Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL (Trang 50 - 66)

- Kiểm toán Báo cáo tài chính;

2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Công ty cổ phần XYZ là khách hàng truyền thống của IMMANUEL, đã được Công ty kiểm toán vào những năm trước. Chính vì vậy, IMMANUEL đã phải cập nhập và đánh giá lại những thông tin đã thu thập trước đây, nhất là những thông tin đã được lưu trữ trong bộ Hồ sơ kiểm toán từ những năm trước, đặc biệt IMMANUEL chú ý đến các vấn đề tồn tại đã phát hiện từ các năm trước và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện ra những thay đổi đáng kể phát sinh sau lần kiểm toán trước và tìm hiểu thêm những điểm mới của XYZ trong năm nay.

* Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát

Sau khi có đầy đủ thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh của khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán của IMMANUEL sẽ tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát thông qua hệ thống các câu hỏi. Chủ nhiệm kiểm

toán sẽ dựa vào các thông tin có được ban đầu về khách hàng thông qua BCTC, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh để trả lời các câu hỏi đó. Công việc này đòi hỏi chủ nhiệm kiểm toán phải có trình độ chuyên môn cao và có khả năng xét đoán nghề nghiệp tốt. Do công ty cổ phần XYZ là khách hàng thường xuyên của IMMANUEL nên việc tìm hiểu khách hàng để đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát không mất quá nhiều thời gian khi kết thúc niên độ kế toán, vì vậy KTV chỉ xem xét ở trên một số khía cạnh sau:

Bảng 2.1: Câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát Công ty cổ phần XYZ Hệ thống câu hỏi Rủi ro hợp đồng Môi trường kiểm soát Câu hỏi phụ 1. Có lý do gì để nghi ngờ về tính chính trực của các thành viên Ban lãnh đạo khách hàng hoặc nghi ngờ về việc đưa ra thư giải trình của Ban giám đốc không?

Không Không Không

2. Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết về tính trung thực và hợp lý của BCTC không?

Không Không Không 3. Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết của

Ban lãnh đạo đơn vị trong việc thiết lập và duy trì hệ thống kế toán tin cậy hay một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả?

Không Không Không

4. Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không?

Không Không Không 5.Quá trình kiểm soát có bất hợp lý với quy mô và

hình thức kinh doanh không, có lý do nào để băn

Không Không Không Không Không Không

sát và điều hành hoạt động có hiệu quả như việc phân công trách nhiệm?

6. Phương pháp phân công quyền hạn và trách nhiệm có phù hợp với quy mô và hình thức kinh doanh hay không?

Không Không Không

7. Có lý do nào để băn khoăn đến phương pháp kiểm soát Ban lãnh đạo hay không?

Không Không Không 8. Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có bất hợp

lý với quy mô và điều kiện kinh doanh không?

Không Không Không 9. Ban giám đốc và bộ phận kiểm toán nội bộ của

doanh nghiệp không phù hợp với quy mô và hình thức kinh doanh hay không?

Không Không Không

10. Có lý do nào cần quan tâm đến đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị hay không?

Không Không Có 11. Có những yếu tố nào trong môi trường kinh

doanh tác động đến hoạt động và tính hoạt động liên tục của đơn vị hay không?

Không Không Có

12. Báo cáo kết quả kinh doanh có theo số liệu dự kiến hay không?

Không Không Không 13. Có nhân tố nào tồn tại chứng tỏ doanh nghiệp

không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian tới?

Không Không Không 14. Có lý do nào để xem xét về các điều khoản trong

hợp đồng kiểm toán hay không?

Không Không

15. Có lý do nào để nghi ngờ sự tuân thủ những chuẩn mực kiểm toán chung khi thực hiện hợp đồng hay không?

Không Không

16. Có vấn đề nào về kiểm toán trọng yếu dẫn đến mức độ rủi ro kiểm toán lớn hơn mức trung bình hay không?

Không Có

những hiểu biết đầy đủ về bản chất của các giao dịch quan trọng và những quan hệ kinh tế giữa khách hàng với các đơn vị này được coi là các bên liên quan nhưng thực chất lại là những bên không liên quan?

18. Có lý do nào khẳng định rằng chúng ta thiếu kiến thức hoặc kinh nghiệm về hoạt động của khách hàng hay không?

Không Không

19. Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không có đầy đủ nhân viên trình độ tham gia thực hiện hoạt động không?

Không Không

20. Có những vấn đề nói lên có khả năng tồn tại gian lận tại đơn vị khách hàng không?

Không Không Có

Từ những phân tích trên, có rủi ro được phát hiện Không

Kết quả nhận được sau khi trả lời các câu hỏi trên cho thấy ban đầu rủi ro kiểm soát Công ty cổ phần XYZ được đánh giá ở mức trung bình. Sau đó, IMMANUEL sẽ tiến tới đàm phán sơ bộ với Ban lãnh đạo khách hàng về những điều khoản hợp đồng, mức độ rủi ro có thể gặp phải và mức phí kiểm toán. Với những công việc bước đầu, IMMANUEL đã chính thức ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2011 cho Công ty cổ phần XYZ.

Sau khi chấp nhận kiểm toán cho Công ty XYZ, công việc tiếp theo là lựa chọn nhóm kiểm toán thực hiện công việc kiểm toán BCTC của Công ty XYZ. Nhóm kiểm toán bao gồm:

Thành phần

Phó Giám đốc N.D.T

Trợ lý Kiểm toán viên L.T.H Thời gian cuộc kiểm toán:

Ngày bắt đầu Thời gian kiểm tra tại

Quý công ty(ngày) Thời gian tổng hợp tại IMMANUEL (ngày) Thời gian phát hành báo cáo(ngày) Kiểm toán kết thúc 25/02/2012 3 5 3

Tiếp theo, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho

việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể với việc mở Hồ sơ kiểm toán chung phần lưu thông tin về Công ty XYZ, đồng thời yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thông tin về sự biến động trong năm 2011 cũng như BCTC của năm 2011. Kết quả, KTV đã thu thập được những thông tin sau:

* Thông tin cơ sở về Công ty XYZ:

- Khách hàng: Thường xuyên

- Tên khách hàng: Công ty cổ phần XYZ

- Trụ sở chính: Khu nhà 12, lô 5, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội

Giấy phép hoạt động: Công ty cổ phần XYZ là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ xí nghiệp sản xuất bao bì – Công ty ABC theo quyết định số 689/QĐ- BXD ngày 20 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0602000068 ngày 10 tháng 6 năm 2003 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Trong quá trình hoạt động, Công ty đã 5 lần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi, bổ sung về việc tăng vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh. Hiện Công ty đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5 ngày 20/8/2008.

- Sản xuất và kinh doanh bao bì;

- Đầu tư và xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị;

- Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, bao bì vật tư các loại;

- Khai thác quặng kim loại quý hiếm (trừ những loại nhà nước cấm); - Kinh doanh vật tư, vận tải...

* Hiểu biết về chính sách, hệ thống kế toán mà Công ty cổ phần XYZ đang áp dụng

Báo cáo tài chính của Công ty được lập bằng đồng Việt Nam (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam. Các nguyên tắc này bao gồm các quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán hiện hành tại Việt Nam áp dụng cho Công ty cổ phần XYZ được ban hành theo quyết định số XXX/QĐ – Ban Giám đốc Công ty cổ phần XYZ và được chấp thuận bởi Bộ Tài chính.

Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung

Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến 31/12 năm dương lịch

Công ty áp dụng tất cả các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành và Chế độ kế toán Việt Nam. Các chính sách kế toán của Công ty cụ thể như sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển

Tương đương tiền: Là những khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

gốc ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Hàng tồn kho

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận trên cơ sở giá gốc, trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Vì vậy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là chi phí sản xuất kinh doanh tập hợp theo từng công đoạn hoàn thành, trong đó chi phí sản xuất chung được phân bổ theo số lượng vỏ bao sản xuất.

Các khoản phải thu

Các khoản phải thu được trình bày trên BCTC theo giá trị ghi sổ các khoản phải thu từ khách hàng và phải thu khác.

Dự phòng phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất do các khoản không được khách hàng thanh toán phát sinh đối với số dư các khoản phải thu tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Tăng hoặc giảm số dư khoản dự phòng được phản ánh vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình

Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình theo Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính.

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong năm.

Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được xóa sổ và các bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong năm.

Khấu hao tài sản cố định hữu hình

Khấu hao tài sản cố định hữu hình được trích lập phù hợp với Quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:

Loại tài sản cố định hữu hình Số năm

Nhà cửa, vật kiến trúc 10 – 50 năm

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 10 – 30 năm

Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 – 10 năm

Máy móc thiết bị 3 – 15 năm

Chi phí phải trả

Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.

Các khoản chi phí phải trả được tính để ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ gồm: Dự phòng trợ cấp mất việc làm, lương nghỉ phép phải trả cán bộ công nhân viên.

Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu: Theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.

Nguyên tắc ghi nhận các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái: Là khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ lãi hoặc lỗ tỷ giá.

Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Lợi nhuận chưa phân phối được ghi nhận theo số lợi nhuận lãi hoặc lỗ từ các hoạt động của DN.

* Thực hiện các thủ tục phân tích:

Để hiểu rõ hơn tình hình kinh doanh, khả năng thanh toán, tình trạng lãi lỗ cũng như khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần XYZ, KTV cần thực hiện kỹ thuật này để thu thập bằng chứng kiểm toán.

KTV thường áp dụng các thủ tục phân tích như tính toán sự biến động về số dư các tài khoản năm nay so với năm trước trên Bảng cân đối kế toán (phân tích ngang) hay tính toán các tỷ suất thanh toán (phân tích dọc). Từ đó KTV có thể so sánh sự biến động để tìm ra những khoản mục có biến động bất thường, những khoản mục trọng yếu để tập trung hướng kiểm tra vào các khoản mục đó.

Trong kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, KTV tiến hành so sánh về lượng của nợ phải trả người bán năm nay so với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ ngắn hạn và dài hạn, từ đó phát hiện ra những biến động bất thường và giải thích nguyên nhân. Đồng thời đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, KTV phải xem xét tính hợp lý và nhất quán với kỳ trước của các khoản phải trả người bán.

Bảng 2.2: Phân tích sơ bộ chỉ tiêu nợ phải trả người bán

Tên

Ngày Khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Người TH: H.T.T 25/02/2012

Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Người KT1: N.D.T 26/02/2012

Nội dung: Thủ tục phân tích Người KT2:

I. Mục tiêu: tiêu:

Biến động phải trả người bán và trả trước cho người bán trong kỳ phù hợp với thực tế phát sinh II. Công việc thực hiện 1. So sánh phải trả người bán và

người bán kỳ này với kỳ trước Phải trả người bán

Kỳ trước Kỳ này Biến động

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 6,519,508, 448 87% 8,631,889, 579 86% 3,112,381, 131 Trả trước cho người bán 1,047,617, 678 13% 1,392,047, 207 14% 344,429,52 9 Tổng cộng 7,567,126, 126 100% 10,023,936 ,786 100% 2,813,519, 939 2. So sánh phải trả người bán với năm trước kết hợp với tài sản ngắn hạn và dài hạn Phải trả người

bán (1) Giá trị % 8,631,889, 579 6,519,508, 448 3,112,381, 131 Tổng tài sản ngắn hạn (2) 35,236,25 8,412 32,256,25 4,176 2,980,004, 236 Tỷ lệ (1)/ (2) 24.5% 20.2% Tổng tài sản dài hạn (3) 364,563,27 55, 7 48, 263,145,87 9 7,101,417, 398 Tỷ lệ (1)/ (3) 16% 13.5%

Qua kết quả phân tích ở trên cho thấy các khoản phải trả người bán có biến động khá lớn. Khoản phải trả người bán tăng lên, có thể là do công ty chưa thu hồi được các khoản nợ phải thu nên chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Như vậy có thể thấy khả năng thanh toán của công ty đang gặp phải vấn đề khó khăn do công tác thu hồi công nợ không tốt. Khoản phải trả người bán tăng mạnh KTV còn xem xét tới các nhân tố khác như giá cả thị trường đầu vào, tỷ giá ngoại tệ đối với các nghiệp vụ mua bán với nước ngoài

Khoản trả trước cho người bán cũng biến động lớn, cần phải xem xét các

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL (Trang 50 - 66)