tham gia thí nghiệm vụ Đông năm 2010
- Thời gian từ trồng đến bén rễ hồi xanh:
Thời gian bén rễ hồi xanh biểu hiện khả năng mọc mầm, ra rễ của các giống khoai lang, các giống khác nhau có thời gian bén rễ hồi xanh khác nhau. Thời gian bén rễ hồi xanh ngắn thì sức sống của cây càng khỏe khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
năng ra rễ và mọc mầm, khi bộ rễ được hình thành sớm quá trình hút chất dinh dưỡng sẽ diễn ra sớm. Điều này sẽ giảm thời gian tích lũy chất khô trong cây. Điều này ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây. Song thời gian bén rễ hồi xanh sớm hay muộn còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác, giống, thời tiết khí hậu của từng vùng và từng mùa vụ khác nhau. Kết quả theo dõi một số giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2.
Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy thời gian từ trồng đến bén rễ, hồi xanh của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm biến động từ 19 - 25 ngày. Trong thí nghiệm các dòng D3, D4 và D7 có thời gian bén rễ hồi xanh nhanh hơn đối chứng (Hoàng Long: 22 ngày sau trồng). Các dòng còn lại thời gian từ trồng đến bén rễ hồi xanh chậm hơn đối chứng từ 24 - 25 ngày.
- Thời gian từ trồng đến phân cành cấp I, cấp II:
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, khoai lang phải có kết cấu bộ tán hợp lý để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời. Do vậy ngoài sinh trưởng thân chính, thì khả năng phân cành và số cành cùng với tốc độ ra cành là một chỉ tiêu rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây khoai lang. Khả năng phân cành phụ thuộc vào đặc tính của giống, các giống có thân ngắn thường có số cành nhiều hơn giống có thân dài. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy thời gian từ trồng đến ngày phân cành cấp I dao động từ 30 - 35 ngày. Trong thí nghiệm các dòng D25 và D26 có thời gian từ trồng đến phân cành cấp I tương đương với đối chứng Hoàng Long (35 ngày), các dòng còn lại có khả năng phân cành cấp I sớm hơn so với đối chứng. Sau khi phân cành cấp I từ 18 - 21 ngày các dòng bắt đầu phân cành cấp II (49 - 56 ngày sau trồng). Trong đó có dòng D26 và D31 có thời gian phân cành cấp II muộn hơn đối chứng. Các dòng còn lại có thời gian phân cành cấp II sớm hơn hoặc tương đương với đối chứng, trong đó dòng D4 phân cành cấp II sớm nhất (49 ngày sau trồng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2. Một số giai đoạn sinh trƣởng của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm vụ Đông 2010
Đơn vị: Ngày
TT Dòng, giống
Thời gian từ trồng đến ngày… Bén rễ, hồi xanh Phân cành cấp I Phân cành cấp II Phủ luống Hình thành củ Thu hoạch 1 D3 21 33 51 67 53 110 2 D4 20 31 49 64 50 110 3 D5 25 33 53 67 53 110 4 D7 19 30 51 61 47 104 5 D13 25 32 53 65 52 108 6 D25 24 35 55 63 54 110 7 D26 24 35 56 63 54 110 8 D31 24 34 54 63 54 110 9 HL (đ/c) 22 35 52 67 52 103
- Thời gian từ trồng đến phủ luống:
Thời gian phủ luống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của các giống khoai lang. Nếu thời gian phủ luống càng sớm thì sự vận chuyển vật chất khô về củ càng sớm và ngược lại.
Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy thời gian từ trồng đến phủ luống của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm biến động từ 61 - 67 ngày. Trong thí nghiệm 2 dòng D3 và D5 có thời gian phủ luống muộn nhất (67 ngày) tương đương đối chứng Hoàng Long. Các dòng còn lại có thời gian từ trồng đến phủ luống sớm hơn đối chứng từ 3 - 6 ngày, trong đó dòng D7 phủ luống sớm nhất (61 ngày).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thời gian từ trồng đến hình thành củ:
Thời gian hình thành củ là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá đến sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang. Nếu thời gian hình thành củ sớm thì khả năng tích lũy chất dinh dưỡng vào củ sớm cây sẽ cho thu hoạch sớm hơn.
Thường sau trồng 30 - 40 ngày trở đi, một số rễ con có đủ 2 lớp tượng tầng (sơ cấp và thứ cấp) phát triển chiều dài và chiều ngang để trở thành củ khoai lang [4]. Tuy nhiên quá trình hình thành củ còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh như độ xốp của đất, ẩm độ đất, kỹ thuật trồng, thời vụ trồng…
Kết quả bảng 3.2 cho thấy các dòng, giống khoai lang thính nghiệm hình thành củ từ 47 - 54 ngày sau trồng. Trong thí nghiệm dòng D4 và D7 có thời gian hình thành củ sớm(47 - 50 ngày sau trồng), sớm hơn so với đối chứng (Hoàng Long: 52 ngày), các dòng còn lại có thời gian từ trồng đến hình thành củ muộn hơn đối chứng.
- Thời gian sinh trưởng:
Thời gian sinh trưởng của các giống khoai lang được tính từ khi trồng đến thu hoạch. Các dòng khoai lang trong thí nghiệm vụ Đông 2011 tại Chợ Mới có thời gian sinh trưởng biến động từ 103 - 110 ngày bằng hoặc tương đương với đối chứng Hoàng Long và đều nằm trong khoảng thời gian sinh trưởng trung bình.
3.1.3. Khả năng sinh trưởng thân và số nhánh cấp I, cấp II của các dòng giống khoai lang thí nghiệm