Chỉ tiêu về sinh trưởng

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng, giống khoai lang chất lượng tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 79)

Phương pháp theo dõi đánh giá: Mô tả các đặc điểm hình thái theo biểu mẫu của Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI). Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất theo quy trình khảo nghiệm giống khoai lang số 10TCN223-95.[10]

- Số ngày trồng đến bén rễ hồi xanh được tính khi 25% số cây bén rễ hồi xanh.

- Ngày phân cành cấp 1 khi 25% số cành mọc ra từ thân chính có độ dài 5 cm.

- Ngày phân cành cấp 2 khi 25% số cành mọc ra từ cành cấp 1 có độ dài 5 cm.

- Số ngày trồng đến bắt đầu hình thành (củ rễ có đường kính từ 1 cm trở lên là tính ngày bắt đầu hình thành củ - cách lấy số liệu Từ khi khoai phủ được nửa sườn luống (50% độ dài dốc luống) cứ 3 ngày/lần ra bới nhẹ gốc để quan sát).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thời gian sinh trưởng(từ trồng đến thu hoạch) tuỳ từng giống dao động trong 105 ngày.

- Chiều dài thân chính (trên 5 cây theo dõi cành) Thân chính là thân thẳng khỏe đo từ đốt lá cuối cùng đến đỉnh sinh trưởng.

- Động thái tăng trưởng thân lá và động thái phát triển củ: Nhổ 3 cây trên ô thí nghiệm và các giai đoạn 50,70, 90, và 110 ngày sau trồng. Cắt riêng phần thân lá và rễ củ đem cân riêng.

- Chỉ số T/R, tiến hành lấy mẫu xác định hàm lượng chất khô của bộ phận thân lá và bộ phận rễ củ từ 50 sau ngày trồng đến khi thu hoạch, thời gian lấy mẫu cách nhau là 20 ngày. Tỷ lệ T/R phụ thuộc vào mục đích chọn giống cho thân lá làm thức ăn gia súc hay cho củ làm lương thực mà tỷ lệ biến động khác nhau. T/R>1 với mục đích sử dụng thân lá là chính và T/R<1 (tốt nhất là từ 0,3 -0,8) cho mục đích lấy củ (Mai Thạch Hoành, 1998 [15]; Đinh thế Lộc và CS, 1997) [22].

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng, giống khoai lang chất lượng tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 79)