Sản xuất và tiêu thụ khoailang ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng, giống khoai lang chất lượng tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

Ở Việt Nam hiện nay khoai lang làm lương thực cho người giảm dần, chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi và nguyên liệu chế biến.

Tuy nhiên có đến 90% sản phẩm khoai lang được sử dụng chủ yếu ở vùng nông thôn; ở các thành phố được sử dụng với một lượng rất ít. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ 1%, củ Khoai lang thu hoạch được sử dụng dưới dạng quà sáng và làm bánh.

Ở vùng nông thôn có tới 60% sản lượng Khoai lang được dùng làm thức ăn gia súc dưới dạng củ tươi. Ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, một lượng lớn Khoai lang được phơi khô (củ thái lát, thân lá phơi khô dã thành bột). Tình hình sản xuất khoai lang trong những năm gần đây được trình bày ở bảng 1.6.

Số liệu bảng 1.6 cho thấy diện tích trồng khoai lang ở Việt Nam giảm dần trong những năm gần đây, từ 185.300 ha (năm 2005) xuống còn 162.200 ha (năm 2008), năng suất tương đối ổn định (trên dưới 8 tấn/ha), do vậy sản lượng giảm dần qua các năm theo diện tích bị giảm dần. Đây là vấn đề mà các nhà hoạch định quản lý và khoa học phải xác định rõ nguyên nhân làm giảm diện tích và biện pháp thúc đẩy và năng cao năng suất, đặc biệt là các giống khoai lang chất lượng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.5: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009 TT Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (tấn) 2005 185.300 7,79 1.443.100 2006 181.200 8,06 1.460.900 2007 175.500 8,19 1.437.600 2008 162.600 8,16 1.323.900 2009 146.400 8,25 1.207.600 Nguồn: Faostat 2/2011 [5]

Theo số liệu thống kê về diện tích sản lượng cụ thể tại các vùng miền trên cả nước trong 2 năm 2006 - 2007 được thể hiện trong bảng 1.6.

Kết quả bảng 1.6 trên cho ta thấy thấy việc sản xuất khoai lang ở các vùng trong cả nước không đồng đều cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năng suất thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng sản xuất. Năng suất khoai lang thấp nhất 6 tấn/ha và diện tích đạt cao nhất 66-69 nghìn ha là Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung, sau đó là Trung du và miền núi phía Bắc vì những lí do sau:

- Sản xuất khoai lang chưa thành sản xuất hàng hoá, chưa gắn sản xuất với chế biến.

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu và thâm canh chưa được coi trọng.

- Giống khoai lang địa phương đã thoái hóa và tạp lẫn.

- Tổn thất do sùng, sâu đục dây, virut, và tuyến trùng gây hại. - Khoai lang Đông bị rét đậm đầu vụ và phải thu hoạch sớm.

- Khoai lang Hè Thu thường bị hạn đầu vụ và mưa nhiều lúc thu hoạch. - Khoai thu Đông và Đông Xuân thường bị thiếu nước cuối vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đặc biệt là sản xuất cá nhân mang tính chất tự phát - tự tiêu chưa nhận được sự quan tâm - tổ chức sản xuất cần có quản lý một cách thoả đáng.

Bảng 1.6: Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai lang của các vùng năm 2006 - 2007 Vùng sản xuất Năm 2006 Năm 2007 DT (1.000ha) NS (tạ/ha) SL (1.000tấn) DT (1.000ha) NS (tạ/ha) SL (1.000 tấn) Đồng bằng sông Hồng 39,00 89,03 347,20 36,50 89,75 327,60

Trung du và miền núi

phía Bắc 44,70 62,26 278,30 44,20 64,50 285,10

Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trung 69,80 61,07 426,30 66,70 61,11 407,60

Tây Nguyên 12,30 101,63 125,00 12,30 101,79 125,20

Đông Nam Bộ 2,00 63,00 12,60 2,00 63,00 12,60

Đồng bằng sông Cửu

Long 13,40 202,61 271,50 13,80 202,54 279,50

Nguồn: Niên giám thống kê Nhà nước, 2009[8]

Mặc dù diện tích cây khoai lang có chiều hướng giảm xuống và năng suất tăng lên một cách chậm chạp nhưng cây khoai lang cũng còn giữ một vị trí và vai trò nhất định trong sản xuất lương thực, bởi khoai lang có tính thích ứng rộng, thời gian sinh trưởng ngắn, đòi hỏi mức đầu tư không thật cao cũng đã đạt được năng suất khá cao. Hạn chế của khoai lang là việc bảo quản khoai lang củ tươi gặp nhiều khó khăn trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta, trong lúc đó công nghệ sau thu hoạch đối với khoai lang phát triển còn rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, sản phẩm khoai lang chưa trở thành sản phẩm hàng hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở Việt Nam, khoai lang đã được sử dụng rộng rãi làm lương thực và thực phẩm từ lâu đời, nhưng chế biến khoai lang chưa được quan tâm đầu tư nên mới chỉ dừng lại ở qui mô sản xuất nhỏ lẻ. Ngoài thái con chì và phơi khô để nấu với đỗ, nghiền làm bánh, làm mứt thì viện Công nghệ sau thu hoạch đã đưa ra qui trình kỹ thuật sản xuất đường nha và dextrin từ khoai lang và sắn (Nguyễn Công Ngữ và cs, 1990) [26]. Hay tinh bột khoai lang có thể sản xuất miến hay sản xuất tinh bột khoai lang sử dụng enzym (Phùng Hữu Hào, Lê Doãn Diên và cs, 1995) [11] và hiện nay tùy theo nhu cầu thị trường mà củ khoai lang đã được phân loại củ để tiêu thụ và chế biến cho hợp lí. Củ lớn và củ vừa được dùng để bán tươi và chế biến thực phẩm, củ nhỏ và dây lá dùng cho chăn nuôi. Đặc biệt lá của một số giống khoai lang được chọn lọc hiện nay đang được ưa chuộng để làm rau xanh và làm nước sinh tố.

Việc sử dụng củ hoặc thân lá khoai lang cho người và gia súc cũng rất khác nhau giữa các vùng. ở miền Bắc, những nơi chủ yếu trồng lúa thì khoai lang được sử dụng chính là cho gia súc chiếm từ 40 - 80%, các vùng khác khoai lang có thể dùng để ăn chơi, làm nguyên liệu chế biến các ra các sản phẩm khác nhau hoặc xuất khẩu... Có thể thấy việc sử dụng khai lang làm lương thực ở các vùng chỉ đạt từ 1% - 40%, và khoai lang được lưu hành trên thị trường chỉ đạt khoảng 20%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng, giống khoai lang chất lượng tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)