Tình hình sản xuất khoailang tại Bắc Kạn và huyện Chợ Mới

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng, giống khoai lang chất lượng tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 79)

Bắc Kạn có rất nhiều sông suối tự nhiên tạo ra hệ thống đất cát pha được phù sa hàng năm rất mầu mỡ rất phù hợp với cây khoai lang. Tuy nhiên do nhu cầu nên cây khoai lang chưa được chú ý và chưa có chỗ đứng trong hệ thống canh tác của người dân tại địa phương. Đại đa số cây khoai lang tại Bắc Kạn mới chỉ được trồng trong quy mô hộ gia đình với diện tích nhỏ chủ yếu để phục vụ chăn nuôi và làm rau ăn hàng ngày. Theo số liệu thống kê của tỉnh Bắc Kạn tại bảng 1.7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.7 Tình hình sản xuất khoai lang tại Bắc Kạn

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 2008 612 40,70 2491 2009 601 42,68 2556 2010 549 42,26 2210

Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2010[9]

Cho ta thấy diện tích khoai của Bắc Kạn đang giảm dần từ 612ha (năm 2008) xuống còn 549ha (năm 2010) trong khi đó năng suất bình quân của tỉnh tăng từ 40,7 tạ/ha (năm 2008) lên 42,68 tạ/ha rồi giảm nhẹ xuống 42,26 tạ/ha (2010). Điều này cho thấy việc trồng và phát triển cây khoai lang ở tỉnh Bắc Kạn chưa được đầu tư và quy hoạch phát triển một cách hợp lý. Diện tích giảm và năng suất tăng cao là do người dân tự phát trồng và tự áp dụng các biện pháp canh tác nên gia đình nào làm có hiệu quả thì tiếp tục trồng cây khoai lang còn gia đình nào làm thấy không hiệu quả thì không trồng nữa. Với nhu cầu tiêu dùng khoai lang hiện nay Bắc Kạn nên đưa khoai lang vào cơ cấu cây trồng và quy hoạch phát triển một cách đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Cùng với xu hướng chung của tỉnh Bắc Kạn diện tích khoai lang của huyện Chợ Mới cũng giảm từ 104 ha (năm 2008) xuống 81ha (năm 2009) nhưng tăng nhẹ lại vào năm 2010 với 85ha và có xu hướng tăng lên.

Bảng 1.8 Tình hình sản xuất khoai lang tại huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) 104 40,87 425 Năng suất(tạ/ha) 81 45,31 367 Sản lượng(tấn) 85 49,41 420

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả bảng 1.8 cho thấy năng suất khoai lang bình quân của huyện Chợ Mới đang tăng lên một cách đáng kể từ 40,87 tạ/ha(năm 2008) lên 49,41 tạ/ha(năm 2010). Điều này cho thấy cây khoai lang đang được người dân chú trọng hơn trong sản xuất và rất cần được sự quan tâm của lãnh các cấp để đưa cây khoai lang lên một vị trí cao hơn trong cơ cấu cây trồng của huyện giúp tăng thêm thu nhập cho người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu, nguồn gốc dòng, giống

Vật liệu dùng cho khảo nghiệm gồm 9 dòng, giống khoai lang, trong đó 8 dòng được chọn tạo từ Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam bao gồm các dòng:

- D3: K51/KB1: giống K51 lai với giống KB1, được lai ở vụ Đông 2003-2004.

- D4: DT2 là giống nhập nội DA 15 được công nhận tạm thời năm 2006. - D5: K51/CD: là giống K51 lai với chiêm dâu vụ đông 2004 - 2005. - D7: KB1/DT2: là giống K51 lai với DT2 vụ đông 2004 - 2005.

- D13: KB1/K51: giống K51 lai với giống KB1, được lai ở vụ Đông 2004-2005.

- D25: BV: là Bở Vàng dòng số 1 chọn phân ly từ khoai lang nhập từ Nhật.

- D26: (K51/KB1)/KB1: giống (K51/KB1) lai với giống KB1 lai năm 2004-2005.

- D31: (K51/KB1)/KB1: giống (K51/KB1) lai với giống KB1, được lai ở vụ Đông 2004-2005.

- Giống Hoàng Long: đang phổ biến tại địa phương làm đối chứng.

2.2. Địa điểm, đất đai và thời gian nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện tại xã Hòa Mục huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. - Loại đất trồng: Thí nghiệm được bố trí trên đất bãi soi pha cát nhẹ. - Thí nghiệm được trồng trong vụ Đông 2010 ngày trồng 15/09/2010 và vụ Xuân 2011 ngày trồng 20/01/2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống khoai lang tham gia thí nghiệm.

- Đánh giá phẩm chất của các dòng, giống khoai lang tham gia thí nghiệm. - Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm trên đồng ruộng của người dân.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Các giống được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Ba lần nhắc lại đầu được theo dõi từ trồng đến thu hoạch. Diện tích ô thí nghiệm là 10m2 Bảo Vệ Bảo vệ Bảo vệ 4 1 3 2 5 6 7 8 9 2 5 9 7 1 8 4 3 6 7 4 8 6 9 3 2 1 5 Bảo Vệ 2.4.2. Qui trình trồng thí nghiệm 2.4.2.1. Làm đất

- Đất được cày bừa kỹ, lên luống rộng 1m, dài 10m, cao 30 - 40cm - Dây giống được nhân gơ trong thời gian > 60 ngày, cắt dây bánh tẻ đoạn 1 và đoạn 2 dài 25 - 30cm nhằm đảm bảo sự đồng đều về vật liệu cho thí nghiệm. mật độ trồng là 4 dây/1m dọc theo chiều dài luống, tương ứng với số lượng dây là 40 dây/ô. Các dòng giống được trồng theo phương pháp đặt dây phẳng dọc luống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2.2 Bón phân

- Chế độ nước. - Phòng trừ sâu bệnh

- Lượng phân bón cho 1ha là: 8 tấn phân chuồng + 60N + 30P2O5 + 90 K2O - Cách bón:

* Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 1/3 đạm + ½ kali

* Bón thúc: Lần 1 20 - 25 ngày sau trồng, bón số đạm còn lại kết hợp làm cỏ và vun nhẹ, lần 2 sau trồng 40 -45 ngày sau trồng, bón số kali còn lại kết hợp với cày xả luống và vun cao. (Sau khi rạch hàng, bỏ phân phủ một lớp đất mỏng, tưới nước đủ ẩm sau đó đặt dây).

2.5. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi

2.5.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng

Phương pháp theo dõi đánh giá: Mô tả các đặc điểm hình thái theo biểu mẫu của Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI). Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất theo quy trình khảo nghiệm giống khoai lang số 10TCN223-95.[10]

- Số ngày trồng đến bén rễ hồi xanh được tính khi 25% số cây bén rễ hồi xanh.

- Ngày phân cành cấp 1 khi 25% số cành mọc ra từ thân chính có độ dài 5 cm.

- Ngày phân cành cấp 2 khi 25% số cành mọc ra từ cành cấp 1 có độ dài 5 cm.

- Số ngày trồng đến bắt đầu hình thành (củ rễ có đường kính từ 1 cm trở lên là tính ngày bắt đầu hình thành củ - cách lấy số liệu Từ khi khoai phủ được nửa sườn luống (50% độ dài dốc luống) cứ 3 ngày/lần ra bới nhẹ gốc để quan sát).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thời gian sinh trưởng(từ trồng đến thu hoạch) tuỳ từng giống dao động trong 105 ngày.

- Chiều dài thân chính (trên 5 cây theo dõi cành) Thân chính là thân thẳng khỏe đo từ đốt lá cuối cùng đến đỉnh sinh trưởng.

- Động thái tăng trưởng thân lá và động thái phát triển củ: Nhổ 3 cây trên ô thí nghiệm và các giai đoạn 50,70, 90, và 110 ngày sau trồng. Cắt riêng phần thân lá và rễ củ đem cân riêng.

- Chỉ số T/R, tiến hành lấy mẫu xác định hàm lượng chất khô của bộ phận thân lá và bộ phận rễ củ từ 50 sau ngày trồng đến khi thu hoạch, thời gian lấy mẫu cách nhau là 20 ngày. Tỷ lệ T/R phụ thuộc vào mục đích chọn giống cho thân lá làm thức ăn gia súc hay cho củ làm lương thực mà tỷ lệ biến động khác nhau. T/R>1 với mục đích sử dụng thân lá là chính và T/R<1 (tốt nhất là từ 0,3 -0,8) cho mục đích lấy củ (Mai Thạch Hoành, 1998 [15]; Đinh thế Lộc và CS, 1997) [22].

2.5.2. Chỉ tiêu về đánh giá mức độ sâu bệnh hại

- Đối tượng theo dõi: Toàn bộ diện tích ô thí nghiệm

- Đánh giá mức độ sâu bệnh hại theo thang điểm 1 - 9 như sau + Điểm 1 mức độ rất nhẹ (số cây bị hại ≤ 10%)

+ Điểm 3 mức độ nhẹ (số cây bị hại từ 10% đến 20%) + Điểm 5 mức độ trung bình (số cây bị từ 20% đến 30%) + Điểm 7 mức độ nặng (số cây bị hại từ 10% đến 40%) + Điểm 9 mức độ rất nặng (số cây bị hại > 40%)

2.5.3. Các chỉ tiêu về chất lượng

- Hàm lượng chất khô (%) = Khối lượng chất khô tuyệt đối

x 100 Khối lượng chất tươi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hàm lượng tinh bột (% chất khô): Phân tích theo phương pháp Bertrand. - Hàm lượng đường tổng số (% chất khô): Phân tích theo phương pháp Bertrand.

- Đánh giá cảm quan các chỉ tiêu: Độ ngọt, độ bở theo thang điểm từ 1 - 9 bằng phương pháp luộc ăn thử sau 7 ngày thu hoạch.(Theo phương pháp Annual Report CIP,1990). Mẫu của 9 dòng giống sau khi thu hoạch được 10 ngày thì chọn củ trung bình để luộc thử nếm, sau mỗi lần thử nếm một dòng đều phải được súc miệng bằng nước, số người tham gia thử nếm là 3 người theo thang điểm sau:

Điểm Độ ngọt Độ bở 1 Rất ít Rất ít 3 Ít ít 5 Trung bình Trung bình 7 Ngọt Bở 9 Rất ngọt Rất bở

Nguồn: Annual Report (CIP, 1990)

2.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thân lá, củ

Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được đánh giá sau khi thu hoạch.

- Năng suất sinh khối (tấn/ha) = Năng suất thân lá +Năng suất củ. + Thân lá: cân toàn bộ thân lá/ô thí nghiệm (kg/ô).

+ Củ: đếm số hốc thu, đếm toàn bộ số hốc thu/ô thí nghiệm.

+ Số củ trung bình một cây: Lấy liên tục 5 hốc ở giữa luống, đếm tổng số củ thu được.

Số củ/cây = tổng số củ/5

+ Khối lượng trung bình củ(g) = tổng khối lượng củ của 5 cây/tổng số củ. + Tỷ lệ củ thương phẩm và không thương phẩm (%) (Tính theo khối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

lượng): Củ có chiều dài từ 10 cm trở lên và đường kính củ từ 2 cm trở lên, không bị sâu bệnh được coi là củ thương phẩm; phần còn lại được coi là củ không thương phẩm.

+ Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân toàn bộ số củ thu được trên ô thí nghiệm, sau chuyển đổi thành năng suất thu được/ha.

+ Năng suất chất khô = Năng suất thực thu x Hàm lượng chất khô (tấn/ha) + Hệ số kinh tế (%) = Năng suất củ/năng suất sinh khối x100.

2.5.5. Thử nghiệm trên đồng ruộng của nhân dân. - Vật liệu: 4 dòng D25, D31, D7 và D3. - Vật liệu: 4 dòng D25, D31, D7 và D3.

- Địa điểm: Tại thôn Bản Vọt xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn.

- Đối tượng tham gia thử nghiệm bao gồm:

STT Họ và tên chủ hộ Địa Chỉ Diện tích SX (m2) 1 Hà Văn Quý Bản Vọt 500 2 Đinh Ngọc Toàn Bản Vọt 500 3 Hà Ngọc Sáng Bản Vọt 500 4 Hà Văn Tuấn Bản Vọt 500 Đ/c HL

Đồng ruộng của các hộ nằm cùng trên một bãi soi và liền kề nhau. - Thời gian: Vụ xuân năm 2011.

- Kỹ thuật áp dụng: Làm đất

+ Đất được cày bừa kỹ, lên luống rộng 1m, dài 10m, cao 30 - 40cm + Dây giống được nhân gơ trong thời gian > 60 ngày, cắt dây bánh tẻ đoạn 1 và đoạn 2 dài 25 - 30cm nhằm đảm bảo sự đồng đều về vật liệu cho thí nghiệm. mật độ trồng là 4 dây/1m dọc theo chiều dài luống, tương ứng với số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

lượng dây là 40 dây/ô. Các dòng giống được trồng theo phương pháp đặt dây phẳng dọc luống.

Bón phân

+ Lượng phân bón cho 1ha là: 10 tấn phân chuồng + 60N + 30P2O5 + 90 K2O + Cách bón:

* Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 1/3 đạm + ½ kali

* Bón thúc: Lần 1 20 - 25 ngày sau trồng, bón số đạm còn lại kết hợp làm cỏ và vun nhẹ, lần 2 sau trồng 40 -45 ngày sau trồng, bón số kali còn lại kết hợp với cày xả luống và vun cao. (Sau khi rạch hàng, bỏ phân phủ một lớp đất mỏng, tưới nước đủ ẩm sau đó đặt dây).

- Chỉ tiêu đánh giá: + Năng suất thực thu.

+ Đánh giá cảm quan theo phương pháp của Annual Report (CIP, 1990)

2.6. Phƣơng pháp sử lý số liệu

Số liệu năng suất được xử lý trên chương trình IRRISTAT 4.3 và Microsoft Excel.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khoai lang là cây trồng có sự sinh trưởng thân lá và phát triển củ quan hệ mật thiết với nhau vừa có tác dụng thúc đẩy vừa có sự kìm hãm lẫn nhau. Trong giai đoạn đầu từ khi trồng đến khi cây bắt đầu hình thành rễ củ thì sự sinh trưởng về thân lá vượt trội hơn hẳn. Đây là quá trình cây phát triển thân lá để phục vụ cho quá trình tích lũy chất khô vào củ sau khi rễ củ được hình thành. Những đặc tính này được quyết định do giống, do điều kiện ngoại cảnh và do kỹ thuật canh tác.

Vì vậy để có thể chọn lọc những giống khoai lang theo từng mục đích sử dụng chúng ta phải tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây khoai lang. Từ đó ta nắm được quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây giúp cho ta chọn lọc được những dòng, giống theo đúng yêu cầu và sử dụng các biện pháp kỹ thuật tác động vào các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây để đạt được hiệu quả cao nhất.

3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng giống khoai lang trong vụ đông 2010 tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn dòng giống khoai lang trong vụ đông 2010 tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Đặc điểm hình thái của một số dòng, giống khoai lang thí nghiệm

Đặc điểm hình thái của khoai lang là một chỉ tiêu

Đặc điểm hình thái của các dòng, giống khác nhau là khác nhau. Đây là một trong những đặc điểm để phân biệt các dòng, giống. Và dựa vào những đặc điểm hình thái góp phần định hướng chiến lược sử dụng các đặc điểm này trong chọn tạo giống. Đánh giá các đặc điểm hình thái của các dòng, giống thí nghiệm trong vụ Đông năm 2010 tại Chợ Mới - Bắc Kạn thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái các dòng giống tham gia thí nghiệm vụ Đông năm 2010 TT Dạng thân Dài đốt/thân (cm) Màu thân trội hẳn Dạng lá trưởng thành Dạng thuỳ Số thuỳ Kích thước Màu của toàn lá Chiều dài cuống Mầu sắc củ Vỏ củ Lõi củ

D3 BL TB Xanh Tim nông 3 TB Xanh TB Đỏ tím

D4 BL ngắn Xanh Thuỳ Sâu 5 TB X Tía TB Đỏ tím

D5 BĐ RN Tía Tim không 0 Nhỏ X Tía Ngắn Trắng tím

D7 BĐ RN Tía Tim không 0 Nhỏ X Tía Ngắn Đỏ Trắng

D13 BL TB Xanh Tim nông 3 TB Xanh TB Đỏ Trắng

D25 BL Dài Tía Thuỳ nông 3 TB Xanh TB Đỏ Trắng

D26 BL TB Xanh Tim nông 3 Rộng Xanh TB Trắng tím

D31 BL Ngắn Xanh Thuỳ nông 5 TB Xanh TB Đỏ tím

HL BL Ngắn tím Tim nông 3 TB X Tía Ngắn Hồng Vàng

Ghi chú: - BL: bò lan; - BĐ: bán đứng; - TB: trung bình; - RN: rất ngắn - X: xanh

- Về dạng lá: Qua theo dõi cho thấy các dòng, giống thí nghiệm có dạng lá hình tim và xẻ thuỳ. Với dạng lá hình xẻ thuỳ làm giảm diện tích lá trên

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng, giống khoai lang chất lượng tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)