Thử nghiệm trên đồng ruộng của nhân dân

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng, giống khoai lang chất lượng tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 79)

- Vật liệu: 4 dòng D25, D31, D7 và D3.

- Địa điểm: Tại thôn Bản Vọt xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn.

- Đối tượng tham gia thử nghiệm bao gồm:

STT Họ và tên chủ hộ Địa Chỉ Diện tích SX (m2) 1 Hà Văn Quý Bản Vọt 500 2 Đinh Ngọc Toàn Bản Vọt 500 3 Hà Ngọc Sáng Bản Vọt 500 4 Hà Văn Tuấn Bản Vọt 500 Đ/c HL

Đồng ruộng của các hộ nằm cùng trên một bãi soi và liền kề nhau. - Thời gian: Vụ xuân năm 2011.

- Kỹ thuật áp dụng: Làm đất

+ Đất được cày bừa kỹ, lên luống rộng 1m, dài 10m, cao 30 - 40cm + Dây giống được nhân gơ trong thời gian > 60 ngày, cắt dây bánh tẻ đoạn 1 và đoạn 2 dài 25 - 30cm nhằm đảm bảo sự đồng đều về vật liệu cho thí nghiệm. mật độ trồng là 4 dây/1m dọc theo chiều dài luống, tương ứng với số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

lượng dây là 40 dây/ô. Các dòng giống được trồng theo phương pháp đặt dây phẳng dọc luống.

Bón phân

+ Lượng phân bón cho 1ha là: 10 tấn phân chuồng + 60N + 30P2O5 + 90 K2O + Cách bón:

* Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 1/3 đạm + ½ kali

* Bón thúc: Lần 1 20 - 25 ngày sau trồng, bón số đạm còn lại kết hợp làm cỏ và vun nhẹ, lần 2 sau trồng 40 -45 ngày sau trồng, bón số kali còn lại kết hợp với cày xả luống và vun cao. (Sau khi rạch hàng, bỏ phân phủ một lớp đất mỏng, tưới nước đủ ẩm sau đó đặt dây).

- Chỉ tiêu đánh giá: + Năng suất thực thu.

+ Đánh giá cảm quan theo phương pháp của Annual Report (CIP, 1990)

2.6. Phƣơng pháp sử lý số liệu

Số liệu năng suất được xử lý trên chương trình IRRISTAT 4.3 và Microsoft Excel.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khoai lang là cây trồng có sự sinh trưởng thân lá và phát triển củ quan hệ mật thiết với nhau vừa có tác dụng thúc đẩy vừa có sự kìm hãm lẫn nhau. Trong giai đoạn đầu từ khi trồng đến khi cây bắt đầu hình thành rễ củ thì sự sinh trưởng về thân lá vượt trội hơn hẳn. Đây là quá trình cây phát triển thân lá để phục vụ cho quá trình tích lũy chất khô vào củ sau khi rễ củ được hình thành. Những đặc tính này được quyết định do giống, do điều kiện ngoại cảnh và do kỹ thuật canh tác.

Vì vậy để có thể chọn lọc những giống khoai lang theo từng mục đích sử dụng chúng ta phải tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây khoai lang. Từ đó ta nắm được quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây giúp cho ta chọn lọc được những dòng, giống theo đúng yêu cầu và sử dụng các biện pháp kỹ thuật tác động vào các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây để đạt được hiệu quả cao nhất.

3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng giống khoai lang trong vụ đông 2010 tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn dòng giống khoai lang trong vụ đông 2010 tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Đặc điểm hình thái của một số dòng, giống khoai lang thí nghiệm

Đặc điểm hình thái của khoai lang là một chỉ tiêu

Đặc điểm hình thái của các dòng, giống khác nhau là khác nhau. Đây là một trong những đặc điểm để phân biệt các dòng, giống. Và dựa vào những đặc điểm hình thái góp phần định hướng chiến lược sử dụng các đặc điểm này trong chọn tạo giống. Đánh giá các đặc điểm hình thái của các dòng, giống thí nghiệm trong vụ Đông năm 2010 tại Chợ Mới - Bắc Kạn thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái các dòng giống tham gia thí nghiệm vụ Đông năm 2010 TT Dạng thân Dài đốt/thân (cm) Màu thân trội hẳn Dạng lá trưởng thành Dạng thuỳ Số thuỳ Kích thước Màu của toàn lá Chiều dài cuống Mầu sắc củ Vỏ củ Lõi củ

D3 BL TB Xanh Tim nông 3 TB Xanh TB Đỏ tím

D4 BL ngắn Xanh Thuỳ Sâu 5 TB X Tía TB Đỏ tím

D5 BĐ RN Tía Tim không 0 Nhỏ X Tía Ngắn Trắng tím (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D7 BĐ RN Tía Tim không 0 Nhỏ X Tía Ngắn Đỏ Trắng

D13 BL TB Xanh Tim nông 3 TB Xanh TB Đỏ Trắng

D25 BL Dài Tía Thuỳ nông 3 TB Xanh TB Đỏ Trắng

D26 BL TB Xanh Tim nông 3 Rộng Xanh TB Trắng tím

D31 BL Ngắn Xanh Thuỳ nông 5 TB Xanh TB Đỏ tím

HL BL Ngắn tím Tim nông 3 TB X Tía Ngắn Hồng Vàng

Ghi chú: - BL: bò lan; - BĐ: bán đứng; - TB: trung bình; - RN: rất ngắn - X: xanh

- Về dạng lá: Qua theo dõi cho thấy các dòng, giống thí nghiệm có dạng lá hình tim và xẻ thuỳ. Với dạng lá hình xẻ thuỳ làm giảm diện tích lá trên đơn vị diện tích nhưng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ánh sáng chiếu xuống các lá tầng dưới, tạo điều kiện thông thoáng trong ruộng, hạn chế sâu bệnh. Vì vậy, dựa vào dạng thân và dạng lá để bố trí mật độ trồng phù hợp để có thể nâng được mật độ trồng.

Các dòng khoai lang D4, D25 và D31 có dạng lá xẻ thùy, các dòng giống còn lại có dạng lá hình tim.

- Màu sắc lá: Màu sắc lá xanh đậm hay nhạt có liên quan đến thành phần và hàm lượng diệp lục trên lá và khả năng quang hợp của cây, các dòng, giống có màu xanh ở mức độ khác nhau, màu càng đậm thì hàm lượng diệp lục càng cao, cường độ quang hợp càng cao, khả năng tích luỹ chất khô lớn nên tiềm năng năng suất càng lớn. Trong các dòng tham gia thí nghiệm có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

dòng D4, D5, D7 và giống đối chứng có màu lá xanh tía, các dòng còn lại có lá màu xanh.

- Về dạng thân: Kết quả theo dõi cho thấy 2 dòng D5 và D7 có dạng thân bán đứng. Các dòng còn lại có dạng thân bò tương đương đối chứng. Với dạng thân bán đứng sẽ giúp tăng diện tích lá và giúp ánh sáng chiếu xuống các tán lá phía bên dưới tốt hơn tăng khă năng quang hợp cho cây

- Màu thân: Qua theo dõi nhận thấy các dòng giống khác nhau có màu thân khác nhau. Trong đó các dòng D5, D7 và D25 có màu sắc thân tía, giống Hoàng Long có thân tím, các dòng còn lại có thân màu xanh.

- Về mầu sắc củ: Màu sắc vỏ củ và ruột củ là tính trạng rất ổn định, mang đặc tính của dòng, giống. Các dòng, giống khác nhau có màu sắc củ khác nhau, là cơ sở để phân biệt giống. Màu sắc củ còn liên quan đến chất lượng cảm quan. Màu ruột củ của các dòng, giống đa dạng, có màu vàng, trắng ngà, trắng tím, vàng điểm tím. Với các dạng màu sắc ruột củ như vậy có thể phục vụ cho chế biến, ăn tươi… Ngoài ra, cần lai tạo những giống có màu sắc ruột củ khác nhau để có thể chọn được những dòng, giống có màu sắc ruột củ đặc trưng, lạ mắt, hấp dẫn người tiêu dùng. Củ khoai lang trong thí nghiệm có vỏ màu trắng bao gồm 2 dòng D5 và D26, đối chứng Hoàng Long có vỏ màu hồng, các dòng còn lại có vỏ củ màu đỏ. Thịt củ có màu trắng bao gồm các dòng D7, D13 và D25, giống Hoàng long có thịt củ màu vàng, các dòng còn lại có thịt củ màu tím.

3.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng chính của các dòng, giống khoai lang tham gia thí nghiệm vụ Đông năm 2010 tham gia thí nghiệm vụ Đông năm 2010

- Thời gian từ trồng đến bén rễ hồi xanh:

Thời gian bén rễ hồi xanh biểu hiện khả năng mọc mầm, ra rễ của các giống khoai lang, các giống khác nhau có thời gian bén rễ hồi xanh khác nhau. Thời gian bén rễ hồi xanh ngắn thì sức sống của cây càng khỏe khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng ra rễ và mọc mầm, khi bộ rễ được hình thành sớm quá trình hút chất dinh dưỡng sẽ diễn ra sớm. Điều này sẽ giảm thời gian tích lũy chất khô trong cây. Điều này ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây. Song thời gian bén rễ hồi xanh sớm hay muộn còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác, giống, thời tiết khí hậu của từng vùng và từng mùa vụ khác nhau. Kết quả theo dõi một số giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2.

Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy thời gian từ trồng đến bén rễ, hồi xanh của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm biến động từ 19 - 25 ngày. Trong thí nghiệm các dòng D3, D4 và D7 có thời gian bén rễ hồi xanh nhanh hơn đối chứng (Hoàng Long: 22 ngày sau trồng). Các dòng còn lại thời gian từ trồng đến bén rễ hồi xanh chậm hơn đối chứng từ 24 - 25 ngày.

- Thời gian từ trồng đến phân cành cấp I, cấp II:

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, khoai lang phải có kết cấu bộ tán hợp lý để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời. Do vậy ngoài sinh trưởng thân chính, thì khả năng phân cành và số cành cùng với tốc độ ra cành là một chỉ tiêu rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây khoai lang. Khả năng phân cành phụ thuộc vào đặc tính của giống, các giống có thân ngắn thường có số cành nhiều hơn giống có thân dài. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy thời gian từ trồng đến ngày phân cành cấp I dao động từ 30 - 35 ngày. Trong thí nghiệm các dòng D25 và D26 có thời gian từ trồng đến phân cành cấp I tương đương với đối chứng Hoàng Long (35 ngày), các dòng còn lại có khả năng phân cành cấp I sớm hơn so với đối chứng. Sau khi phân cành cấp I từ 18 - 21 ngày các dòng bắt đầu phân cành cấp II (49 - 56 ngày sau trồng). Trong đó có dòng D26 và D31 có thời gian phân cành cấp II muộn hơn đối chứng. Các dòng còn lại có thời gian phân cành cấp II sớm hơn hoặc tương đương với đối chứng, trong đó dòng D4 phân cành cấp II sớm nhất (49 ngày sau trồng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Một số giai đoạn sinh trƣởng của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm vụ Đông 2010

Đơn vị: Ngày

TT Dòng, giống

Thời gian từ trồng đến ngày… Bén rễ, hồi xanh Phân cành cấp I Phân cành cấp II Phủ luống Hình thành củ Thu hoạch 1 D3 21 33 51 67 53 110 2 D4 20 31 49 64 50 110 3 D5 25 33 53 67 53 110 4 D7 19 30 51 61 47 104 5 D13 25 32 53 65 52 108 6 D25 24 35 55 63 54 110 7 D26 24 35 56 63 54 110 8 D31 24 34 54 63 54 110 9 HL (đ/c) 22 35 52 67 52 103

- Thời gian từ trồng đến phủ luống:

Thời gian phủ luống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của các giống khoai lang. Nếu thời gian phủ luống càng sớm thì sự vận chuyển vật chất khô về củ càng sớm và ngược lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy thời gian từ trồng đến phủ luống của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm biến động từ 61 - 67 ngày. Trong thí nghiệm 2 dòng D3 và D5 có thời gian phủ luống muộn nhất (67 ngày) tương đương đối chứng Hoàng Long. Các dòng còn lại có thời gian từ trồng đến phủ luống sớm hơn đối chứng từ 3 - 6 ngày, trong đó dòng D7 phủ luống sớm nhất (61 ngày).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thời gian từ trồng đến hình thành củ:

Thời gian hình thành củ là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá đến sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang. Nếu thời gian hình thành củ sớm thì khả năng tích lũy chất dinh dưỡng vào củ sớm cây sẽ cho thu hoạch sớm hơn.

Thường sau trồng 30 - 40 ngày trở đi, một số rễ con có đủ 2 lớp tượng tầng (sơ cấp và thứ cấp) phát triển chiều dài và chiều ngang để trở thành củ khoai lang [4]. Tuy nhiên quá trình hình thành củ còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh như độ xốp của đất, ẩm độ đất, kỹ thuật trồng, thời vụ trồng…

Kết quả bảng 3.2 cho thấy các dòng, giống khoai lang thính nghiệm hình thành củ từ 47 - 54 ngày sau trồng. Trong thí nghiệm dòng D4 và D7 có thời gian hình thành củ sớm(47 - 50 ngày sau trồng), sớm hơn so với đối chứng (Hoàng Long: 52 ngày), các dòng còn lại có thời gian từ trồng đến hình thành củ muộn hơn đối chứng.

- Thời gian sinh trưởng:

Thời gian sinh trưởng của các giống khoai lang được tính từ khi trồng đến thu hoạch. Các dòng khoai lang trong thí nghiệm vụ Đông 2011 tại Chợ Mới có thời gian sinh trưởng biến động từ 103 - 110 ngày bằng hoặc tương đương với đối chứng Hoàng Long và đều nằm trong khoảng thời gian sinh trưởng trung bình.

3.1.3. Khả năng sinh trưởng thân và số nhánh cấp I, cấp II của các dòng giống khoai lang thí nghiệm giống khoai lang thí nghiệm

- Chiều dài thân chính:

Đối với khoai lang chiều dài thân chính là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng của cây khoai lang, vì đây là cơ quan vận chuyển các chất dinh dưỡng và sản phẩm quang hợp về củ. Do đó sự phát triển của chiều dài thân chính là cơ sở cho sự phát triển các bộ phận khác, ngoài ra khả năng phân cành và sự phân bố cành trên thân chính sẽ tạo điều kiện cho bộ lá sắp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

xếp hợp lý để cây quang hợp tốt làm tiền đề cho năng suất cao, các chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống và thời vụ trồng. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Khả năng sinh trƣởng của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm vụ Đông 2010 Chỉ tiêu Dòng, giống CDTC (cm) Số cành (cành) Cấp I Cấp II Tổng số D3 94,2- 5,3+ 7,5+ 12,8 D4 107,1ns 4,9ns 6,3 11,2 D5 115,3+ 4,7ns 6,2 10,9 D7 121,2+ 5,4+ 7,1+ 12,5 D13 120,6+ 5,5+ 5,6 11,1 D25 117,5+ 5,1+ 6,6 11,7 D26 102,7- 4,7ns 5,8 10,5 D31 107,5ns 4,5ns 6,7 11,2 HL(đ/c) 110,1 4,5 5,5 10,0 Cv% 8,3 4,7 9,2 LSD05 4,7 0,45 1,2

Qua bảng 3.3 cho thấy, chiều dài thân chính của các dòng khoai lang tham gia thí nghiệm biến động từ 94,2 - 121,2 cm. Trong thí nghiệm dòng D4 và D31 có chiều dài thân chính tương đương với đối chứng, dòng D3 và D26 có chiều dài thân chính ngắn hơn đối chứng, các dòng còn lại có chiều dài thân chính dài hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Khả năng phân cành: Khả năng phân cành là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây khoai lang, giống nào có khả năng phân cành nhiều thì sinh trưởng thân lá mạnh, có khả năng cho năng suất cao hơn. Qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

theo dõi chúng tôi thấy số cành cấp 1 của các dòng khoai lang thính nghiệm biến động từ 4,5 - 5,5 cành. Trong thí nghiệm dòng D3, D7, D13, và D25 có số cành cấp I nhiều hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, các dòng còn lại có số cành tương đương với đối chứng (Hoàng Long 4,5 cành).

Số cành cấp II của các dòng khoai lang tham gia thí nghiệm nhiều hơn cành cấp I, biến động từ 5,5 - 7,5 cành. Trong thính nghiệm dòng D3 và D7 có số cành nhiều hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, Các dòng còn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng, giống khoai lang chất lượng tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 79)