Quy trình chung cuộc kiểm toán BCTC của IMMANUEL

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL (Trang 40 - 49)

- Kiểm toán Báo cáo tài chính;

2.1.4.2. Quy trình chung cuộc kiểm toán BCTC của IMMANUEL

Quy trình cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC. Cuộc kiểm toán BCTC của IMMANUEL có quy trình như sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán của IMMANUEL (trang sau)

Công việc thực hiện trước kiểm toán Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Lựa chọn nhóm kiểm toán viên Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Ký kết hợp đồng kiểm toán Thực hiện kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Công việc sau kiểm toán

Soát xét hồ sơ và đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán

Theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán Thu thập thông tin về khách hàng

Thực hiện thủ tục phân tích Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Soát xét giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên Họp thống nhất số liệu với khách hàng Tổng hợp ra báo cáo kiểm toán dự thảo Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức

Thiết kế chương trình kiểm toán

Kiểm tra số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản Kiểm tra việc cộng dồn, đối chiếu số liệu với các chứng từ có liên quan Trao đổi với nhân viên kế toán về công tác kế toán , các bút toán điều chỉnh…

 Công việc thực hiện trước kiểm toán

Khảo sát và tiếp nhận khách hàng

Trong một lĩnh vực phải chịu nhiều cạnh tranh như nghề kiểm toán, việc có và giữ được một khách hàng tuy có thể khó khăn, thế nhưng kiểm toán viên vẫn cần thận trọng khi quyết định tiếp nhận khách hàng. Bởi lẽ, rủi ro có thể phải gánh trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên rất cao, do đó nếu nhận kiểm toán cho những khách hàng thiếu trung thực, hoặc thường tranh luận về phạm vi kiểm toán và giá phí, hoặc nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán viên và Công ty kiểm toán có thể sẽ gặp phải những bất lợi nghiêm trọng trong tương lai. Chính vì thế, khi được mời kiểm toán, IMMANUEL luôn phân công cho những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán.

Đối với khách hàng mới:

Trước hết IMMANUEL tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, tìm hiểu các thông tin sơ bộ về lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng... IMMANUEL sẽ tăng lượng thông tin cần thu thập nếu Báo cáo tài chính của khách hàng được công bố rộng rãi. Đồng thời kiểm tra các thông tin liên

quan đến lãnh đạo doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, internet...), tìm hiểu lý do thay đổi công ty kiểm toán của Ban Giám đốc.

Với các thông tin thu thập được, IMMANUEL nghiên cứu và phân tích sơ bộ về tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để quyết định xem có nhận lời kiểm toán hay không.

Đối với khách hàng cũ:

Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, IMMANUEL đánh giá các thông tin hiện hữu để xem xét có nên tiếp tục kiểm toán cho đơn vị khách hàng đó vào năm sau hay không. IMMANUEL tiến hành xem xét các sự kiện của năm hiện tại diễn ra tại đơn vị khách hàng, xem xét về mối quan hệ với khách hàng, mức phí, việc thay đổi một số điều khoản của hợp đồng...

Lựa chọn nhóm KTV

Khi tiến hành kiểm toán, tính độc lập của KTV được đánh giá rất cao và nó quyết định việc các công ty kiểm toán có được tiến hành kiểm toán cho đơn vị khách hàng hay không. Để có thể đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán và đảm bảo tránh xảy ra mâu thuẫn về mặt pháp lý có thể xảy ra khi phát hành Báo cáo kiểm toán thì trước mỗi cuộc kiểm toán, IMMANUEL thường phải soát xét về tính độc lập và các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của KTV tham gia nhóm kiểm toán.

Việc phân công nhóm kiểm toán do Ban Giám đốc và Trưởng phòng kiểm toán của IMMANUEL thực hiện.

Ký kết hợp đồng kiểm toán

tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức Báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện cũng như các điều khoản về giá phí, phương thức thanh toán, về xử lý tranh chấp Hợp đồng.

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Thu thập thông tin về khách hàng

Để có thể xây dựng và thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả, IMMANUEL phải có hiểu biết đầy đủ về khách hàng, chủ yếu là về tình hình kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của họ. Những hiểu biết này sẽ giúp IMMANUEL hoạch định các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của khách hàng, nhất là giúp kiểm toán viên xác định được các khu vực có rủi ro cao để có những biện pháp thích hợp.

Với khách hàng mới: IMMANUEL yêu cầu cung cấp các tài liệu như Giấy

phép thành lập Doanh nghiệp, Điều lệ công ty, biên bản họp Hội đồng quản trị, cơ cấu và mô hình tổ chức, các hợp đồng, cam kết, các thủ tục kiểm soát nội bộ… để có hiểu biết sơ bộ về công ty khách hàng. Đồng thời IMMANUEL thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua việc trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc công ty, Kế toán trưởng hoặc nhân viên của đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra, IMMANUEL còn trao đổi với các kiểm toán viên tiền nhiệm, các nhà tư vấn đã cung cấp dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán.

Với khách hàng thường niên: Kiểm toán viên thu thập thông tin về hoạt

động kinh doanh của khách hàng thông qua Hồ sơ kiểm toán năm trước và Hồ sơ thường trực. Đồng thời, trao đổi với Ban Giám đốc công ty khách hàng về những thay đổi trong năm qua để cập nhập thông tin cho năm kiểm toán hiện hành.

Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

Hệ thống kế toán là hệ thống thông tin chủ yếu của đơn vị, bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và kiểm toán bảng tổng hợp, cân đối kế toán. Việc hiểu biết về hệ thống kế toán của đơn

khi kiểm toán, mà còn giúp kiểm toán viên đánh giá về hiệu quả của hệ thống kế toán. Trên cơ sở đó quyết định về mức hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đưa ra kế hoạch kiểm toán phù hợp.

Để tìm hiểu các quy trình kế toán áp dụng tại công ty khách hàng, IMMANUEL đề nghị kế toán trưởng cung cấp các tài liệu về chính sách kế toán áp dụng, hệ thống tài khoản thường sử dụng và sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu. Đồng thời kiểm toán viên của IMMANUEL xem xét xem việc hạch toán thực tế hàng ngày tại phòng kế toán có tuân thủ đúng chính sách và chế độ đã quy định không.

Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ trau dồi thêm hiểu biết của mình để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát, không chỉ xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.

Xác định mức trọng yếu

Việc xác định mức trọng yếu giúp KTV có thể xác định được mức độ sai sót có thể chấp nhận được cho mục đích báo cáo, nhưng để thực hiện kiểm toán thì cần phải có một mức độ trọng yếu chi tiết. Giá trị trọng yếu chi tiết được tính toán dựa vào mức trọng yếu đã xác định nhưng thường nhỏ hơn (thường bằng 80 -90%). Giá trị trọng yếu chi tiết được sử dụng để xác định sai sót chấp nhận được đối với giá trị chênh lệch ước tính khi kiểm tra, phân tích mỗi tài khoản chi tiết.

Mức trọng yếu thường được đánh giá dựa trên kinh nghiệm và khả năng phán đoán của kiểm toán viên.

Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV

thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên cần thu thập và lưu trong Hồ sơ kiểm toán mọi thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán và chứng minh rằng cuộc kiểm toán tuân thủ đúng chuẩn mực kiểm toán. Các giấy tờ này cùng với các bằng chứng khác làm cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến kết luận khi kết thúc kiểm toán.

Thực hiện kiểm toán tại khách hàng.

Họp triển khai: Nhóm kiểm toán họp với Ban Giám đốc, phòng kế toán và

đại diện các phòng ban chức năng của khách hàng để thông qua về mục tiêu, nội dung kiểm toán, trách nhiệm của bộ phận liên quan tới cuộc kiểm toán.

Thực hiện kiểm toán:Theo sự phân công của nhóm trưởng, các thành viên thực hiện kiểm toán các phần hành được giao. Các thủ tục kiểm toán tại khách hàng: tổng hợp số liệu, thu thập tài liệu, kiểm tra chứng từ gốc, phỏng vấn... Sau khi hoàn thành mỗi phần hành, thành viên trong nhóm sẽ chuyển lại cho nhóm trưởng kiểm tra, soát xét và tiếp tục hoàn thiện theo yêu cầu của nhóm trưởng. Kiểm toán viên điều hành sẽ xuống làm việc cùng nhóm trưởng vào ngày trước khi kết thúc kiểm toán tại khách hàng. Trưởng nhóm tổng hợp lại các nội dung còn tồn tại, các bút toán điều chỉnh và Kiểm toán viên điều hành sẽ soát xét trước khi họp với khách hàng.

Kết thúc kiểm toán Họp kết thúc

Sau khi kết thúc công viêc kiểm toán tại khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành họp với Ban Giám đốc và đại diện các phòng ban chức năng của khách hàng để báo cáo kết quả kiểm toán, các vấn đề còn tồn tại, đề xuất xử lý, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ... Nhóm kiểm toán sẽ thống nhất các bút toán điều chỉnh với khách hàng. Nội dung cuộc họp này được ghi vào Biên bản họp

và lưu vào Hồ sơ kiểm toán để làm căn cứ thể hiện cuộc kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ.

Tổng hợp và lập Báo cáo kiểm toán

Bước này được thực hiện tại Văn phòng Công ty kiểm toán. Nhóm trưởng đọc lại hồ sơ kiểm toán, ghi nhân các vấn đề còn tồn tại và hướng xử lý. Nhóm trưởng sẽ tiến hành lập Báo cáo kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán, Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính đính kèm được chuyển cho Kiểm toán viên điều hành soát xét. Nếu còn tồn tại, Kiểm toán viên điều hành chuyển lại cho nhóm kiểm toán để tiếp tục trả lời, hoàn thiện.

Ban Giám đốc soát xét Báo cáo kiểm toán lần cuối trước khi chuyển cho khách hàng. Sau khi được sự chấp thuận của Ban Giám đốc, nhóm trưởng sẽ lập phiếu lấy ý kiến khách hàng và gửi cho khách hàng kèm theo Báo cáo.

Khi nhận được phản hồi từ phía khách hàng, nhóm trưởng trình Kiểm toán viên điều hành, Giám đốc xem xét và cho ý kiến và tiến hành phát hành Báo cáo kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán được phát hành cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu khách hàng yêu cầu). Số lượng Báo cáo phát hành tùy vào yêu cầu của khách hàng, trong đó IMMANUEL giữ một bản, Công ty khách hàng giữ số bản theo yêu cầu.

Trong Báo cáo phát hành còn kèm theo cả Báo cáo của Ban Giám đốc của khách hàng và Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Cùng với việc phát hành Báo cáo kiểm toán, IMMANUEL còn phát hành Thư quản lý kèm theo cho Ban Giám đốc công ty khách hàng. Thư quản lý đề cập những vấn đề trọng yếu liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cùng những phương hướng hoàn thiện công tác quản lý.

nghiệm. Đồng thời, Công ty cũng thường xuyên có sự liên lạc với khách hàng để thu thập thêm những thông tin về tình hình kinh doanh và những thay đổi lớn trong tổ chức, chính sách của khách hàng làm tư liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán năm sau.

Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm toán:

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 – Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán quy định: “Kiểm toán viên phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện phát sinh đến ngày ký Báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng tới BCTC, và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC. Các thủ tục này bổ sung cho các thủ tục thông thường áp dụng cho các sự kiện đăc biệt xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập Báo cáo tài chính nhằm thu thập thêm bằng chứng kiểm toán về số dư của các tài khoản vào thời điểm lập BCTC. Tuy nhiên, kiểm toán viên không bắt buộc phải xem xét tất cả các vấn đề mà những thủ tục kiểm toán trong năm đã đưa ra kết luận thỏa đáng”.

Sau ngày công bố Báo cáo kiểm toán nếu Kiểm toán viên nhận thấy vẫn còn sự kiện xảy ra đến ngày ký Báo cáo kiểm toán cần phải sửa đổi Báo cáo kiểm toán, thì KTV phải thảo luận vấn đề này với Giám đốc đơn vị được kiểm toán và phải có những biện pháp thích hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi Báo cáo tài chính thì KTV phải thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp và phải kiểm tra các biện pháp mà đơn vị được kiểm toán áp dụng nhằm bảo đảm vấn đề này đã được thông báo đến các bên nhận BCTC và Báo cáo kiểm toán đã công bố, đồng thời KTV và Công ty kiểm toán phải công bố một Báo cáo kiểm toán mới căn cứ vào Báo cáo tài chính đã sửa đổi. Báo cáo kiểm toán mới phải có đoạn giải thích nguyên nhân phải sửa đổi Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán đã được công bố. Báo cáo kiểm toán mới phải được ký cùng ngày, hoặc ngay sau ngày tháng

ký BCTC đã sửa đổi. Trường hợp này KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cho đến ngày ký Báo cáo kiểm toán đã sửa đổi.

Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán không thông báo vấn đề nêu ở trên đến các bên đã nhận được BCTC và Báo cáo kiểm toán đã công bố trước đó và cũng không sửa đổi Báo cáo tài chính theo yêu cầu của KTV thì Công ty kiểm toán phải thông báo cho Giám đốc đơn vị được kiểm toán về những biện pháp mà KTV sẽ áp dụng để ngăn chặn việc các bên thứ ba sử dung Báo cáo kiểm toán. Các biện pháp ngăn chặn được thực hiện tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của kiểm toán viên cũng như kiến nghị của luật sư của Kiểm toán viên.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w