0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các phương pháp xử lý khác

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN NEO, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 25 -106 )

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2.4. Các phương pháp xử lý khác

* Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện

Rác thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, nhựa…được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện có tỷ số nén cao. Các khối rác ép này được sử dụng vào việc san lấp, làm bờ chắn các vùng đất trũng [8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 1.4: Công nghệ xử lý rác thải bằng phƣơng pháp ép kiện

* Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex

Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích.

Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm. Rác thải được thu gom chuyển về nhà máy, không cần phân loại được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó đi qua băng tải chuyển đến các thiết bị trộn [27].

1.4. Tình hình phát sinh chất thải tại một số nƣớc trên thế giới

1.4.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn

Báo cáo của Ngân hàng thế giới, tại Châu Á khu vực đô thị mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn. Đến năm 2025, con số này dự kiến sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh CTR tăng lên tính theo đầu người. Nói chung thì mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Báo cáo cũng cho thấy tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày, Singapore, Hongkong là 0,8 - 1,0 kg/người/ngày, còn Jakarta, Manila, Calcuta, Karhi là 0,5 - 0,6 kg/người/ngày [16].

Rác thải Phễu nạp rác Phân loại Băng tải rác

Băng tải thải vật liệu Máy ép rác Các khối kiện sau khi ép Kim loại Thủy tinh Giấy Nhựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.1: Lượng phát sinh chất thải rắn tại một số nước

Tên nƣớc GNP/ngƣời (1995 USD) Dân số đô thị hiện nay (% tổng số) LPSCTRĐT hiện nay (kg/ngƣời/ngày) Nƣớc thu nhập thấp 490 27,8 0,64 Nepal 200 13,7 0,5 Bangladesh 240 18,3 0,49 Việt Nam 240 20,8 0,55 Ấn Độ 340 26,8 0,46 Trung Quốc 620 30,3 0,79 Nƣớc thu nhập trung bình 1410 37,6 0,73 Indonesia 980 35,4 0,76 Philippines 1050 54,2 0,52 Thái Lan 2740 20 1,1 Malysia 3890 53,7 0,81 Nƣớc có thu nhập cao 30990 79,5 1,64 Hàn Quốc 9700 81,3 1,59 Hồng Kông 22990 95 5,07 Singapose 26730 100 1,10 Nhật Bản 39640 77,6 1,47

Tại Việt Nam, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%. Theo số liệu thống kê năm 2002, lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình từ 0,6 - 0,9 kg/người/ngày ở các đô thị và là 0,4 - 0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2005 và đầu năm 2006, tỷ lệ đó đã tăng lên tương ứng là 0,9 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1,2 kg/người/ngày và 0,5 - 0,65 kg/người/ngày. Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lượng chất thải rắn xấp xỉ 0,5kg/người/ngày, tại các thành phố nhỏ và thị xã thì khoảng 0,3 kg/người/ngày [16].

1.4.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn tại các nước Châu Á

Tình hình phát sinh và khả năng xử lý chất thải rắn ở các nước khác nhau cũng rất khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống quản lý của mỗi nước. Ở các nước phát triển mặc dù lượng phát thải là rất lớn nhưng hệ thống quản lý môi trường của họ rất tốt, còn ở các nước kém phát triển dù lượng phát thải nhỏ hơn rất nhiều nhưng do hệ thống quản lý môi trường kém phát triển nên môi trường ở nhiều nước có xu hướng suy thoái nghiêm trọng.

Đối với các nước châu Á, chôn lấp chất thải rắn vẫn là phương pháp phổ biến để tiêu huỷ vì chi phí rẻ. Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90%. Tỷ lệ thiêu đốt chất thải của Nhật Bản và Đài Loan (TQ) vào loại cao nhất, khoảng 60-80%. Hàn Quốc chiếm tỷ lệ tái chế chất thải cao nhất, khoảng trên 40%..

Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu huỷ chủ yếu. Ấn Độ và Philippines ủ phân compost tới 10% lượng chất thải phát sinh. Tại hầu hết các nước, tái chế chất thải đang ngày càng được coi trọng [26].

Hiện nay, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt rất hiệu quả. Việc thu gom, phân loại CTR sinh hoạt đã và đang là thói quen, là trật tự xã hội công cộng ở những nước này. Ví dụ như ở Hồng Kông .

Hồng Kông: Là thành phố đông đúc và náo nhiệt với số dân khoảng 6,9 triệu người, là một trong những khu vực có mật độ dân cư lớn nhất thế giới, mỗi ngày thải ra khoảng 7.700 tấn chất thải.

Cơ quan bảo vệ môi trường Hồng Kông (EPD) đã phân các chất thải thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại chất thải đòi hỏi phải có phương pháp xử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý riêng. CTRĐT bao gồm chất thải rắn từ các nguồn sinh hoạt, thương mại và công nghiệp. MSW được xử lý bằng các biện pháp chôn lấp... Loại chất thải khác, đó là chất thải xây dựng (từ hoạt động xây dựng, nâng cấp và phá huỷ các công trình), chất thải hoá học và các loại chất thải đặc biệt chôn lấp chất thải y tế, chất thải từ vật nuôi, chất phóng xạ, đồ dùng chứa dầu và bùn thải. Chất thải dạng lỏng được xử lý sinh học nhờ quá trình sục khí được lặp đi lặp lại và được tái sử dụng. Xe vận chuyển chất thải lỏng phải đưa đi rửa nhiều lần trước khi cân lại và rời khỏi trạm trung chuyển. Thậm chí nước rửa cũng được thu gom, xử lý và tái sử dụng. Sau đó các công-ten-nơ chứa đầy chất thải chuyển đến bãi chôn lấp ở khu vực mới phía Tây bằng đường biển [23].

Singapore: Một đất nước có diện tích chỉ khoảng hơn 500 km2 nhưng có nền kinh tế rất phát triển. Tại Singapore, lượng rác thải phát sinh hàng năm rất lớn nhưng lại không đủ diện tích đất để chôn lấp như các quốc gia khác nên họ rất quan tâm đến các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu lượng phát thải, kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chôn lấp.

Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền một cấp. Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ.

Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất thải phát sinh. Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định. Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 1.5: Tổ chức quản lý CTR tại Singapore

Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm.

Cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt rác. Những thành phần CTR không cháy và không tái chế được chôn lấp ngoài biển.

Đảo - đồng thời là bãi rác Semakau với diện tích 350 ha, có sức chứa 63 triệu mét khối rác, được xây dựng với kinh phí 370 triệu USD và hoạt động từ năm 1999. Tất cả rác thải của Singapore được chất tại bãi rác này. Mỗi ngày, hơn 2.000 tấn rác được đưa ra đảo. Dự kiến chứa được rác đến năm 2040. Bãi rác này được bao quanh bởi con đập xây bằng đá dài 7km, nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm ra xung quanh. Đây là bãi rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới ở ngoài khơi và cũng đồng thời là khu du lịch sinh thái rất hấp dẫn của Singapo. Hiện nay, các bãi rác đã đi vào hoạt động, rừng đước, động thực vật trên đảo vẫn phát triển tốt, chất lượng không khí và nước ở đây vẫn rất tốt.

Bộ Môi trường và Tài nguyên nước

Sở Môi trường Sở Tài nguyên nước

Phòng Sức khỏe MT Phòng Bảo vệ MT Phòng Khí tượng BP. Bảo tồn tài nguyên BP. Kiểm soát ô nhiễm BP. Quản lý Chất thải Trung tâm KH Bảo vệ phóng xạ và hạt nhân nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Rác thải được phân loại sơ bộ tại nguồn, sau đó thu gom và vận chuyển đến trung tâm phân loại rác. Rác ở đây được phân loại thành các thành phần: có thể tái chế (kim loại, nhựa, vải giấy,..), các chất hữu cơ, thành phần cháy được và thành phần không cháy được. Những chất tái chế được được đưa đến các nhà máy để tái chế, những chất cháy được được chuyển tới nhà máy đốt rác, còn những chất không cháy được chở đến cảng trung chuyển, đổ lên xà lan và chở ra khu chôn lấp rác Semakau ngoài biển.

Ở Thái Lan: Việc phân loại rác được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta chia ra 3 loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại. Các loại rác này được thu gom và chở bằng các xe ép rác có màu sơn khác nhau.

Rác tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái chế. Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn lấp. Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt.

Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ. Ngoài những phương tiện cơ giới lớn như xe ép rác được sử dụng trên các đường phố chính, các loại xe thô sơ cũng được dùng để vận chuyển rác đến các điểm tập kết. Rác trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường. Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30 km .[23]

Ở Nhật Bản: Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Chi phí cho việc xử lý rác hàng năm tính theo đầu người khoảng 300 nghìn Yên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(khoảng 2.500 USD). Như vậy, lượng rác thải ở Nhật Bản rất lớn, nếu không xử lý kịp thời thì môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhận thức được vấn đề này, người Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã ban hành 37 đạo luật về bảo vệ môi trường, trong đó, Luật “Xúc tiến sử dụng tài nguyên tái chế” ban hành từ năm 1992 đã góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó Luật “Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì” được thông qua năm 1997, đã nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Hiện nay, tại các thành phố của Nhật Bản, chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để xử lý nguồn phân rác thải khó phân hủy. Các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón; loại rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp,…, được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Đối với những loại rác có kích lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, tivi, giường, bàn ghế… thì phải đăng ký trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của Công ty vệ sinh môi trường đến chuyên chở.

Nhật Bản quản lý rác thải công nghiệp rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải của mình theo quy định các luật về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Chính quyền tại các địa phương còn tổ chức các chiến dịch “xanh, sạch, đẹp” tại các phố, phường, nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Chương trình này đã được đưa vào trường học và đạt hiệu quả [28].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tổ chức quản lý CTR tại Nhật Bản

Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó có Sở quản lý chất thải và tái chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử dụng tái chế và sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích hợp với quan điểm là bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1.5. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam

1.5.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam

Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải. Chất thải rắn sinh hoạt được phát sinh chủ yếu từ các đô thị, ước tính mỗi người dân đô thị phát thải 0,7 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người của vùng nông thôn [25].

Theo Cục bảo vệ môi trường, lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày tính trên người là:

- Đô thị (toàn quốc): 0,7 kg/người/ngày. - Nông thôn (toàn quốc): 0,3 kg/người/ngày. - TP.Hồ Chí Minh: 1,3 kg/người/ngày. - Hà Nội: 1,0 kg/người/ngày.

- Đà Nẵng: 0,9 kg/người/ngày.

Bộ Môi trường

Sở quản lý chất thải và tái chế

Phòng hoạch định chính sách

Phòng quản lý chất thải công nghiệp Đơn vị quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình trong cả nước đạt từ 65 – 71%. Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8 triệu tấn/năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/năm (chiếm 54%) [29].

1.5.2. Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN NEO, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 25 -106 )

×