3. Ý nghĩa của đề tài
1.5.2.1. Hệ thống quản lý
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược cho công tác bảo vệ môi trường cho cả nước, ban hành hoặc tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý môi trường quốc gia. Bộ này có 3 Cục/Vụ liên quan chính đóng vai trò chủ chốt trong quản lý chất thải:
+ Vụ Môi trường: Hoạch định các chính sách, chiến lược và pháp luật ở các cấp trung ương và địa phương, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam.
+ Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động Môi trường: Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng các hệ thống quản lý chất thải rắn, các khu chôn lấp, xử lý.
+ Cục Bảo vệ Môi trường: Phối hợp thực hiện thanh tra môi trường đối với các bãi chôn lấp. Thực hiện giám sát và phối hợp cưỡng chế về mặt môi trường đối với các khu đô thị. Nâng cao nhận thức cộng đồng, thẩm định công nghệ xử lý, phối hợp quy hoạch các khu chôn lấp.
- Bộ Xây dựng: Hoạch định các chính sách, kế hoạch, quy hoạch và xây dựng quản lý chất thải rắn. Xây dựng và quản lý các hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến chất thải rắn ở cả cấp trung ương và địa phương.
- Bộ Y tế: Đánh giá tác động của chất thải rắn đối với sức khỏe của con người.
- Bộ Giao thông - Vận tải: Bao gồm sở Giao thông công chính có trách nhiệm giám sát các hoạt động của các công ty Môi trường đô thị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy hoạch tổng thể các dự án đầu tư và điều phối các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) liên quan đến quản lý, xử lý chất thải.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, sở Tài nguyên và Môi trường và sở Giao thông Công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể. Giám sát công tác quản lý môi trường trong phạm vi quyền hạn cho phép. Quy hoạch, quản lý các khu đô thị và việc thu các loại phí.
Sơ đồ 1.7: Tổ chức hành chính cấp quốc gia về quản lý chất thải rắn tại Việt Nam
Tuy nhiên, với điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu và sơ đồ tổ chức trên chỉ đúng tại một số huyện, thành phố lớn, các khu đô thị tập trung. Mô hình quản lý trên chưa được áp dụng hoàn chỉnh và triển khai đồng bộ trong cả nước, đặc biệt là khu vực nông thôn hoặc các đô thị nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quản lý chất thải rắn là quản lý từ khâu phát sinh đến thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý. Tại các khu đô thị lớn việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách, tỷ lệ thu gom tính trung bình cho các thành phố có dân số lớn hơn 500.000 người đạt 76%, và giảm còn 70% ở các thành phố có dân số từ 100.000 – 350.000 người. Ở các vùng đô thị, dịch vụ thu gom chất thải thường chưa cung cấp cho các khu nhà ở tạm, các khu nhà ở ngoại ô, nơi tập trung những hộ dân có thu nhập thấp [16].
* Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam:
Công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam bắt đầu khá muộn so với nhiều nước trên thế giới, nhưng khối lượng chất thải rắn lại tăng lên khá nhanh, nên công tác quản lý chất thải còn nhiều hạn chế:
+ Sự phân công trách nhiệm quản lý CTR giữa các ngành chưa rõ ràng, chưa có một hệ thống quản lý thống nhất riêng đối với chất thải rắn công nghiệp của thành phố.
+ Hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng còn thiếu, không đồng bộ.
+ Cơ chế thực hiện dịch vụ thu gom và quản lý vẫn còn mang nặng tính bao cấp mặc dù nhà nước ta đã có chính sách xã hội hoá công tác này.
+ Chưa có thị trường thống nhất về trao đổi và tái chế CTR nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng.
+ Việc thu gom chất thải chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sự tham gia của cộng đồng và của khu vực tư nhân vào việc thu gom và quản lý chất thải chưa rộng rãi. Đã có một số mô hình thu gom và xử lý rác thải đô thị của tư nhân và cộng đồng tổ chức thành công, nhưng do vốn đầu tư có hạn nên số lượng và chất lượng dịch vụ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Thiếu sự đầu tư thoả đáng và lâu dài đối với các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, phân loại, xây dựng các bãi chôn lấp đúng quy cách và các công nghệ xử lý chất thải phù hợp.
+ Chưa có các công nghệ và phương tiện hiện đại cũng như vốn đầu tư để tái chế chất thải đã thu gom, còn thiếu kinh phí cũng như công nghệ để xử lý chất thải nguy hại.
+ Đầu tư tài chính cho quản lý và xử lý chất thải rắn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước nên không cân đối, chưa đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này nhằm động viên các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia quản lý và đầu tư vào thu gom, xử lý chất thải rắn.
+ Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn sức khoẻ liên quan tới công tác thu gom, xử lý và quản lý CTR vẫn còn đang ở trình độ thấp. Việc đổ bỏ bừa bãi CTR xuống kênh rạch gây mất vệ sinh, đe dọa nghiêm trọng đến nguy cơ suy thoái môi trường nước ngầm [11].