0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Một số công nghệ xử lý rác thải được sử dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN NEO, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 38 -44 )

3. Ý nghĩa của đề tài

1.5.2.3. Một số công nghệ xử lý rác thải được sử dụng ở Việt Nam

* Công nghệ phân loại rác thải

Công nghệ này do Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trường Xây dựng (Viện nghiên cứu Kiến trúc nhiệt đới - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) thực hiện. Mô hình công nghệ: “Xử lý phân loại rác thải rắn đô thị bằng công nghệ điều khiển tự động từ xa”. Hiện nay, công nghệ này được thử nghiệm và vận hành thành công tại Phủ Lý (Nam Hà) từ tháng 8 năm 2010.

Kết quả lớn nhất của công nghệ này là thiết kế dây chuyền thiết bị lấy công nghệ cơ khí tự động hóa làm trung tâm kết hợp với công nghệ thông tin kỹ thuật số để điều khiển quá trình phân loại sơ cấp rác thải từ xa (nhờ đó đã thay thế hoàn toàn sức lao động của 80 - 100 công nhân). Quá trình phân loại này rác thải được tách thành 6 nhóm vật chất phù hợp với công nghệ tái chế rác thải hiện nay với chất lượng hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc dây chuyền tách lọc do công nhân phân loại bằng tay. Quá trình phân loại xử lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đều được thực hiện trong không gian kín (phòng kính) nên kiểm soát được sự phân tán khí có mùi độc hại, vi khuẩn gây bệnh ra môi trường, loại bỏ nguy cơ nhiễm bệnh gây cháy nổ cho người lao động. Những thiết bị thành phần công nghệ mới này nhỏ gọn và hiệu quả được tích hợp trong một mô đun có diện tích 20m2 (bằng 1,5% so với diện tích dây chuyền tách lọc Seraphin tại Sơn Tây rộng hơn 300m2

[22].

Công nghệ này cho phép giảm từ 50 - 70% thể tích chôn lấp so với các công nghệ hiện có, giảm thời gian phân hủy nhờ đó tăng sản lượng và sớm thu hồi được khí ga, thu hồi mùn hữu cơ sinh học nên giảm thời gian quay vòng hố chôn lấp hàng chục năm so với công nghệ hiện nay của các Công ty môi trường đô thị trên toàn quốc. Đồng thời nếu được áp dụng và nhân rộng công nghệ này sẽ góp phần loại bỏ những bãi rác không hợp vệ sinh và chiếm nhiều diện tích, biến rác đã chôn lấp thành mùn hữu cơ sinh học chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp [22].

* Công nghệ CDW

Công nghệ CDW là công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt do Công ty cổ phần đầu tư – phát triển Tâm Sinh Nghĩa nghiên cứu, chế tạo, lắp đặt và vận hành. Đây là công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ (20 – 30 tấn/ngày). Công nghệ này phù hợp với các thị trấn, thị tứ xa nơi bố trí các bãi chôn lấp tập trung, các địa phương có địa bàn phức tạp, khó thu gom và tập trung rác thải. Là sự kết hợp giữa phương pháp quản lý và xử lý chất thải ngay gần nguồn thải của từng khu vực dân cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 1.8: Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ CDW

Các ưu điểm của công nghệ CDW là:

- Hạn chế tồn lưu rác thải 2 – 3 ngày do rác thải được xử lý trong ngày. Rác thải hỗn hợp Khu tập kết Chuẩn hoá độ ẩm Tách tuyển - Phế thải để bán - Phế thải để đốt Tháp phân loại CDW Giảm kích cỡ Tuyển từ Kim loại để bán Phân loại thủ công - Phế thải để bán - Rác độc hại Hữu cơ khó phân huỷ Tháp ủ nóng CDW - Phế thải trơ đóng bánh, chôn lấp. - Nylon, nhựa bán tái chế. Tách lọc Phế thải trơ, chôn lấp Hữu cơ khó phân huỷ Tháp ủ chín CDW Tách lọc

Mùn hữu cơ Nông nghiệp Hữu cơ khó phân huỷ Phế thải trơ, chôn lấp Lò đốt (tro tập trung cùng rác thải độc hại) Chất thải đốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Gắn liền trách nhiệm của các tổ vệ sinh môi trường và các chủ nguồn thải. Là phương tiện thực hiện xã hội hóa lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường.

- Công nghệ và thiết bị phân loại, xử lý chất thải tinh gọn. Bố trí hợp lý, liên kết nhiều thiết bị trong không gian hình tháp tránh phát sinh mùi hôi thối, nước rỉ rác từ sự phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt.

- Ít tốn diện tích và rút ngắn khoảng cách giới hạn với khu vực dân cư. Với dây chuyền 20 tấn/ngày, cần 300 m2 mặt bằng và 20 – 30 công nhân cho việc thu gom, vận chuyển dây chuyền.

- Tận dụng các tài nguyên từ rác thải sinh hoạt do phân loại các thành phần tái chế, tái sử dụng với độ lẫn tạp chất rất thấp để tạo nguyên liệu cho các cơ sở tái chế ở địa phương.

- Là sự kết hợp các giải pháp cơ khí và sinh học trong toàn bộ công nghệ và thiết bị của dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt CDW. Tạo ra phương pháp xử lý đơn giản, dễ quản lý và vận hành. Tính an toàn của hệ thống thiết bị và lao động cao.Công nghệ CDW hiện đang triển khai tại thị trấn Đồng Văn – Hà Nam với công suất 20 tấn/ngày, xử lý triệt để rác thải sinh hoạt của thị trấn Đồng Văn và 4 xã Hoàng Đông, Duy Minh, Yên Bắc, Bạch Thượng tỉnh Hà Nam [22].

* Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát phân huỷ chất thải trong đất bằng cách chôn nén chặt và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn được chôn lấp bị tan rữa về mặt hoá học và sinh học rồi tạo thành các chất rắn, lỏng, không khí. Chôn lấp hợp vệ sinh là công nghệ được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển vì chi phí thấp.

* Công nghệ xử lý rác thải nông thôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Trung tâm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh đã đưa công nghệ ủ phân chuồng kết hợp với men vi sinh Trichoderma như sau:

- Bước 1: Trộn đều vỏ trấu, bã thực vật với men vi sinh Trichoderma, sau đó. - Bước 2: Cho 1 lớp phân chuồng (trâu, bò, heo, gà…) có độ ẩm 40 – 50% vào hố ủ dày khoảng 20 cm, rắc một lớp mỏng men đã trộn ở bước 1 và 1 lớp super Lân. Tiếp tục như thế cho đến khi đống phân đạt 1 – 1,5 m rồi dùng bạc phủ kín che nắng, mưa. Sau 3 – 5 ngày nhiệt độ trong đống phân tăng lên đạt 270

C làm ức chế sự nảy mần của hạt cỏ cũng như giết các loại mầm bệnh có trong phân chuồng có thể gây bệnh cho người và gia súc.

- Bước 3: Sau 20 ngày tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 25 – 40 ngày nữa là tạo sản phẩm.

Công nghệ này rất thích hợp để xử lý chất thải ở vùng nông thôn, vì ưu điểm đầu tư ban đầu thấp hiệu quả cao, sản phẩm tạo thành có thể thay thế phân bón vô cơ cho năng suất cao và tác động tốt đến môi trường đất.

+ Công nghệ biogas

Sử dụng công nghệ Biogas để xử lý chất thải rắn ở nông thôn vừa góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm ở vùng nông thôn, vừa tận thu được lượng khí sinh ra sau xử lý làm chất đốt. Công nghệ này áp dụng đối với những hộ chăn nuôi quy mô lớn từ 10 con gia súc trở lên. Biogas (khí sinh học) là một loại khí được sinh ra khi chất thải động vật và các chất hữu cơ (phụ phẩm nông nghiệp) bị lên men trong điều kiện kỵ khí. Vi sinh vật phân huỷ các chất tổng hợp và khí được sinh ra là một hỗn hợp bao gồm Metan (CH4), Các bon dioxit (CO2), Nitơ (N2) và Hydro Sunphat (H2S), thành phần chủ yếu là Metan chiếm 60 – 70% và Cacbon dioxit 30 – 40%, các khí này có thể đốt cháy được. Chất khí thoát ra bao gồm 2/3 khí metan, 1/3 khí cacbon dioxit và năng lượng khoảng 4.500 – 6000 calo/m3, 1m3 khí với mức 6.000 calo có thể tương đương với 1 lít cồn, 0,8 lít xăng, 0,6 lít dầu thô, 1,4 kg than hoa hay 2,2 KWh điện năng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay, công nghệ biogas đang được triển khai rộng rãi ở các vùng nông thôn trong cả nước giải quyết triệt để nguồn ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi đồng thời tạo được năng lượng sạch để sử dụng, vừa mang lại hiệu quả môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế [26].

+ Công nghệ ASC

Công suất xử lý 80 - 150 tấn/ngày do Công ty cổ phần Kỹ nghệ Anh Sinh (ASC) thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành được lắp đặt tại Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương tại thành phố Huế năm 2004 trên cơ sở hoàn thiện công nghệ trước đó. Hiệu quả đạt được là 85 -90% rác thải được chế biến và tái chế; không phát sinh nước rỉ rác. Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, Công ty cổ phần kỹ thuật ASC vừa được đưa vào sử dụng trên diện tích khoảng 1,7 ha. Đặc biệt, Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương được lắp đặt những thiết bị sản xuất trong nước nên vốn đầu tư cho nhà máy giảm đáng kể, đồng thời các nguyên liệu có được sau phân loại và xử lý rác có thể sản xuất ra các sản phẩm ứng dụng rộng rãi, với giá rẻ, chất lượng tốt phục vụ thiết thực cho cộng đồng.

Nhà máy xử lý rác thải Thuỷ Phương là nhà máy bước đầu hoàn thiện công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Việt Nam do trong nước tự thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành đáp ứng nhu cầu giải quyết vấn đề môi trường và tận dụng được rác thải để tạo ra những sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống. Hiệu quả của dây chuyền xử lý rác thải của nhà máy đạt hiệu quả cao, tỉ lệ rác thải cần phải chôn lấp thấp. Các sản phẩm được chế biến từ rác của Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương gồm: Phân hữu cơ vi sinh dạng bột, phân hữu cơ vi sinh dạng dẻo, phân hữu cơ vi sinh dạng lỏng, mùn hữu cơ vi sinh, ống cống dùng cho thoá nước, cọc An sinh dùng cho trụ cây tiêu và cây thanh long, thùng đựng rác, dải phân cách đường, ống bọc cáp điện... [31].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN NEO, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 38 -44 )

×