3. Ý nghĩa của đề tài
3.5.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách
a. Về phía chính quyền
UBND thị trấn Neo cần phối hợp chặt chẽ hơn với phòng Tài nguyên và Môi trường thực kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Triển khai các văn bản về quản lý chất thải rắn đã được ban hành như như các quy chế quản lý chất thải nguy hại; quản lý chất thải y tế; áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6696- 2000 về bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh; tiêu chuẩn 6705- 2000 về chất thải rắn không nguy hại; tiêu chuẩn TCVN 6706- 2000 về chất thải rắn nguy hại - phân loại.
- Nâng cao và phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của HTX vệ sinh môi trường thị trấn, yêu cầu đơn vị thực hiện đầy đủ các cam kết trong Đề án bảo vệ môi trường Thực hiện quan trắc, giám sát môi trường xung quanh khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xử định kỳ định kỳ để đưa ra đánh giá đúng đắn các biện pháp thích hợp trong xử lý bảo vệ môi trường đồng thời có những khuyến cáo kịp thời bảo vệ sức khỏe đội ngũ công nhân vệ sinh môi trường, người dân sinh sống gần khu vực xử lý rác thải sinh hoạt. Thực hiện đầy đủ các cam kết thực hiện trong Đề án bảo vệ môi trường.
b. Về phía các tổ chức đoàn thể xã hội
- Khuyến khích, động viên các tổ chức, đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ,... tham gia hưởng ứng các hoạt động về môi trường.
- Đối với các trường học: Đưa vấn đề về BVMT vào chương trình học, nhằm hình thành và tạo ra ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng thiếu nhi như học sinh tiểu học, trung học cơ sở…
c. Quản lý tổng hợp các loại chất thải rắn
Quản lý tổng hợp chất thải rắn là quản lý từ việc phát sinh, thu gom, vận chuyển đến việc xử lý và tiêu huỷ chất thải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.2: Mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn
Cách tiếp cận này cho phép xem xét tổng hợp các khía cạnh liên quan đến quản lý chất thải như môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của các bên liên quan vào các hợp phần của hệ thống quản lý chất thải (giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp). Phương pháp tiếp cận này được xem như một giải pháp tích hợp đảm bảo tính bền vững khi lựa chọn các giải pháp quy hoạch và quản lý môi trường trong từng điều kiện cụ thể.
* Quản lý việc phát sinh, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
+ Tiến hành thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn sau đó nhân rộng mô hình trên toàn huyện. Việc phân loại rác tại nguồn là biện pháp quản lý
GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC
- Giảm nguồn thải - Tái sử dụng - Tái chế
- Làm phân hữu cơ - Thu gom
- Thu hồi năng lượng - Chôn lấp
CÁC BÊN LIÊN QUAN
- Chính phủ - Công nghiệp
- Cộng đồng địa phương - Các tổ chức quẩn chúng - Khu vực phi chính quy - Các tổ chức cộng đồng - Các tổ chức phi chính phủ CÁC KHÍA CẠNH - Xã hội - Kinh tế - Pháp luật - Chính trị - Thể chế - Môi trường - Công nghệ Bền vững về môi trường Bền vững về kinh tế Bền vững về xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chất thải rắn hiệu quả nhất, đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và tận thu được lượng chất thải có thể tái sử dụng nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm chi phí xử lý chất thải. Để thực hiện phương pháp này một cách hiệu quả, trước hết phải tuyên truyền, phổ biến để người dân thấy được hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn, sau là các cơ quan quản lý phải có biện pháp hỗ trợ mang tính đồng bộ để tạo thành thói quen phân loại rác cho người dân như phát giỏ đựng rác và hướng dẫn cho các hộ phân loại một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần thành lập tổ giám sát việc phân loại rác tại nguồn, giám sát việc phân loại rác và việc vứt rác bừa bãi ra đường phố, ngõ xóm. Thành viên của tổ giám sát là những người thuộc các tổ chức của thôn, xóm, xã như: trưởng thôn, Bí thư, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… Và các biện pháp hỗ trợ khác:
+ Phát tài liệu về phân loại rác tại nguồn cho người dân. + Tuyên truyền trên đài phát thanh của thôn, xóm.
+ Đưa hoạt động phân loại rác vào quy ước, hương ước của thôn, xóm. + Tổ chức thu gom triệt để và kịp thời, đặc biệt là tại các khu chợ, khu du lịch và các cụm dân cư đông đúc. Lịch trình và cách thức thu gom cần được thường xuyên theo dõi để lựa chọn phương thức phù hợp và giảm chi phí thu gom đến mức thấp nhất mà hiệu quả đạt được là cao nhất.
+ Nâng cao vai trò và năng lực của Tổ VSMT, năng lực thu gom, vận chuyển rác thải, tăng số lượng xe chuyên dùng vận chuyển rác và quy hoạch xây dựng các bể rác tạm thời.
+ Kiểm soát, giám sát việc thải chất thải rắn ra môi trường, đảm bảo chất thải được thải đúng quy định.
+ Đối với công nhân vệ sinh thu gom rác, cần trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về thành phần, cách phân loại, xử lý và thải bỏ rác thải hợp lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Khuyến khích các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia vào việc thu gom và vận chuyển rác thải, hợp tác với các xã, thị trấn, cụm dân cư thực hiện mô hình “hợp tác hoá công tác thu gom chất thải”.
* Quản lý việc xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn sinh hoạt
+ Áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Có các biện pháp xử lý nước rỉ rác tại Khu xử lý rác và các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
d. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường
- Tiếp tục duy trì và kiện toàn HTX vệ sinh môi trường thị trấn
- Phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, việc phân loại, thu gom xử lý rác thải trên toàn địa phương và đội ngũ công nhân của HTX môi trường.