Quy mô sử dụng đất của trang trại

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 69 - 71)

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất của TT nói riêng, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Những nơi có điều kiện đất đai dồi dào, mặt nước thuận lợi là những nơi có điều kiện để phát triển mở rộng quy mô về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích đất sản xuất của các trang trại liên tục giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trang trại của tỉnh.

Năm 2001 tổng diện tích đất sản xuất của các trang trại là 2607,29 ha, trong đó diện tích đất của các trang trại lâm nghiệp lớn nhất với 1795,23 ha chiếm 68,9%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 525,39 ha chiếm 20,2%.

Theo kết quả điều tra năm 2010, tổng diện tích đất sản xuất của các trang trại là 3.551,7ha, chiếm 1,2% diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh. Trong đó, các trang trại lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất là 1.619ha chiếm 46,4%, tiếp theo là các trang trại chăn nuôi với 1.001 ha chiếm 29,6%; diện tích đất của trang trại tổng hợp là 551 ha, chiếm 19,3%; diện tích đất của trang trại thuỷ sản là 300ha, chiếm 8,5%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 61 ha, chiếm 2,3%; Diện tích của các trang trại trồng cây hàng năm là thấp nhất với 20 ha chiếm 0,6%, và nhìn chung các loại hình trang trại trên địa bàn tỉnh đều có các loại đất, điển hỉnh như trang trại chăn nuôi, ngoài diện tích đất dùng cho chăn nuôi còn có các loại đất khác như đất lâm nghiệp với diện tích 392 ha, chiếm 37,3% trong tổng diện tích đất của các trang trại chăn nuôi; diện tích đất trồng cây hang năm là 177 ha, chiếm 16,8%; diện tích trồng cây lâu năm là 122 ha và diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 82 ha…Diện tích đất của các trang trại đều thuộc của các chủ trại, diện tích của các chủ trại, diện tích phải thuê muợn và đấu thầu chiếm tỉ lệ thấp.

Bảng 2.8: Diện tích đất bình quân/trang trại tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình, giai đoạn 2001 – 2010 (Đơn vị: ha)

Năm

Trang trại 2001 2006 2010

TT trồng cây hàng năm 0,60 2,1 10,0

TT trồng cây lâu năm 1,39 9,4 5,1

TT chăn nuôi - 1,0 1,7

TT lâm nghiệp 4,74 23,9 18,2

TT thủy sản 0,16 33,9 12,0

TT KDTH - 5,9 4,1

Nguồn: [2]

Theo số liệu thống kê cho thấy năm 2010 diện tích đất bình quân/trang trại của tỉnh là 4,0 ha/trang trại, so với năm 2006 là 5,38 ha/trang trại (giảm 1,38ha/trang trại). Và so với năm 2001 là 6,89 ha/trang trại, giảm 2,89 ha/trang trại. Trong đó từng loại hình trang trại cũng có qui mô sử dụng đất khác nhau. Trang trại trồng cây hàng năm là 0,6 ha/trang trại năm 2001, tăng lên 2,1 ha/trang trại (2006), tăng lên 10 ha/trang trại (2010), tăng gấp 4,9 lần năm 2006 và 16,7 lần năm 2001. Trang trại trồng cây lâu năm cũng tăng từ 1,39 ha/trang trại năm 2001 lên 9,4 ha/ trang trại năm 2006, tăng 6,8 lần. Tuy nhiên đến năm 2010 qui mô sử dụng đất của các trang trại này giảm đáng kể xuống còn 5,1 ha/trang trại, giảm 1,8 lần so năm 2006 do hiệu quả của các trang trại này không cao cộng với quỹ đất trồng cây lâu năm đang có xu hướng giảm để sử dụng cho mục đích khác.

Trang trại chăn nuôi là 1,0 ha/trang trại (2006), đến năm 2010 là 1,70 ha/trang trại (tăng gấp 1,1 lần). Nguyên nhân diện tích đất của các trang trại trồng cây hàng năm và trang trại chăn nuôi tăng do hiệu quả kinh tế của các trang trại này mang lại hiệu quả kinh tế cao.

So với hình thức hộ gia đình thì trang trại có qui mô sử dụng đất đai lớn hơn nhiều nhưng nhìn chung qui mô đất của các trang trại vẫn còn thấp. Năm 2010 chiếm số lượng chủ yếu vẫn là các trang trại có qui mô dưới 5ha (66,8%), chủ yếu là các trang trại chăn nuôi, kinh doanh tổng hợp. Qui mô sử dụng đất trên 10ha (25,8%), chủ yếu là các trang trại lâm nghiệp và trang trại nuôi trồng thủy sản do đây là các trang trại ở vùng cao, địa hình phức tạp, dân cư tập trung không đông.

42.7 24.1 7.4 22.4 3.4 Dưới 2 ha Từ 2-5 ha Từ 5-10 ha Từ 10-20 ha Trên 20 ha

Hình 2.8. Cơ cấu trang trại tỉnh Thái Nguyên phân theo qui mô sử dụng đất năm 2010

Qui mô đất bình quân/trang trại cũng có sự khác nhau ở mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh (phụ lục 3). Những huyện có diện tích đất bình quân/trang trại khá cao như huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa (10ha/trang trại), huyện Đồng Hỷ (9ha/trang trại), huyện Đại Từ (7ha/trang trại). Các địa phương còn lại diện tích đất bình quân/ trang trại chỉ đạt từ 1 - 3ha/trang trại như huyện Phú Bình (2ha/trang trại), TX. Sông Công (1ha/trang trại).

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)