khảo nghiệm(theo phương pháp của Annual Report CIP, 1990) và nhận được kết quả ở bảng 3.10.

Bảng 3.10: Kết quả đánh giá cảm quan một số chỉ tiêu chính của các dòng giống khoai lang thí nghiệm

Đơn vị tính: Điểm Dòng giống Độ ngọt Độ bở ∑ điểm Xếp hạng D3 7,7 5,2 12,9 4 D4 5,7 6,2 11,9 6 D5 5,8 5,9 11,7 7 D7 8,3 7,6 15,9 1 D13 5,7 5,9 11,6 8 D25 7,5 6,8 14,3 2 D26 5,3 5,4 10,7 9 D31 7,4 6,4 13,8 3 Đ/c HL 6,3 6,5 12,8 5

(Điểm 1: Rất nhão, rất nhạt; Điểm 9: Rất bở, ngọt)

Kết quả bảng 3.10 cho thấy dòng D7 có độ ngọt và độ bở cao nhất (8,3 và 7,6 điểm) với tổng điểm đánh giá cho cả hai chỉ tiêu này là 15,9 điểm, xếp thứ nhất trong 8 dòng tham gia thí nghiệm, tiếp theo là dòng D25 đạt 14,3 điểm, xếp thứ 2, D31 xếp thứ 3 và D3 xếp thứ 4. Bốn dòng này có độ ngọt và độ bở cao hơn đối chứng (Hoàng Long: 12,8 điểm, xếp thứ 5). Các dòng còn lại có độ ngọt và độ bở thấp hơn đối chứng.

Từ kết quả của hai bảng 3.9 và 3.10 chúng tôi nhận thấy trong 8 dòng tham gia thí nghiệm vụ đông năm 2010 có 4 dòng đạt chất lượng tốt hơn đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

chứng Hoàng Long và các dòng còn lại là D25, D31, D7 và D3. Vì thế chúng tôi đã chọn lọc 4 dòng này vào sản xuất thử nghiệm quy mô nhỏ trên đồng ruộng tại thôn Bản Vọt, xã Hoà Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn để tiếp tục đánh gia năng suất và chất lượng cảm quan của các dòng nhằm mục đích nhân rộng mô hình ra địa bàn xã, huyện.

3.3. Kết quả thử nghiệm sản xuất 4 dòng khoai lang triển vọng vụ xuân 2011 tại Hòa Mục - Chợ Mới - Bắc Kạn. 2011 tại Hòa Mục - Chợ Mới - Bắc Kạn.

3.3.1. Năng suất thực thu các dòng khoai lang triển vọng trong vụ xuân 2011

Vụ xuân 2011 đã triển khai sản xuất thử nghiệm tại 1 số hộ dân trong địa phương nhằm mục đích đánh giá thêm trên thực tế và khuyến cáo mở rộng ra các hộ nông dân trong xã trong huyện.

Bảng 3.11. Kết quả đánh giá sản xuất thử nghiệm trên đồng ruộng của nông dân xã Hoà Mục vụ Xuân 2011

Hộ tham gia Giống DT

(m2) TGST NSTT (tấn/ha) Độ bở Độ ngọt Hà Văn Quý D3 250 150 22,68 4,7 6,2 HL(đ/c) 250 150 14,12 5,1 5,9 Đinh Ngọc Toàn D7 250 145 13,75 7,2 6,8 HL(đ/c) 250 150 13,87 5,3 6,1 Hà Ngọc Sáng D31 250 140 18,26 5,7 6,2 HL(đ/c) 250 150 13,65 5,1 5,9 Hà Văn Tuấn D25 250 150 20,54 6,2 6,4 HL(đ/c) 250 150 13,96 5,4 6,2

Số liệu bảng 3.11 cho thấy 4 dòng khoai lang triển vọng trong vụ xuân 2011 đạt năng suất khá cao, biến động từ 13,65 - 22,68 tấn/ha. Cao hơn và tương đương với đối chứng (Hoàng Long đạt bình quân 13,9 tấn/ha). Tuy nhiên trong vụ xuân do điều kiện thời tiết phù hợp với sinh trưởng thân lá, do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

vậy thời gian sinh trưởng của các dòng, giống đều dài hơn so với vụ đông 2010 (103 - 110 ngày). Vì trong vụ xuân cây khoai lang sinh trưởng thân lá mạnh hơn do đó chất dinh dưỡng tích lũy về củ giảm đi làm cho chất lượng củ của chúng cũng giảm theo độ ngọt (5,9 - 6,8) và độ bở (4,7 -7,2) giảm mạnh so với vụ đông độ ngọt (5,3 - 8,3) và độ bở (5,2 - 7,6).

3.2.2. Hiệu quả kinh tế giữa các dòng triển vọng so với trồng ngô tại địa phƣơng xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn phƣơng xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Trên chân đất bãi soi thường trồng ngô 2 vụ, chúng tôi có tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế của các dòng khoai chất lượng so với trồng ngô ở địa phương. Kết quả số liệu so sánh giữa các cây trên được hội đồng đánh giá bao gồm cán bộ nông lâm xã, các chủ hộ tham gia và được xác nhận tại địa phương.

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế 4 dòng khoai lang triển vọng sản xuất thử nghiệm so với đối chứng ngô LVN 99 vụ Xuân 2011

Đối tƣợng so sánh Năng suất thực thu (tấn) Chi phí (đồng) Tổng thu nhập (đồng) Lãi thuần (đồng) D3 22,68 49.140.000 90.720.000 41.580.000 D7 13,75 49.140.000 82.500.000 33.360.000 D25 20,54 49.140.000 82.160.000 33.020.000 D31 18,26 49.140.000 73.040.000 23.900.000 Ngô LVN 99 5,4 35.000.000 37.800.000 2.800.000

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy hiệu quả kinh tế của các dòng khoai lang chất lượng là cao hơn rất nhiều so với trồng ngô trên cùng loại đất và cùng vụ xuân 2011của địa phương. Thể hiện ở tiền lãi thuần của các dòng khoai lang chất lượng đều ở mức từ 23 đến 41 triệu cho một ha trong đó có dòng D3 đạt lãi thuần lên đến 41.580.00 nghìn trên một ha tiếp đến là dòng D7(33.360.000) dòng này mặc dù năng suất không cao nhưng do chất lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

củ tốt (độ ngọt, bở cao), nên giá bán cao hơn các dòng khác (7.000đ/kg) do đó hiệu quả kinh tế cao hơn 2 dòng còn lại. Trong khi đó trồng giống ngô LVN 99 chỉ cho lãi thuần 2,8 triệu trên một ha. Vậy với các dòng khoai lang chất lượng mới chọn lọc ra được sản xuất kết hợp với các biện pháp canh tác phù hợp với điều kiện của địa phương, đã giúp người nông dân đạt thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng ngô cùng vụ.

Qua kết quả sản xuất thử nghiệm các dòng khoai lang chất lượng triển vọng trên, cho thấy được rõ ràng hiệu quả kinh tế của cây khoai lang so với cây trồng cũ như ngô của địa phương xã Hoà Mục và được nông dân chấp nhận mở rộng đưa vào cơ cấu cây trồng tại địa phương ở các vụ sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

- Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống tham gia thí nghiệm cho thấy:

+ Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm vụ Đông năm 2010 tại Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn biến động từ 103 - 110 ngày, thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình.

+ Một số đặc điểm sinh trưởng: Các dòng khoai lang thí nghiệm có khả năng sinh trưởng thân lá mạnh hơn giống Hoàng Long, thể hiện qua sự phát triển của chiều dài thân chính và khả năng phân cành cấp I, cấp II (10,5 - 12,8 cành; Hoàng Long: 10 cành). Chỉ số T/R của các dòng tham gia thí nghiệm giai đoạn sau đều < 1 cho thấy các dòng đều có xu hướng là dòng lấy củ.

+ Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng, giống tham gia thí nghiệm từ mức nhẹ đến trung bình không ảnh hưởng lớn đến năng suất.

+ Năng suất của các dòng giống khoai lang thí nghiệm biến động từ 13,75 - 23,75 tấn/ha. Trong đó 4 dòng D3, D5, D25 và D31 có năng suất cao hơn Hoàng Long ở mức tin cậy 95%, các dòng còn lại có năng suất tương đương giống Hoàng Long.

- Thông qua một số chỉ tiêu phân tích và đánh giá cảm quan cho thấy 4 dòng khoai lang D3, D7, D25 và D31 có các chỉ tiêu như hàm lượng tinh bột, hàm lượng đường tổng số, hàm lượng chất khô, độ ngọt và độ bở cao hơn đối chứng Hoàng Long.

- Kết quả sản xuất thử nghiệm tại đồng ruộng của hộ nông dân cho thấy: + Vụ xuân năm 2011 các dòng D3, D7, D25 và D31 cho năng suất cao hoặc tương đương với đối chứng biến động từ 13,75 - 22,68 tấn/ha. Dòng D7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

tuy năng suất không cao nhưng chất lượng tốt (tổng điểm bở và ngọt là 14), cao nhất trong các dòng tham gia thử nghiệm và được người dân đánh giá rất cao.

+ So sánh hiệu quả kinh tế của việc trồng khoai lang với cây ngô vụ xuân 2011 cho thấy sản xuất khoai lang chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn ngô từ 21 đến 37 triệu đồng/ha.

2. Đề nghị

- Cần tiếp tục đánh giá 4 dòng ưu tú được chọn trong một số vụ tiếp theo trên một số điều kiện canh tác khác để có khẳng định kết luận chính xác hơn.

- Cần tiếp tục sản xuất thử nghiệm với quy mô nhỏ và kết hợp với các biện pháp canh tác mới tại địa phương để có quy trình canh tác tổng hợp cho cây khoai lang chất lượng trồng tại Bắc Kạn nói riêng và các địa phương khác nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Võ Văn Chi và CS (1969), Cây củ thường thấy ở Việt Nam, tập 1, NXB khoa học.

2. Lê Đức Diên, Nguyễn Đình Huyên (1966), Một số Đặc điểm sinh vật của cây khoai lang tin tức hoạt động khoa học số 10.

3. Lê Đức Diên, Nguyễn Đình Huyên (1967), Đặc điểm sinh lý sinh hóa cây khoai lang và ứng dụng của nó, NXB - KHKT, trang 15 - 28.

4. Bùi Huy Đáp (1961), Đời sống cây khoai lang, NXB khoa học, 36 tr.

5. Bùi Huy Đáp (1984), Hoa màu Việt Nam, tập 1, Cây khoai lang, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 18- 85.

6. Nguyễn Đạt, Ngô Văn Tân (1974), Phân tích lương thực thực phẩm, Bộ môn lương thực và thực phẩm.

7. FAO (1988), Vi.wikipedia.org/wiki/khoailang 8. Niên giám thống kê nhà nước (2009)

9. Niên giám thống kê Bắc Kan (2010)

10. Biểu mẫu Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI), quy trình khảo nghiệm giống khoai lang số 10TCN223-95.

11. Phùng Hữu Hào, Lê Doãn Diên, Trần Văn Chương, Trần Tuấn Quỳnh, Phùng Hữu Dương (1995) Nghiên cứu thăm dò công nghệ sử dụng enzyme trong sản xuất tinh bột khoai sắn thay thế công nghệ mài sát truyền thống, Tạp chí NN và CNTP, tr213 -215

12. Vũ Đình Hòa (1996), Hệ số di truyền về năng suất và hàm lượng chất khô của khoai lang, Kết quả nghiên cứu trồng trọt 1995- 1996, NXB Nông nghiệp, tr 88-91.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

13. Vũ Tuyên Hoàng và CS (1994), “Kết quả chọn lọc giống khoai lang 143” Kết quả nghiên cứu khoa học 1991-1994 tại Viện CLT - CTP, NXB Nông nghiệp.

14. Vũ Tuyên Hoàng và CS (1990), “Kết quả bước đầu chọn tạo giống khoai lang chất lượng”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1986-1990 tại Viện CLT - CTP, NXB Nông nghiệp.

15. Mai Thạch Hoành (1998), Giáo trình cây có củ, Viện khoa học - Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

16. Nguyễn Đặng Hùng, Vũ Thị Thư (1993), Giáo trình hóa sinh cây trồng, NXB Nông nghiệp, 112 tr.

17. Phùng Huy, Trịnh Viết Tỳ (1980), Kinh nghiệm trồng khoai lang ở Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa.

18. Nguyễn Quốc Khang, Lê Doãn Diên (1984), “Một số axit amin của củ khoai lang” Trong: Bùi Huy Đáp, Hoa màu Việt Nam, tập 1: Cây khoai lang, NXB Nông nghiệp, tr 77-78.

19. Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyên, Nguyễn Thị Thủy (1990), Chọn tạo giống khoai lang, sắn thích hợp với các vùng sinh thái Miền Nam, NXB Nông nghiệp và CNTP số 9, tr 538-544.

20. Đinh Thế Lộc (1968) “ảnh hưởng thời kỳ bón phân kali đến năng suất khoai lang”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 4 năm 1968 21. Đinh Thế Lộc và CS (1979), Kỹ thuật thâm canh cây khoai lang, NXB

Nông nghiệp.

22. Ngô Xuân Mạnh (1996), Nghiên cứu các chỉ tiêu phẩm chất và một số

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng, giống khoai lang chất lượng tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 59 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)