Công tác thu gom

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn neo, huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 92 - 106)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2.3. Công tác thu gom

Hiện nay, công tác thu gom rác thải cũng đã được chính quyền trong toàn huyện quan tâm. Tuy nhiên, mức độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng nên lượng RTSH phát sinh đang trở thành vấn đề bức xúc nhất hiện nay tại các vùng nông thôn tỉnh Bắc Giang nói chung, huyện Yên Dũng và thị trấn Neo nói riêng. Việc xử lý rác không đúng quy trình công nghệ là vấn đề chung hiện nay ở các địa phương.

Riêng đối với thị trấn Neo hoạt động thu gom rác đang đạt kết quả cao do hiệu quả hoạt động HTX vệ sinh môi trường thị trấn Neo. Lượng rác thu gom và qua bước phân loại xử lý lên tới 80% là một tín hiệu đáng mừng trong công tác thu gom rác trên địa bàn toàn huyện, cũng là điểm để các xã khác học tập kinh nghiệm. Tuy nhiên vẫn cần kiện toàn, tăng biên chế số lượng và đào tạo đội ngũ công nhân một cách bài bản thông qua các đợt tập huấn, tuyên truyền, cung cấp tài liệu về phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt góp phần nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý lượng rác trên địa bàn trong thời gian tới.

3.5. Dự tính khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt trong tƣơng lai và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý RTSH tại địa phƣơng

3.5.1 Dự tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong tương lai

Dự đoán khối lượng CTRSH trong tương lai để có một cách nhìn khái quát về lượng rác thải trong tương lai, từ đó có những kế hoạch quản lý, xử lý cho phù hợp với thực tế của địa phương. Khối lượng rác thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tỷ lệ tăng dân số, mức tăng trưởng kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và vào dân trí môi trường…

Ở đây khối lượng rác sẽ được dự đoán trong khoảng thời gian từ 2014 - 2020, căn cứ vào tỷ lệ gia tăng dân số trên địa bàn hàng năm và mức độ phát thải rác của người dân thay đổi theo từng năm trên đầu người (do nhu cầu và mức sống của người dân đô thị ngày càng cao) chúng ta có thể dự báo tải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lượng phát sinh CTRSH trong giai đoạn 2014 – 2020 từ đó định hướng xây dựng kế hoạch quy hoạch quản lý và xử lý rác hiệu quả với các biện pháp khả thi nhất.

Dự báo lượng rác thải phát sinh đến năm 2020 để có biện pháp quản lý, xử lý thích hợp cho thị trấn Neo nói riêng và địa bàn huyện Yên Dũng nói chung. Việc dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh chỉ mang tính tương đối vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: phong tục tập quán của vùng, tốc độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế, định hướng phát triển kinh tế trong tương lai,… ngoài ra còn cần một khoảng thời gian dài để theo dõi tình hình phát triển trong hiện tại, tiềm năng và định hướng phát triển trong tương lai của khu vực. Để dự báo diễn biến về chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Neo trong tương lai, cần dựa vào những yếu tố cơ bản sau:

- Tốc độ gia tăng dân số của thị trấn Neo đến năm 2020; - Tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Sự gia tăng tốc độ thải của từng người; - Chất lượng cuộc sống;

- Định hướng quy hoạch phát triển trong tương lai.

Xác định mức phát sinh rác thải sinh hoạt theo đầu người (MPS) bằng tổng của mức phát sinh CTRSH theo đầu người tại nhà ở (MPS1) và mức phát sinh CTRSH theo đầu người ngoài hộ gia đình (MPS2).

MPS(kg/người/ngày) = MPS1(kg/người/ngày) + MPS2(kg/người/ngày) * Phương pháp ước tính tổng khối lượng rác sinh hoạt phát sinh:

Tổng khối lượng rác sịnh hoạt phát sinh được xác định bằng tích của mức phát sinh rác thải sinh hoạt theo đầu người (MPS) với tổng số dân trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Phương pháp dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt trong tương lai [8]:

- Công thức tính dân số tương lai: Pt = P0 x (1 + r/100)t.

Trong đó:

Pt - Dân số tại thời điểm t cần nghiên cứu (dân số năm dự báo) (người). P0 - Dân số tại thời điểm gốc (người).

r - Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm (gồm tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học) (%).

t - Khoảng thời gian (năm) từ năm gốc đến năm dự báo.

+ Theo đó có thể xác định được: Mức phát sinh rác thải mỗi năm tăng 0,04 kg/người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm tại thị trấn Neo là 10,7025 ‰, xác định được thông số giá trị trung bình (1 + r/100) là 1,0060535.

Kết quả tính toán được xác định tại bảng 35:

Bảng 3.22: Dự báo tải lượng rác thải sinh hoạt thị trấn Neo, huyện Yên Dũng tới năm 2020

Năm Dân số

Mức phát sinh CTRSH bình quân

theo đầu ngƣời

Khối lƣợng CTRSH

Khối lƣợng CTRSH

(người) (kg/người/ngày) (tấn/ngày) (tấn/năm)

2013 5.815 0,56 3,26 1.188,59 2014 5.850 0,6 3,51 1.281,13 2015 5.885 0,64 3,77 1,374,73 2016 5.920 0,68 4,03 1.469,42 2017 5.956 0,72 4,29 1.565,19 2018 5.992 0,76 4,55 1.662,06 2019 6.028 0,80 4,82 1.760,03

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2020 6.064 0,84 5,09 1.859,12

3.5.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý môi trƣờng nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác

Mục đích của đề tài này là đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của thị trấn Neo từ đó đề xuất giải pháp cho các địa phương trong toàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nói chung từ đó cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn tại địa phương. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn là:

- Lựa chọn giữa các công nghệ kỹ thuật và chương trình quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn.

- Thứ bậc ưu tiên trong quản lý chất thải rắn là: giảm thiểu tại nguồn, tái chế, chế biến chất thải và chôn lấp. Với việc ưu tiên giảm thiểu tại nguồn lợi nhuận thu được tăng lên trên từng tấn chất thải do giảm chi phí vận chuyển, xử lý và các tác động xấu đến môi trường.

Dựa vào tình hình thực tế của địa phương, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

3.5.2.1. Giải pháp đầu tư

Tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho giai đoạn đầu tuyên truyền phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải vật tư cần thiết: trang thiết bị, nhân sự cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, tiền công cho công nhân môi trường.

Riêng đối với thị trấn Neo cần đẩy mạnh và tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu xử lý rác thải tập trung đồng thời nâng cao hiểu biết, kiến thức về thu gom, phân loại xử lý rác của công nhân HTX vệ sinh môi trường và nhân dân địa phương thông qua các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là hệ thống thông tin truyền thanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với các hộ gia đình gần khu xử lý rác thải sinh hoạt thị trấn cần đầu tư thiết bị lọc nước, xử lý loại bỏ các yếu tố độc hại ( đặc biệt là CaCO3, Fe) đảm bảo sức khỏe.

3.5.2.2. Giải pháp về quy hoạch

Quy hoạch dân số: Việc quy hoạch phải tính toán một cách hợp lý, hạn chế tối đa các áp lực tiêu cực do gia tăng dân số đến môi trường. Các giải pháp quy hoạch dân số phải được lồng ghép với quy hoạch cơ sở hạ tầng đô thị.

Bên cạnh đó, công tác tham vấn cộng đồng trong quá trình xây dựng quy hoạch và trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt là khâu hết sức quan trọng. Thông qua các kết quả tham vấn, giúp cho các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh kịp thời các kịch bản quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành, cần có định hướng quy hoạch Khu xử lý rác thải khác đảm bảo khả năng xử lý triệt để lượng rác thải phát sinh rất lớn trong tương lai.

3.5.2.3. Giải pháp về cơ chế - chính sách

a. Về phía chính quyền

UBND thị trấn Neo cần phối hợp chặt chẽ hơn với phòng Tài nguyên và Môi trường thực kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Triển khai các văn bản về quản lý chất thải rắn đã được ban hành như như các quy chế quản lý chất thải nguy hại; quản lý chất thải y tế; áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6696- 2000 về bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh; tiêu chuẩn 6705- 2000 về chất thải rắn không nguy hại; tiêu chuẩn TCVN 6706- 2000 về chất thải rắn nguy hại - phân loại.

- Nâng cao và phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của HTX vệ sinh môi trường thị trấn, yêu cầu đơn vị thực hiện đầy đủ các cam kết trong Đề án bảo vệ môi trường Thực hiện quan trắc, giám sát môi trường xung quanh khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xử định kỳ định kỳ để đưa ra đánh giá đúng đắn các biện pháp thích hợp trong xử lý bảo vệ môi trường đồng thời có những khuyến cáo kịp thời bảo vệ sức khỏe đội ngũ công nhân vệ sinh môi trường, người dân sinh sống gần khu vực xử lý rác thải sinh hoạt. Thực hiện đầy đủ các cam kết thực hiện trong Đề án bảo vệ môi trường.

b. Về phía các tổ chức đoàn thể xã hội

- Khuyến khích, động viên các tổ chức, đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ,... tham gia hưởng ứng các hoạt động về môi trường.

- Đối với các trường học: Đưa vấn đề về BVMT vào chương trình học, nhằm hình thành và tạo ra ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng thiếu nhi như học sinh tiểu học, trung học cơ sở…

c. Quản lý tổng hợp các loại chất thải rắn

Quản lý tổng hợp chất thải rắn là quản lý từ việc phát sinh, thu gom, vận chuyển đến việc xử lý và tiêu huỷ chất thải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.2: Mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn

Cách tiếp cận này cho phép xem xét tổng hợp các khía cạnh liên quan đến quản lý chất thải như môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của các bên liên quan vào các hợp phần của hệ thống quản lý chất thải (giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp). Phương pháp tiếp cận này được xem như một giải pháp tích hợp đảm bảo tính bền vững khi lựa chọn các giải pháp quy hoạch và quản lý môi trường trong từng điều kiện cụ thể.

* Quản lý việc phát sinh, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

+ Tiến hành thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn sau đó nhân rộng mô hình trên toàn huyện. Việc phân loại rác tại nguồn là biện pháp quản lý

GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC

- Giảm nguồn thải - Tái sử dụng - Tái chế

- Làm phân hữu cơ - Thu gom

- Thu hồi năng lượng - Chôn lấp

CÁC BÊN LIÊN QUAN

- Chính phủ - Công nghiệp

- Cộng đồng địa phương - Các tổ chức quẩn chúng - Khu vực phi chính quy - Các tổ chức cộng đồng - Các tổ chức phi chính phủ CÁC KHÍA CẠNH - Xã hội - Kinh tế - Pháp luật - Chính trị - Thể chế - Môi trường - Công nghệ Bền vững về môi trường Bền vững về kinh tế Bền vững về xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chất thải rắn hiệu quả nhất, đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và tận thu được lượng chất thải có thể tái sử dụng nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm chi phí xử lý chất thải. Để thực hiện phương pháp này một cách hiệu quả, trước hết phải tuyên truyền, phổ biến để người dân thấy được hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn, sau là các cơ quan quản lý phải có biện pháp hỗ trợ mang tính đồng bộ để tạo thành thói quen phân loại rác cho người dân như phát giỏ đựng rác và hướng dẫn cho các hộ phân loại một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần thành lập tổ giám sát việc phân loại rác tại nguồn, giám sát việc phân loại rác và việc vứt rác bừa bãi ra đường phố, ngõ xóm. Thành viên của tổ giám sát là những người thuộc các tổ chức của thôn, xóm, xã như: trưởng thôn, Bí thư, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… Và các biện pháp hỗ trợ khác:

+ Phát tài liệu về phân loại rác tại nguồn cho người dân. + Tuyên truyền trên đài phát thanh của thôn, xóm.

+ Đưa hoạt động phân loại rác vào quy ước, hương ước của thôn, xóm. + Tổ chức thu gom triệt để và kịp thời, đặc biệt là tại các khu chợ, khu du lịch và các cụm dân cư đông đúc. Lịch trình và cách thức thu gom cần được thường xuyên theo dõi để lựa chọn phương thức phù hợp và giảm chi phí thu gom đến mức thấp nhất mà hiệu quả đạt được là cao nhất.

+ Nâng cao vai trò và năng lực của Tổ VSMT, năng lực thu gom, vận chuyển rác thải, tăng số lượng xe chuyên dùng vận chuyển rác và quy hoạch xây dựng các bể rác tạm thời.

+ Kiểm soát, giám sát việc thải chất thải rắn ra môi trường, đảm bảo chất thải được thải đúng quy định.

+ Đối với công nhân vệ sinh thu gom rác, cần trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về thành phần, cách phân loại, xử lý và thải bỏ rác thải hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Khuyến khích các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia vào việc thu gom và vận chuyển rác thải, hợp tác với các xã, thị trấn, cụm dân cư thực hiện mô hình “hợp tác hoá công tác thu gom chất thải”.

* Quản lý việc xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn sinh hoạt

+ Áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Có các biện pháp xử lý nước rỉ rác tại Khu xử lý rác và các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.

d. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

- Tiếp tục duy trì và kiện toàn HTX vệ sinh môi trường thị trấn

- Phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, việc phân loại, thu gom xử lý rác thải trên toàn địa phương và đội ngũ công nhân của HTX môi trường.

3.5.2.4. Giải pháp công nghệ

- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý môi trường tại Khu xử lý rác thải

- Tăng cường hỗ trợ HTX môi trường về kỹ thuật, công cụ hỗ trợ trong việc phân loại, xử lý rác thải, đảm bảo hiệu quả tối đa.

* Hướng biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt cho thị trấn Neo và địa phương Yên Dũng, Bắc Giang

- Phân loại rác tại nguồn : Thực trạng công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác hiện nay nói chung là đang gây khó khăn không chỉ cho những người trực tiếp thu gom mà còn là mối nguy hiểm cho những người làm trong khâu vận chuyển xử lý rác. Vì vậy để nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị thì cần tiến hành phân loại rác thải ngay tại nguồn

- Dùng thùng nhựa quy định để đựng rác : Hiện nay các gia đình trong huyện thường dùng các thùng rác lấy từ các thùng hỏng, các thùng tự mua hoặc túi bóng….Những thùng đựng rác này thường không có nắp đậy rơi vãi, bốc

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn neo, huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 92 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)