Các yếu tố môi trường marketing vĩ mô

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động marketing quan hệ tại công ty tnhh jgc việt nam (Trang 49 - 56)

Các yếu tố môi trường marketing vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động của tất cả các doanh nghiệp nói chung trong đó có JGC Việt Nam nói riêng tạo ra những cơ hội đồng thời nảy sinh những đe dọa. Những lực lượng này nằm bên ngoài Công ty, Công ty không kiểm soát được, mà chỉ theo dõi, phán đoán hướng hoạt động của Công ty sao cho những sự tác động của những lực lượng này là có lợi. Là một doanh nghiệp xây dựng trong ngành lọc hóa dầu và khí hóa lỏng JGC Việt Nam đặc biệt quan tâm đến các yếu tố môi trường kinh doanh tại Việt Nam, định hướng phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, môi trường công nghệ ngành, môi trường văn hóa, môi trường chính trị luật pháp.

42

Môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Báo cáo thường niên lần thứ 8 “Môi trường Kinh doanh 2013: Các quy định thuận lợi hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, do Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) công bố ngày 23-10-2013, cho thấy, các quốc gia khác trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có sự cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn so với Việt Nam.

Do số lượng cải cách ít hơn nền kinh tế khác trong khu vực, Việt Nam bị tụt một bậc so với bảng xếp hạng của năm 2011 và tụt tới 9 bậc nếu so với vị trí xếp hạng của năm 2010.

Việt Nam đã cho phép doanh nghiệp sử dụng hóa đơn VAT tự in, giúp giảm thời gian đi mua, xác nhận (hóa đơn VAT). Theo thống kê, Việt Nam chỉ còn 10 quy định thủ tục và 34 ngày để thành lập doanh nghiệp.

Ông Karim Belayachi, đồng tác giả của báo cáo đánh giá, Việt Nam giữ vững tốc độ cải thiện các quy định và môi trường kinh doanh. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã thực hiện 20 cải cách về thể chế trong hầu hết các lĩnh vực thuộc phạm vi đánh giá của báo cáo.

So với các nước trong khu vực, môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp sau Trung Quốc (xếp thứ 91), Mông Cổ (xếp thứ 76) và đứng trên Indonesia, Campuchia, Philippines và Lào - Nguồn: http://www.tienphong.vn/kinh- te/596926/viet-nam-no-luc-cai-cach-thu-tuc-doanh-nghiep-tpp.html.

“Trong 10 năm qua, thứ hạng của Việt Nam hoặc ở cuối nửa đầu bảng xếp hạng, hoặc dưới mức trung bình của khu vực và thế giới. Điều đó cho thấy, Việt Nam chưa thay đổi được bao nhiêu trong sự cạnh tranh mạnh mẽ và sự nổi lên của nhiều nền kinh tế trong khu vực”- Nguồn: http://www.tienphong.vn/kinh- te/596926/viet-nam-no-luc-cai-cach-thu-tuc-doanh-nghiep-tpp.html.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa đánh giá: “Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách trong những năm qua để cải thiện môi trường

43

kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả báo cáo cũng thể hiện rằng cần nỗ lực nhiều hơn để sánh ngang với các nền kinh tế trong khu vực” - Nguồn: http://www.tienphong.vn/kinh-te/596926/viet-nam-no-luc-cai-cach-thu-tuc-

doanh-nghiep-tpp.html.

Định hướng phát triển của ngành dầu khí Việt Nam

Ngày 15/12/2012, trong buổi họp chuyên sâu về năng lượng trong khuôn khổ Hội nghị Tham tán Thương mại 2011, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, ông Lê Tuấn Phong - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng đã trình bày một tham luận về "Tổng quan về hệ thống năng lượng Việt Nam và định hướng phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050".

Bài tham luận đánh giá về tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến phát triển năng lượng dầu khí và những kết quả đã đạt được trong hợp tác với nước ngoài của ngành Dầu khí Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển ngành Năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2050 là phát triển ngành Dầu khí đồng bộ, bao gồm các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu.

Về công nghiệp chế biến dầu khí, đến năm 2015 xây dựng xong 3 – 5 nhà máy lọc hóa dầu (NMLHD) với tổng công suất lọc khoảng 26 – 32 triệu tấn/năm, xây dựng và đưa vào vận hành từ 1 – 2 tổ hợp hóa dầu sản xuất các sản phẩm hóa dầu cơ bản. Đến năm 2025 hoàn thành việc mở rộng và xây dựng xong 6 – 7 NMLHD với tổng công suất lọc dầu 45 – 60 triệu tấn/năm, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sản phẩm hóa dầu cơ bản.

Triển khai xây dựng, đưa vào vận hành các tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Long Sơn, Nam Vân Phong, các nhà máy lọc dầu Vũng Rô, Cần Thơ với tổng công suất chế biến trên 32 triệu tấn/năm. Mở rộng công suất các NMLHD Nghi Sơn và Long Sơn với công suất mỗi nhà máy là 20 triệu tấn/năm; dự kiến xây dựng mới

44

hoặc nâng cấp mở rộng các nhà máy hiện có (1-2 nhà máy) với cấu hình chế biến sâu nhằm đảm bảo yêu cầu an ninh năng lượng quốc gia về sản phẩm nhiên liệu và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho hoá dầu, nhựa đường và các sản phẩm có giá trị cao như dầu nhờn, dung môi, nhiên liệu sinh học…

Đối với các nhà máy hóa dầu, gắn các dự án hoá dầu với các dự án lọc dầu, hình thành các tổ hợp, liên hợp lọc hoá dầu, nâng cao giá trị chế biến, hiệu quả đầu tư và sử dụng tối ưu cơ sở hạ tầng và các hạng mục phụ trợ.

Giai đoạn đến năm 2015 vận hành an toàn nhà máy đạm Phú Mỹ với công suất tối ưu và phát triển chiều sâu chế biến các sản phẩm hóa dầu khác; hoàn thành xây dựng nhà máy Đạm Cà Mau. Triển khai xây dựng tổ hợp Hoá dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), Tổ hợp hóa dầu Hòa Tâm (Phú Yên), Nhà máy xơ sợi PET (Hải Phòng). Giai đoạn 2016- 2025 hoàn thành xây dựng Tổ hợp Hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), mở rộng công suất các tổ hợp hóa dầu Dung Quất, Long Sơn, Hòa Tâm; xây dựng mới một số tổ hợp hóa dầu hoặc các nhà máy hóa dầu từ nguyên liệu khí thiên nhiên ở những vùng thích hợp trên cơ sở nguồn nguyên liệu và các điều kiện cơ sở hạ tầng phù hợp.

Môi trường công nghệ ngành.

Khoa học công nghệ dầu khí bao trùm những lĩnh vực rất lớn liên quan từ khoa học cơ bản đến ứng dụng. Để tìm ra và khai thác, chế biến được dầu khí đương nhiên phải có kỹ thuật thích hợp, có con người làm chủ được kỹ thuật đó. Một mảng khác không kém phần quan trọng nhưng thường chưa được chú ý đúng mức đó là khoa học kinh tế và quản lý để đảm bảo tính khả thi và tính tối ưu khi đưa nguồn tài nguyên dầu khí vào guồng máy vận hành của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy ngoài những đặc điểm chung giống như các khoa học - công nghệ khác, KH-CN dầu khí còn có một số đặc thù khác.

45

Tính hiện đại và đa dạng. Chúng ta đều biết việc đi sâu vào lòng đất khoảng vài chục km khó khăn hơn rất nhiều so với đi vào vũ trụ hàng triệu km. Chính vì thế mà tất cả những thành tựu mới nhất, hiện đại nhất của khoa học đều được ứng dụng trong công nghệ dầu khí.

Ngày nay khi nguồn dầu khí đi vào khan hiếm, phải tiến hành tìm kiếm - thăm dò - khai thác ở các vùng nước cực sâu của đại dương, các vùng xa xôi, hẻo lánh như sa mạc hay các vùng băng giá, ở những độ sâu lớn hơn 5 km, phải chế biến những loại dầu nặng hoặc không thông thường theo những yêu cầu khắt khe của luật môi trường, chuyển hóa khí đốt thành nhiên liệu lỏng hoặc phải từng bước chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo... thì việc ứng dụng các công nghệ hiện đại càng xảy ra với cường độ và tốc độ ngày một cao hơn trước. Hậu quả của tính hiện đại này là chi phí đầu tư, giá thành công nghệ trở nên đắt đỏ nên mục tiêu đạt hiệu quả tổng hợp cao phải là kim chỉ nam cho đầu tư khoa học dầu khí chứ không phải là đầu tư ít nhất, rẻ nhất như trước đây vẫn thường được tiến hành.

Ngành dầu khí ngay từ đầu đã mang tính quốc tế sâu sắc. Mọi hoạt động từ nghiên cứu đến sản xuất, kinh doanh đều diễn ra trên bình diện toàn cầu mà biên giới quốc gia không còn là một rào cản quan trọng nữa.

Trình độ công nghệ dầu khí ở nước Mỹ hay một nước Trung Phi nghèo nhất thế giới cũng cần phải gần như nhau thì mới tìm ra và khai thác được dầu khí, do đó hợp tác quốc tế là một chính sách luôn luôn phải được quán triệt trong quy hoạch phát triển ngành.

Tuy nhiên tính quốc tế này lại mang tính độc quyền và thống trị bởi các nước phát triển, nó trở thành một công cụ để chiếm đoạt thặng dư và của cải của các nước chưa phát triển hoặc kém phát triển.

Từ tính độc quyền nói trên dẫn đến tính đối kháng trong việc chuyển giao công nghệ cũng như phổ biến kiến thức khoa học giữa các nước giàu và nghèo. Vì cơ sở hạ tầng, nguồn tài chính, nguồn nhân lực yếu kém nên các nước kém phát

46

triển không thể tự thân phát triển khoa học - công nghệ dầu khí, còn các nước phát triển và các tập đoàn siêu quốc gia thì không bao giờ chịu trao cái bảo bối của mình cho bất kỳ ai cho nên cái phần mà các nước kém phát triển tiếp thu được phần lớn là công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ phụ nếu không có những chính sách và phương thức khôn khéo thích hợp để chuyển giao công nghệ. Cũng từ tính đối kháng này nên KHCN dầu khí mang đậm tính chính trị hơn các ngành khác, nó không còn là lĩnh vực của riêng các nhà khoa học mà thường bị các nhà chính trị, các nhà cầm quyền chi phối rất mạnh. Tính đối kháng mang đặc trưng chính trị này gắn liền với vai trò chiến lược của dầu khí trong kinh tế, quốc phòng của mỗi nước nên không tự mất đi thông qua hợp tác, tình hữu nghị như những người nhẹ dạ ảo tưởng.

Song song với KH-CN phổ cập là KH-CN cá biệt của mỗi nước cụ thể, xác định bởi những đặc điểm địa lý - địa chất và loại hình hydrocacbua đặc thù của nước đó. Điều này dễ hiểu vì những mỏ dầu khí ở Bắc cực, Nam cực, ở biển sâu, ở móng nứt nẻ, đá vôi, cát kết, dưới dạng dầu ngọt, dầu chua, bitumen, khí hydrat, khí than... ở từng nước không yêu cầu công nghệ giống nhau, do đó không phải ai cũng quan tâm như nhau đến từng công nghệ cụ thể.

Điều này dẫn đến một nhu cầu là mỗi một quốc gia phải có một chiến lược KH- CN dầu khí cho riêng mình để đáp ứng mục tiêu của công nghiệp dầu khí của nước đó.

Môi trường văn hóa trong marketing tại Việt Nam.

Xã hội, trong đó người ta sinh ra và lớn lên, là môi trường hình thành các niềm tin cơ bản, các giá trị và những tiêu chuẩn của chính họ cũng như những tiêu chuẩn được xã hội thừa nhận. Chính những điều đó sẽ xác định mối quan hệ của họ với người khác. Những đặc điểm văn hóa sau đây có thể ảnh hưởng đến các quyết định marketing:

47

Văn hóa thường được định nghĩa là hệ thống những giá trị và đức tin, truyền thống và những chuẩn mực hành vi. Văn hóa được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác và được củng cố thêm qua các định chế quan trọng của xã hội như trường học, công sở, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp... Văn hóa thường được hấp thụ ngay từ buổi đầu trong đời sống gia đình, giáo dục, tôn giáo, trong công việc và bằng giao tiếp với những người khác trong cộng đồng. Có thể xem văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định đến nhu cầu và hành vi của con người. Những điều cơ bản về cảm thụ, giá trị thực sự, sự ưa thích, thói quen, hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát được qua việc mua sắm đều chứa đựng bản sắc văn hóa. Từ đó, để nhận biết những người có trình độ văn hóa cao, thái độ của họ đối với sản phẩm khác biệt so với những người có trình độ văn hóa thấp.

Các niềm tin và giá trị thứ yếu của con người thì dễ đổi thay hơn. Vì thế, những người làm marketing thường tìm cách làm thay đổi các niềm tin và giá trị thứ yếu của con người, nhưng khó có thể làm thay đổi các niềm tin và giá trị cốt lõi của họ. Tin vào định chế hôn nhân là một niềm tin cốt lõi, tin vào việc lập gia đình sớm là niềm tin thứ yếu. Những người làm marketing về kế hoạch hóa gia đình có thể thuyết phục có hiệu quả rằng người ta nên kết hôn muộn, hơn là thuyết phục họ đừng nên kết hôn.

(2) Các văn hóa đặc thù.

Ngoài những giá trị văn hóa chung, trong mỗi xã hội đều có những văn hóa đặc thù, tức những nhóm dân chúng cùng chia sẻ các hệ thống giá trị nảy sinh từ hoàn cảnh và kinh nghiệm sống trong cộng đồng của họ. Những người cùng một tầng lớp xã hội, những người ở cùng một lứa tuổi, tất cả đều tiêu biểu cho những văn hóa riêng biệt mà các thành viên của nó cùng chia sẻ những niềm tin, sở thích, cách cư xử như nhau. Ngoài ra, nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, môi trường tự nhiên, cách kiếm sống của mỗi người gắn với nhánh văn hóa, một bộ phận nhỏ của văn hóa luôn ảnh

48

hưởng đến sự quan tâm, đánh giá những giá trị của hàng hóa và sở thích. Những người làm marketing cần nhận thức được những xu hướng thay đổi trong văn hóa và văn hóa đặc thù để nhận dạng được các cơ hội và các đe dọa mới.

Môi trường chính trị luật pháp.

Các quyết định marketing chịu tác động mạnh mẽ của những biến đổi trong môi trường chính trị và pháp luật. Môi trường này được tạo ra từ hệ thống luật pháp, các tổ chức chính quyền và gây ảnh hưởng cũng như ràng buộc các hành vi của tổ chức lẫn cá nhân trong xã hội. Có một số điểm khi phân tích môi trường chính trị cần được các nhà quản trị marketing quan tâm :

(1) Hệ thống pháp luật tác động đến doanh nghiệp ngày càng gia tăng

Việc điều tiết đối với hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật là nhằm : - Bảo vệ giữa các doanh nghiệp với nhau.Ví dụ, chống độc quyền.

- Bảo vệ người tiêu dùng tránh các giao dịch buôn bán không công bằng. - Bảo vệ các lợi ích của xã hội, ngăn cản các hành vi kinh doanh trái pháp luật (chống gian lận thương mại, buôn lậu…).

(2) Sự phát triển của các nhóm bảo vệ lợi ích công cộng

Chẳng hạn, các Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hội bảo vệ sức khỏe… buộc các hoạt động marketing ngày càng phải quan tâm hơn và có trách nhiệm hơn đối với an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa…

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động marketing quan hệ tại công ty tnhh jgc việt nam (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)