- Cung cấp tầm nhìn.
Mọi hoạt động, định hướng phát triển của doanh nghiệp nhất nhất phải tuân theo tầm nhìn định hướng này. Mục tiêu từng thời kỳ có thể thay đổi, nhưng tầm nhìn, tôn chỉ định hướng của doanh nghiệp phải mang tính dài hạn và phải được phổ biến sâu rộng trong toàn công ty để mỗi thành viên hiểu, tự hào và toàn tâm, toàn ý thực hiện. Chính những điều này góp phần tạo nên phần hồn cho một doanh nghiệp, cái mà chúng ta hay gọi là văn hóa doanh nghiệp.
- Cạnh tranh, thu hút nhân tài.
Doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp có “nội lực” mạnh, mà nội lực ấy chính là từng nhân viên, từng cán bộ trong doanh nghiệp. “Nhân tài là nguyên khí của doanh nghiệp”. Xét trong tầm chiến lược lâu dài, muốn doanh nghiệp trường tồn và phát triển thì yếu tố cốt lõi là phải xây dựng được hệ thống “nhân lực xuất sắc”. Để làm được điều này công ty cần tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, đó còn là nơi để mỗi cá nhân được phát huy tối đa năng lực bản thân, cộng thêm những chế độ đãi ngộ, việc trau dồi, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cùng với cơ hội thăng tiến trong công việc. Đó là động lực vô cùng lớn để mỗi nhân viên hoạt động tích cực, có hiệu quả và đạt được hiệu suất công việc cao nhất.
21 - Nhấn mạnh tính đồng đội.
Xây dựng tinh thần đồng đội là yếu tố quan trọng hàng đầu khi làm việc theo nhóm. Tinh thần đó chính là bí quyết để công việc hiệu quả. Đây là một nét văn hóa cần được đề cao trong doanh nghiệp, mang giá trị gắn kết các cá nhân rất cao. Trong môi trường làm việc tập thể, mọi cá nhân hiểu và tin rằng việc tư duy, lập kế hoạch, quyết định và hành động sẽ được thực hiện tốt hơn khi tất cả cùng hợp tác.
- Đánh giá và khen thưởng.
Công tác đánh giá và khen thưởng ngày càng trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp làm tốt công tác đánh giá và khen thưởng sẽ động viên tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của nhân viên từ đó họ sẽ quyết tâm phấn đấu hoàn thành công việc đạt chất lượng cao, đem lại nhiều ích lợi cho doanh nghiệp.
- Sử dụng đòn bẩy của sự tự do.
Quản lý, sử dụng và phát huy năng lực của nhân viên là một môn khoa học và nghệ thuật. Đối với một nhân viên làm việc chủ động thỏa mãn các yêu cầu như: Có trách nhiệm đối với bản thân, có ý thức làm chủ trong công việc và có lòng tự trọng, khi đó lãnh đạo cần bố trí không gian làm việc tự do, tự chủ hơn để họ có thể phát huy tối đa năng lực, đem lại nhiều lợi ích cho công ty.
- Hiểu biết khách hàng nội bộ.
Tiền lương, tiền thưởng chưa phải là những thứ mà nhân viên trông đợi nhất. Khi được tăng lương chưa chắc nhân viên đã làm việc với thành tích cao hơn. Theo các chuyên gia quản trị nhân lực, để nhân viên làm việc với động cơ và đạo đức nghề nghiệp cao hơn, gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải hiểu được những mong đợi quan trọng của họ như: Mức
22
độ tự chủ, Có mục tiêu, Có sứ mệnh. Các kỳ vọng Được đóng góp ý kiến, Sự quan tâm của cấp trên, đối xử công bằng…
Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho nhân viên làm những công việc mà họ yêu thích, khuyến khích họ vươn tới mơ ước trong tương lai, kể cả khi họ muốn trở thành nhà quản trị doanh nghiệp. Nhân viên sẽ chỉ nỗ lực với công việc khi doanh nghiệp quan tâm đến họ trước.
- Thiết kế công việc và tuyển dụng.
Tuyển dụng nhân sự là một việc rất quan trọng góp phần vào sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả cao trong tuyển dụng thì phải biết thiết kế công việc cần tuyển dụng để tuyển được đúng người đúng việc.
- Trao quyền cho nhân viên.
Mỗi nhà lãnh đạo cần phải tự rèn luyện kỹ năng và cách thức trao quyền. Niềm tin của trao quyền thành công là dựa trên việc hiểu rõ năng lực và nhiệm vụ của mỗi nhân viên, đảm bảo nhân viên có đầy đủ thông tin và công