Mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuận. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống quản trị marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với các thị trường mục tiêu. Những thành công của sự chỉ đạo marketing còn phụ thuộc vào cả hoạt động giữa các đơn vị, bộ phận trong công ty, các đối thủ cạnh tranh …
49
Các lực lượng tác dụng trong môi trường vi mô của công bao gồm: công ty, những nhà cung ứng, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng ... Những người quản trị marketing không thể tự giới hạn mình trong những nhu cầu của thị trường mục tiêu. Họ phải chú ý đến tất cả những yếu tố của môi trường vi mô.
(1)Công ty: Với công ty TNHH JGC Việt Nam, khi soạn thảo các kế hoạch marketing, những người lãnh đạo bộ phận marketing của công ty phải chú ý đến lợi ích và sự phối hợp của các nhóm trong nội bộ bản thân công ty như ban lãnh đạo tối cao, bộ phận quản trị tài chính, bộ phận kế toán, bộ phận nhân sự và các bộ phận chuyên môn trong Công ty. Đối với những người soạn thảo các kế hoạch marketing chính tất cả những nhóm này tạo nên môi trường vi mô của công ty
(2)Những nhà cung ứng: Những người cung ứng là những nhà cung cấp, những nhà thầu phụ cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh và các nguồn lực cần thiết như các thiết bị vật tư, máy móc công nghệ và nhân lực để thi công các dự án của Công ty.
Những sự kiện xảy ra trong môi trường “người cung ứng” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty. Những người quản trị marketing phải chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, giá nhà thầu phụ bởi vì việc tăng giá các vật tư mua về sẽ làm giá thầu của Công ty không chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và giảm lợi nhuận trong các dự án Công ty đang triển khai.
(3)Đối thủ cạnh tranh: Tất cả các công ty lớn hay nhỏ cho tới các công ty độc quyền đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Không một nhà quản trị nào có thể coi thường môi trường cạnh tranh. Khi họ bỏ qua sự cạnh tranh, họ phải trả một giá rất đắt.
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các công ty. Các đối thủ cạnh tranh với nhau quyết định tính chất và mức độ tranh đua, hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào đối
50
thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào sự tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá sản phẩm. Sự tồn tại của các yếu tố này có xu hướng làm tăng nhu cầu và hoặc nguyện vọng của doanh nghiệp muốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình, chúng làm cho sự cạnh tranh thêm gay gắt.