Cơ sở để khoa học của các giải pháp

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 100 - 104)

Ngoài việc căn cứ vào định hướng phát triển trang trại của tỉnh, các giải pháp phát triển KTTT của Thái nguyên từ nay tới năm 2020 cần được dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn sau đây:[28,29]

3.2.1.1. Qui hoạch phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 a) Quan điểm phát triển

Xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế, hạn chế và thực trạng phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, nền nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phát triển phải dựa trên những quan điểm cơ bản sau:

Phát triển KT - XH trong thế chủ động, hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng TDMNPB và kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh Thái Nguyên.

Phát triển ngành nông, lâm nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến và hướng vào xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hình thành các vùng hàng hóa tập trung, xây dựng phát triển kinh tế gò đồi với các sản phẩm chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú trọng tới phát triển KTTT.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát huy mọi nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững. Từng bước chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy nhanh phát triển khu vực dịch vụ, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế tại các khu cụm công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, chế biến lương thực thực phẩm, lâm sản… xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái. Kiên quyết xây dựng một nền công nghiệp sạch, dịch vụ sạch, nông nghiệp sạch trong mỗi bước phát triển kinh tế của tỉnh.

b) Mục tiêu phát triển

Phấn đấu đến năm 2020 Thái Nguyên trở thành tỉnh chuyên về công nghiệp và dịch vụ. Đảm bảo cho tỉnh Thái Nguyên có một cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hiện đại, hiệu quả với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh cao cả trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đủ khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khai thác có hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Về kinh tế:

Phấn đấu đến năm 2020 GDP/người (theo giá thực tế) đạt khoảng 2200 - 2300USD (bằng mức bình quân của cả nước). Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 11 - 12% (2010 - 2020), trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng khoảng 5 - 5,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 13,5 - 14,5%, khu vực dịch vụ đạt khoảng 12 - 13% (2006 - 2020).

Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 tỉ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp là 47 - 48%, 42- 43%, 9 - 10%. Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, hình thành một số ngành, một số sản phẩm chủ lực. Phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 240 - 250 triệu USD, tăng mức thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 10 nghìn tỉ đồng và năm 2020.

- Về xã hội:

Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong giai đoạn 2006 - 2020 là 0,9%, trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,8 - 0,82% và tăng cơ học là 0,08 - 0,1%.

Hàng năm giải quyết việc làm cho 12.000 - 13.000 lao động trong giai đoạn 2010 - 2020. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 68/70% (2020).

Giảm tỉ lệ hộ nghèo chuẩn xuống còn 2,5% (2020), thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng.

Đảm bảo đủ giường bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh, tăng tuổi thọ trung bình lên trên 75 tuổi (2020).

Nâng tỉ lệ đô thị hóa lên 45% vào năm 2020.

- Các mục tiêu khác:

Phủ xanh cơ bản đất trống, đồi núi trọc, xây dựng hệ thống thu gom và xử lí chất thải. Đảm bảo sử dụng công nghệ sản xuất sạch trong hoạt động công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp tương ứng vào năm 2020 là 70%, 80%, 75%.

Đảm bảo tốc độ đổi mới công nghiệp đạt 16 - 18% (2010 - 2020). Phấn đấu một số lĩnh vực khoa học - công nghệ của tỉnh Thái Nguyên đạt trình độ trên trung bình của cả nước vào năm 2020.

Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng an ninh, giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy.

3.2.1.2. Qui hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Phát triển nông nghiệp phải thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh. Phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa với hiệu quả cao và bền vững, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng xuất và chất lượng nông, lâm, thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, trong đó có các mô hình TT chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Hình thành các vành đai sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch xung quanh đô thị, đảm bảo an ninh lương thực. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh xã hội được giữ vững.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất ngành nông, lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên thời kì 2015 - 2020

Giá trị sản xuất (triệu đồng), (theo giá thực tế)

Cơ cấu giá trị sản xuất (%), (theo giá thực tế) Chỉ tiêu 2015 2020 2015 2020 Nông nghiệp 11.000.550 16.444.500 95,0 94 Lâm nghiệp 255.000 451.000 2,2 2,5 Thủy sản 328.561 606.610 2,8 3,5 Nguồn: [28] 3.2.1.3. Kết quả nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng KTTT tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh có tiềm năng về điều kiện tự nhiên cũng như KTXH để phát triển KTTT. Vì vậy mà trong những năm gần đây KTTT của tỉnh đã có những bước phát triển rõ rệt về số lượng, các loại hình trang trại. Trong đó sự biến động nhiều nhất thể hiện ở hai loại hình trang trại là chăn nuôi và tổng hợp. Đây là hai loại hình cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Những loại hình trang trại còn lại dù cũng có sự chuyển biến nhưng chưa thực sự rõ nét vì hiệu quả kinh tế của những loại hình này chưa cao.

KTTT đã đem lại những hiệu quả không nhỏ trong việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh như đóng góp không nhỏ vào GDP của tỉnh, giải quyết lực lượng lao động nông nhàn ở nông thôn, góp phâng xóa đói giảm nghèo…KTTT phát triển đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng chung của toàn ngành nông nghiệp. Tổng giá trị hàng hóa của các TT đạt 682 tỷ đồng, chiếm 11,2% trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp của toàn tỉnh.

Tóm lại dù có những chuyển biến tích cực nhưng sự phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh cũng gặp phải không ít khó khăn như vốn đầu tư, nguồn lao động, giống, kỹ thuật…Do vậy muốn phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh hiệu quả nhất cần phải có những chính sách hỗ trợ ohát triển phù hợp, từ đó phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh để phát triển KTTT.

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)