Những vấn đề còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL (Trang 94 - 96)

- Về cách tiếp cận khách hàng

3.1.2. Những vấn đề còn tồn tạ

Bên cạnh những thế mạnh đạt được, trong quá trình kiểm toán tại công ty có thể thấy một số điểm yếu trong tổ chức quản lý cũng như quy trình kiểm toán tại công ty như sau:

3.1.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản Nợ

phải trả cho người bán:

Nghiên cứu đầy đủ về hệ thống KSNB của khách hàng là một công việc bắt buộc, cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kiểm toán. Nó giúp KTV đánh giá tình hiệu quả của hệ thống KSNB, từ đó xác định các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm thu được bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp. Tuy nhiên ở một số khách hàng do thời điểm ký hợp đồng kiểm toán và thời điểm thực hiện cuộc kiểm toán là không nhiều nên KTV không chú trọng việc kiểm tra hệ thống KSNB bao gồm kiểm tra sự tồn tại và hoạt động của KSNB và kiểm tra hệ thống KSNB đó hoạt động có hiệu quả hay không mà tập trung vào kiểm tra chi tiết. Ngoài ra, việc áp dụng các câu hỏi khảo sát về KSNB vào mỗi cuộc kiểm soát còn mang tính máy móc, nhiều khi không phù hợp với từng loại hình khách hàng. Các câu hỏi này được sử dụng chung cho tất cả các khách hàng. Điều đó cũng có thể dẫn tới việc đánh giá rủi ro kiểm soát cho khoản mục Phải trả không chính xác và phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục này không phù hợp.

Về việc xác định mức trọng yếu và rủi ro

IMMANUEL đã xây dựng được phương pháp xác định mức độ trọng yếu của IMMANUEL, tuy nhiên phương pháp này mang tính chất tham khảo nhiều hơn. KTV chỉ dùng phương pháp này như tài liệu tham khảo, còn việc xác định tính trọng yếu dựa vào phán đoán của KTV thông qua kinh nghiệm và các đối chiếu so sánh trong quá tình kiểm toán.

Việc đánh giá rủi ro vẫn còn xem nhẹ nên một số cuộc kiểm toán với khách hàng mới phải kéo dài thời gian hơn so với dự kiến ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán

Về chương trình kiểm toán

- Chương trình kiểm toán mẫu mà công ty xây dựng cho từng khoản mục chỉ mang tính hỗ trợ. Với những đối tượng khách hàng khác nhau về qui mô, loại hình sản xuất kinh doanh thì chương trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán cũng cần có những điểm khác biệt

- Việc thực hiện kiểm toán của công ty mới chỉ được trình bày trên giấy tờ và chưa có phần mềm kiểm toán. Việc không áp dụng phần mềm kiểm toán mất thời nhiều thời gian và hiệu quả chưa đạt được tối đa. Hiện nay, việc áp dụng phương pháp thủ công đối với công ty là thích hợp tuy nhiên khi công ty phát triển về qui mô thì việc xây dựng một phần mềm kiểm toán là cần thiết.

3.1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Về thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục Nợ phải trả cho người

bán:

Trong quá trình kiểm toán, KTV tiến hành các thủ tục phân tích rất ít, chủ yếu là tìm hiểu sự biến động của các tài khoản. Khi thực hiện kiểm toán, KTV chỉ thực hiện kỹ thuật phân tích đơn giản nhất là so sánh ngang để thấy được mức biến động của chỉ tiêu. KTV hầu như không thực hiện một cách cẩn thận thủ tục này mà áp dụng việc phân tích như một biện pháp bổ sung cho kiểm tra chi tiết. Mặc dù đã tiến hành so sánh nhưng KTV chưa phân tích kỹ được các tỷ suất, do đó chưa đưa ra được mối quan hệ tổng quát, và quan hệ với ngành nghề của khách hàng( như yếu tố cạnh tranh, rủi ro kinh doanh…). Một hạn chế khách quan cho KTV trong việc tính và so sánh các chỉ tiêu khi thực hiện thủ tục phân

số liệu ngành dẫn đến việc liên hệ với chỉ tiêu ngành còn chưa được thực hiện nhiều. Điều này làm giảm phần nào sự hiệu quả và độ tin cậy khi đưa ra đánh giá đối với các tỷ suất liên quan đến các khoản phải trả người bán tại đơn vị khách hàng

Về việc kiểm tra chi tiết

Khi kiểm tra chi tiết, cách chọn mẫu được đưa ra tùy theo từng khoản mục, có các cách chọn: chọn mẫu đại diện, chọn mẫu không đại diện, chọn toàn bộ mẫu. Nhưng nhìn chung các KTV chọn mẫu theo kinh nghiệm của mình. Thường chọn những mẫu có số dư lớn, có thể chọn theo từng tháng một số mẫu bất thường với giá trị lớn hoặc những nghiệp vụ thường xuyên nhưng theo kinh nghiệm của KTV là những khoản đáng chú ý để kiểm tra chi tiết chứng từ. Đôi khi trong kiểm tra chi tiết, KTV hay bỏ qua một số bước. Sự bỏ qua này có thể là hợp lý đối với những KTV có kinh nghiệm, kinh nghiệm giúp họ có cái nhìn tổng quát đối với các khoản mục đó. Nhưng với KTV còn non nớt kinh nghiệm, như những trợ lý kiểm toán năm đầu thì sự bỏ qua này có thể dẫn đến sự bỏ sót

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL (Trang 94 - 96)