Lao động của trang trại

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 71 - 83)

Lao động là yếu tố quyết định của mọi quá trình sản xuất, làm thay đổi kỹ thuật, làm biến đổi cơ cấu sản xuất và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bởi vậy trang trại tuy có nhiều hình thức khác nhau nhưng có điểm chung là đều dựa trên cơ sở của các nguồn lực của trang trại là chủ yếu, trong đó sức lao

động là một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng trong việc phát triển KTTT của các TT.

Hiện nay số lượng lao động hoạt động trong các trang trại ngày càng tăng. Năm 2001 số lượng lao động làm việc thường xuyên trong các trang trại là 1973 người, trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 1165 người, chiếm 59% tổng số lao động của trang trại, còn lao động thuê mướn là 808 người chiếm 41%. Trong đó lao động thường xuyên là 312 người, lao động thuê mướn thời vụ quy đổi là 496 người và lao động thời vụ ở thời điểm cao nhất là 1740 lao động. Đến năm 2006 số lượng lao động làm việc thường xuyên trong các trang trại là 2502 lao động, trong đó lao động của các hộ chủ trang trại là 1572 lao động, chiếm 62,84% tổng số lao động thường xuyên của trang trại, còn lại số lao động thuê mướn là 930 lao động (37,16%). Đến năm 2010 số lượng lao động làm việc thường xuyên trong các trang trại tăng lên là 5.073 lao động (tăng gấp 2,6 lần so với năm 2001 và 2,0 lần so với năm 2006), trong đó có 2600 lao động thường xuyên chiếm 51,25%.

Kinh tế trang trại đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đầu tư như: nông dân, cán bộ, công chức, người nghỉ hưu… số lượng các trang trại ngày càng tăng và đa dạng về loại hình hoạt động của vì thế lao động của trang trại cũng tăng lên trong những năm gần đây.

Hiện nay qui mô lao động của trang trại không quá nhỏ. Năm 2010, bình quân lao động/ trang trại của tỉnh là 6 lao động/ trang trại, cao hơn mức trung bình của cả nước (3,34 lao động/ trang trại). Số trang trại sử dụng lao động bình quân dưới 5lao động chiếm 38,9%, sử dụng lao động bình quân 5 - 10lao động chiếm 40,7%, còn lại sử dụng lao động bình quân trên 10 lao động chiếm 20,4%.

Về lao động cũng khác nhau giữa các loại hình trang trại và các địa phương (phụ lục 2a). Đối với các trang trại lâm nghiệp, trang trại chăn nuôi đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc nên lao động tập trung đông. Năm 2010, lao động tập trung vào loại hình trang trại chăn nuôi chiếm 60,2%, trang trại lâm nghiệp chiếm 19,1%, trang trại trồng cây hàng năm chiếm số lượng lao động ít nhất là 0,3% tổng số lao động của các trang trại trên toàn tỉnh.

Về trình độ đào tạo của chủ TT và lực lượng lao động của các TT: Do các TT chủ yếu ở khu vực nông thôn, chủ trại xuất thân chủ yếu từ người nông dân nên nhìn chung lực lượng lao động của các TT trên địa bàn tỉnh có trình độ đào tạo thấp. Về chất lượng lao động của các trang trại nhìn chung còn thấp. Lao động làm việc trong các trang trại chủ yếu là lao động thủ công nên chỉ đảm nhận được những khâu đơn giản như: làm đất, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Trong cơ cấu lao động thường xuyên phân theo trình độ chuyên môn của trang trại, lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 86,1%, lao động có trình độ sơ cấp chiếm 7,4%, lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 1,5%.

Bảng 2.9. Lao động của các trang trại tỉnh Thái Nguyên phân theo trình độ đào tạo năm 2010

Chỉ tiêu Tổng

số

Chưa qua

đào tạo Sơ cấp

Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Tổng số 5.073 4.603 268 119 35 46 TT trồng cây hàng năm 17 17 - - - -

TT trồng cây lâu năm 91 87 - 3 - -

TT chăn nuôi 3.055 2.647 242 99 27 40

TT lâm nghiệp 971 958 4 6 1 2

TT thủy sản 137 118 9 6 1 3

TT kinh doanh tổng hợp 802 776 13 5 6 1

Nguồn: [2]

Đối với chủ trang trại thì trình độ chuyên môn hầu như còn thấp (phụ lục 2b). Năm 2001 toàn tỉnh có 68,87% chưa qua đào tạo. Đến năm 2006, toàn tỉnh có 79,3% chủ trang trại chưa qua đào tạo, đến năm 2010 số lượng này tuy đã giảm nhưng không đáng kể, vẫn còn 74,2% chủ trang trại chưa qua đào tạo. Do phần lớn các chủ trang trại là người nông dân, các chủ hộ muốn vươn lên làm giàu, nhận đất khai hoang và đầu tư phát triển kinh tế trang trại.

86

7.4 3.9 1.21.5

Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp

Cao đẳng Đại học trở lên

Hình 2.9. Cơ cấu lao động thường xuyên của trang trại tỉnh Thái Nguyên phân theo trình độ chuyên môn năm 2010

Về máy móc thiết bị của TT, mặc dù TT được hình thành từ những năm đầu của thập niên 90 của TK XX nhưng đến nay nhìn chung hoạt động của các TT vẫn dựa trên các phương tiện máy móc thô là chính, chưa mang tính hiện đại hoá. Bình quân số máy móc thiết bị/trang trại là một tiêu chí để đánh giá mức độ và trình độ lao động của trang trại. Theo kết quả điều tra năm 2010, số lượng máy móc thiết bị của các trang trại trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Cụ thể như: máy chế biến thức ăn gia súc bình quân 0,4 cái/trang trại, máy sấy sản phẩm bình quân 0,4 cái/trang trại, máy bơm nước bình quân 2 cái/trang trại… Điều này cho thấy hấu hết lao động ở dạng thủ công, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất của các trang trại còn yếu.

Như vậy có thể thấy trình độ của chủ trang trại và tay nghề của lực lượng lao động trong các trang trại trên địa bàn tỉnh còn thấp, số đông là chưa qua đào tạo. Đây là một khó khăn lớn trong qua trình điều hành sản xuất kinh doanh của các chủ trang trại. Do vậy các chủ trang trại cần phải tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình, nhất là quản lí, điều hành trang trại phát triển trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế thị trường như hiện nay.

2.2.6.Thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sản xuất của các mô hình trang trại

a. Vốn sản xuất kinh doanh của trang trại

TT phát triển chủ yếu dựa vào khai thác nội lực về vốn của bản thân các chủ TT. Một TT muốn phát triển với quy mô lớn thì điều kiện đầu tiên phải đảm bảo về vốn đầu tư. Với loại hình KTTT nào thì việc đầu tư vốn có hiệu quả và thể

hiện triển vọng phát triển sản xuất của TT là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ TT. Trong những năm gần đây, đặc biệt 5 năm trở lại đây vốn sản xuất kinh doanh của trang trại tăng mạnh đã tạo điều kiện cho trang trại mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.

Năm 2001 tổng số vốn sản xuất kinh doanh của TT là 18.117,9 triệu đồng, đến năm 2006 tổng số vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại là 152.924 triệu đồng và năm 2010 tăng lên đạt 409.573 triệu đồng (tăng gấp 2,7 lần năm 2006).

Bảng 2.10. Tổng số vốn đầu tư của trang trại giai đoạn 2001-2010

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm Tổng số TT trồng cây hàng năm TT trồng cây lâu năm TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TT nuôi trồng thuỷ sản TT tổng hợp 2001 18.090 192 3.392 2.443 2.856 177 9.030 2006 152.924 2.997 11.530 64.992 1.317 2.324 69.764 2008 119.390 720 4533 64.291 8.553 1.294 39.999 2009 158.103 - 1.197 119.241 13.593 588 23.484 2010 231.509 173 923 183.378 20.212 1.461 25.362 [Nguồn:2,4] Thông thường mức vốn đầu tư lớn thường tập trung vào các trang trại chăn nuôi, trang trại kinh doanh tổng hợp ở vùng giữa và vùng thấp như: huyện Phú Lương, TP. Thái Nguyên. Năm 2010 vốn sản xuất của TT chăn nuôi là 183.378 triệu đồng, vốn sản xuất của TT tổng hợp là 25.362 triệu đồng. Chỉ tính riêng 2 loại hình hình TT này năm 2010 chiếm tới 90,2% tổng số vốn sản xuất của TT. Năm 2010 vốn sản xuất kinh doanh bình quân/trang trại là 482 triệu đồng, so với bình quân năm 2001 là 47.8 triệu đồng (tăng 10 lần) và năm 2006 là 248 triệu đồng (tăng gấp 1,9 lần). Nguyên nhân do các trang trại được tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn với cơ chế thông thoáng và chính sách ưu đãi hơn bên cạnh đó trong những năm gần đây với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế trang trại nên các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh mạnh dạn đầu tư cho sản xuất hơn. Do vậy số lượng vốn bình quân của các TT ở các huyện, thành thị trên địa

bàn tỉnh cũng đã tăng cao. Các huyện có số lượng vốn đầu tư trên 500 triệu đồng là huyện Phổ Yên (814 triệu đồng/trang trại); TX Sông Công, huyện Phú Lương bình quân trên 600 triệu đồng; các huyện còn lại số vốn dao động từ 200-400/trang trại.

Trong tổng số vốn đầu tư của trang trại, vốn chủ sở hữu của trang trại chiếm tới 77,89%, vốn vay của TT 84.817 triệu đồng. Các TT vay vốn ngân hàng chiếm tỉ lệ lớn như TT chăn nuôi 76.248 triệu đồng (chiếm 89,9%); TT tổng hợp là 4355 triệu (chiếm 5,1%)…Nhờ có vốn vay của ngân hàng các trang trại đã mở rộng quy mô sản xuất, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, tăng vụ để tăng thêm khối lượng sản phẩm hàng hóa cho nhu cầu của thị trường, đồng thời thu hút hàng nghìn lao động có việc làm. Tuy nhiên sản xuất trang trại không tránh khỏi những rủi ro lớn do thiên tai, do vậy một số trang trại hoàn nợ khá khó khăn. Riêng trang trại trồng cây lâu năm, do đặc điểm của kinh tế trang trại là chu kì sản xuất kéo dài có loại cây trồng từ năm đến bẩy năm sau mới cho thu hoạch nhu cầu vốn rất nhiều, nhất là vốn trung dài hạn để thích ứng từng loại cây trồng nhưng nguồn vốn của ngân hàng cho vay chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, với tính chất luân chuyển thì nó chỉ có thể đầu tư ngắn hạn làm cho trang trại rất khó khăn trong mở rộng quy mô sản xuất.

49.82%

22.73% 27.45%

Dưới 300 triệu đồng Từ 300-500 triệu đồng Từ 500 triệu đồng trở lên

Hình 2.10. Cơ cấu trang trại tỉnh Thái Nguyên phân theo qui mô vốn đầu tư năm 2010

Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh cũng khác nhau theo từng địa phương và loại hình trang trại.

Bảng 2.11. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân/ trang trại tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình và địa phương năm 2010 (Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Đơn vị Hành chính Vốn bq/TT TT trồng cây hàng năm TT trồng cây lâu năm TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TT thủy sản TT kinh doanh tổng hợp Toàn tỉnh 482 650 349 567 177 394 337 TP.Thái Nguyên 581 - 197 774 116 - 395 TX.Sông Công 664 - - 659 - - 790 Định Hóa 187 - 12 241 153 - 150 Võ Nhai 412 650 - 421 183 250 250 Phú Lương 625 - - 1.043 145 173 141 Đồng Hỷ 478 - - 674 137 - 128 Đại Từ 36 - 197 611 249 237 251 Phú Bình 365 - 358 368 475 233 355 Phổ Yên 814 - - 833 375 812 734 Nguồn: [2] b. Hiệu quả kinh tế của trang trại

KTTT đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ măt của nông nghiệp, nông thôn, đã tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn hiện nay. Hiện nay đối với tỉnh Thái nguyên, việc phát triển kinh tế trang trại được đánh giá là mô hình kinh tế có triển vọng và nhiều tiềm năng nhưng trong quá trình sản xuất của trang trại vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Hiệu quả sản xuất của trang trại phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, dịch bệnh, một số loại hình trang trại trồng cây lâu năm hoặc lâm nghiệp thời gian xây dựng cơ bản kéo dài… Do đó trong những năm gần đây thực trạng phát triển của các trang trại trên địa bàn tỉnh chưa thực sự ổn định, cho nên đòi hỏi cần phải có sự quan tâm, khuyến khích để phát huy nội lực vốn có trong nông thôn, nông nghiệp ở mức cao hơn, tập trung sản xuất hàng hoá, chuyên môn hoá mở rộng với quy mô lớn hơn.

Giai đoạn 2001-2006 tổng doanh thu của các TT còn tương đối thấp. Năm 2001 tổng doanh thu của các TT đạt 29.370 triệu đồng, trung bình đạt 77.5 triệu đồng/ trang trại. Giai đoạn 2006 -2010 tổng doanh thu của các trang trại tăng. Năm 2006 đạt 116.694 triệu đồng, tăng 87.324 triệu đồng (gấp 4 lần năm 2001), đến năm 2010 đạt 153.039 triệu đồng tăng 36.345 triệu đồng (gấp 5,2 lần năm 2001 và 1,3 lần năm 2006). Tuy nhiên, tổng thu sản xuất kinh doanh bình quân/TT năm 2010 giảm so với năm 2006. Năm 2006 tổng thu sản xuất kinh doanh bình quân/ trang trại đạt 198 triệu đồng/ trang trại, đến năm 2010 tổng thu sản xuất kinh doanh bình quân/ trang trại giảm xuống còn 180 triệu đồng/trang trại, giảm 18 triệu đồng/ trang trại so với năm 2006. Nguyên nhân do kết quả sản xuất kinh doanh của một số trang trại chịu nhiều thiệt hại do yếu tố thời tiết không thuận lợi, một số trang trại trồng cây lâu năm hoặc lâm nghiệp thời gian xây dựng cơ bản kéo dài chưa thu lợi nhuận ngay. Cụ thể:

TT trồng cây hàng năm thu nhập đạt khoảng 66 triệu đồng, chiếm 0,04% trong tổng doanh thu, bình quân là 33 triệu đồng/ trang trại.

TT trồng cây lâu năm thu nhập đạt 1409 triệu đồng, chiếm 0,92% tổng doanh thu, bình quân 205 triệu đồng/ trang trại.

TT chăn nuôi đạt khoảng 120.540 triệu đồng, chiếm 78,8% trong tổng doanh thu, bình quân là 205 triệu đồng/ trang trại.

TT lâm nghiệp thu nhập đạt khoảng 7031 triệu đồng, chiếm 4,6% tổng doanh thu, bình quân là 79 triệu đồng/ trang trại.

TT thuỷ sản thu nhập đạt 2925 triệu đồng, chiếm 1,91% tổng doanh thu, bình quân là 117 triệu đồng/ trang trại.

TT tổng hợp thu nhập đạt 21.014 triệu đồng, chiếm 13,7% trong tổng doanh thu, bình quân 1 TT là 158 triệu đồng.

Hiện nay bình quân giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ và bình quân lợi nhuận của một trang trại trong một năm cao hơn rất nhiều so với hộ gia đình, cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại lớn hơn hộ gia đình. Bình quân giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ và bình quân lợi nhuận của một trang trại có sự khác nhau giữa các loại hình TT và các địa phương trong tỉnh.

Bảng 2.12. Giá trị hàng hóa và hiệu quả sản xuất của trang trại tỉnh Thái Nguyên phân theo địa phương năm 2010

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Đơn vị

Hành chính

Hiệu quả sản xuất Giá trị hàng hóa

Toàn tỉnh 180 804 TP.Thái Nguyên 284 798 TX.Sông Công 138 1.064 Định Hóa 119 362 Võ Nhai 90 277 Phú Lương 124 608 Đồng Hỷ 112 367 Đại Từ 160 510 Phú Bình 1887 946 Phổ Yên 137 1.456 Nguồn: [4]

Một số huyện có bình quân giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của trang trại /năm cao như: huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình, TX. Sông Công, do giá trị của các trang trại chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp mang lại. Cho thấy những địa phương ở vùng thấp các trang trại hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sơ với các trang trại ở vùng núi (chủ yếu là trang trại trồng cây lâu năm).

Nhìn chung hoạt động của các TT trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua có đem lại hiệu quả, nhưng chủ yếu tập trung vào loại hình TT chăn nuôi và TT tổng hợp. Đây là 2 loại hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất đối với sự phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên hiệu quả do các TT đem lại có sự khác nhau giữa các địa phương trong tỉnh.

TỈ LỆ 1:450.000

Nguồn: Tác giả biên vẽ

2.2.7. Các lợi ích khác của kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 71 - 83)