Trang trại chăn nuôi

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 83 - 125)

Trong các loại hình TT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, TT chăn nuôi có số lượng nhiều nhất, đồng thời cũng là mô hình cho hiệu quả nhất. TT chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi lợn, gà. Điển hình của mô hình này có thể kể đến TT của bà Đỗ Thị Thúy xóm 4, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ.

TT của bà Thúy được thành lập vào năm 2002 thông qua việc tìm tìm hiểu trên mạng internet và tham quan nhiều mô hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Mới đầu gia đình bà bắt tay vào chăn nuôi và thành công với mô hình nuôi 20 con lợn nái ngoại. Năm ấy, trừ chi phí, gia đình bà thu lãi 50 triệu đồng. Thấy chăn nuôi lợn nái ngoại cho hiệu quả kinh tế cao, từ đó, mỗi năm, bà lại nuôi tăng lên 10 con. Hiện trang trại của gia đình bà có 120 con lợn nái và hàng trăm lợn thịt, mỗi tháng xuất trên 100 con lợn giống. Ngoài nuôi lợn, trong khu trang trại còn có diện tích ao thả cá, khu vườn nuôi gà thịt. Năm 2010, tận dụng diện tích tại gia đình, bà nuôi thêm 4.000 con gà bố mẹ và gà thịt cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mỗi tháng, gia đình bà có doanh thu gần 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó trang trại của gia đình bà Thúy đã tạo việc làm cho 7 lao động địa phương với mức lương bình quân từ 3-4 triệu đồng/người/tháng.

Hình 2.12. Sơ đồ trang trại chăn nuôi lợn của bà Đỗ Thị Thúy 2.3.2. Trang trại nuôi trồng thủy sản

Thái Nguyên là một tỉnh có diện tích mặt nước khá phong phú để sử dụng và nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy trong những năm gần đây dựa vào điều kiện sẵn có này nhiều người dân đã tạo lập nhiều TT nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn, năng suất cao. Điển hình cho mô hình này có mô hình của anh Nguyễn Văn Quí, xã Tân Đức, huyện Phú Bình. Với diện tích mặt nước rộng 6000 mét vuông nhận thầu của xã, anh Quí đã tận dụng triệt để vừa nuôi vịt, nuôi ếch và thả cá. Với mô hình khép kín như vậy anh đã tận dụng được thức ăn chăn nuôi, diện tích mặt nước, công lao động để đem lại nguồn lợi kinh tế. Mỗi năm từ mô hình này anh thu hoạch 30 đến 40 tấn vịt, vài tạ ếch và hàng chục tấn cá. Trung bình mỗi năm thu nhập từ các sản phẩm từ chăn nuôi của gia đình anh được trên 2 tỷ đồng, trong đó phần lãi thu được 25 đến 30%.

 Nhà ở Gara ô tô Khu nuôi lợn thịt Khu nuôi lợn giống Kho cám Khu nuôi gà Khu lợn đực Khu lợn cai sữa Khu lợn chửa Khu nuôi lợn nái Khu lợn đực AO CÁ AO CÁ

Hình 2.13. Sơ đồ trang trại chăn nuôi thủy sản của anh Nguyễn Văn Quí 2.3.3. Trang trại tổng hợp

Những năm gần đây số lượng TT kinh doanh tổng hợp trên địa bàn tỉnh tăng lên nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ đây là mô hình đem lại hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Do vậy nhiều hộ nông dân đã chuyển đổi vùng đất lúa năng suất thấp sang vùng đất tập trung để xây dựng mô hình kinh tế trang trại nuôi lợn, gà, vịt kết hợp với thả cá, trồng rừng. Trong đó, mô hình của ông Trương Đình Oanh xóm Chùa, xã Bá Xuyên, T.X Sông Công là mô hình điển hình, đạt hiệu quả kinh tế cao từ nuôi gà, ba ba và cá trê lai, kết hợp với trồng các loại cây thu lãi gần 1 tỷ đồng mỗi năm.

Vốn là một cựu chiến binh nên sức khoẻ của ông không được tốt nên đời sống của gia đình ông lúc đó rất khó khăn, vì thế ông luôn trăn trở phải làm thế nào để phát triển được kinh tế. Năm 2009, ông mạnh dạn vay của anh em, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được gần 200 triệu đồng để đầu tư xây dựng 2 trại gà với quy mô là 14 nghìn con/lứa. Đến nay, 2 trại gà của ông Oanh mỗi năm nuôi được 12 lứa với 170 nghìn con (tương đương với gần 400 tấn gà) và thu lãi trung

 Lán trại   Chuồng vịt Kho cám ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ AO CÁ AO CÁ      

bình được 60 triệu đồng/lứa, tính ra ông Oanh thu lãi từ gà được khoảng 750 triệu đồng mỗi năm.

Ngoài ra năm 2010, ông mạnh dạn đầu tư hồ nuôi ba ba để tận dụng thức ăn từ gà kém phẩm chất và ông thả thêm cá trê lai để tận dụng thức ăn của ba ba. Hồ có diện tích mặt nước khoảng 200 m2 và ông nuôi mỗi lứa 300 con ba ba gai và ba ba trơn. Bên cạnh đó một lứa nuôi ba ba, ông nuôi “xen canh” hai lứa cá trê lai, mỗi lứa 500 con, nuôi trong 6 tháng để tận dụng thức ăn thừa của ba ba. Sau mỗi vụ, ông thu hoạch được trên 400 kg ba ba, với giá bán trung bình 240 nghìn/kg, tương đương với 100 triệu đồng và khoảng 20 triệu đồng từ bán cá trê lai.

Như vậy, trừ hết chi phí, ông lãi gần 100 triệu đồng từ hồ nuôi này. Bên cạnh đó, gia đình ông tận dụng nguồn phân gà trong trại để bón cho 500 cây đu đủ cùng với 5 sào chè và hơn 1 mẫu ruộng. Ngoài ra ông còn trồng hàng nghìn bịch nấm vào mùa đông, khi thu hoạch nấm xong, ông lại tận dụng bịch đó để trồng gừng. Vì thế, được gần 100 triệu đồng/năm từ những cây trồng kể trên.

Hình 2.14. Sơ đồ trang trại tổng hợp của ông Trương Đình Oanh

♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ Khu nhà ở Kho cám Khu nuôi gà Khu nuôi gà Bể nuôi ba ba, cá trê lai Khu trồng gừng, nấm

2.3.4. Trang trại lâm nghiệp

Thái Nguyên là một tỉnh có tiềm năng rất lớn để sản xuất lâm nghiệp, nhất là trồng rừng, do vậy trong những năm gần đây, đặc biệt 3 năm trở lại đây, số lượng TT lâm nghiệp của tỉnh đã tăng lên đáng kể và đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Trong đó có thể kể đến TT của chị Nguyễn Thị Hà, xóm 7, xã Phú Tiến, huyện Định Hóa. Gia đình chị tham gia trồng rừng từ năm 1992 và đến nay TT của gia đình chị đã có trên 15 ha rừng, với tổng thu nhập ước tính khoảng 1 tỉ đồng. Và cây trồng chính mà gia đình chị trồng là cây keo.

Hay gia đình ông Hứa Đình Đại, xóm Nà Hang, xã Lam Vĩ, huyện Định Hóa. Gia đình ông cũng tham gia trồng rừng từ năm 1997 với cây trồng chính keo. Đến nay TT lâm nghiệp của ông có trên 70 ha rừng các loại, trong đó trên 40 ha là rừng sản xuất. Và mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng 200 triệu đồng.

2.3.5. Trang trại trồng cây lâu năm

Những năm gần đây TT trồng cây lâu năm đang có xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế của TT này chưa cao. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những TT trồng cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao như TT trồng chè của gia đình ông Bùi Văn Tiến, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên.

Ông Tiến vốn là bộ đội xuất ngũ về quê làm kinh tế. Thời gian đầu kinh tế gia đình ông khá khó khăn, vì vậy ông luôn nghĩ làm sao để kinh tế gia đình bớt khó khăn. Và ông bắt đầu trồng chè năm 1974, mới đầu diện tích chè của gia đình khá ít, nhưng trong quá trình trồng chè ông thấy đây là loại cây trồng cho hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên sãn có của vùng. Do vậy đến nay diện tích trồng chè của gia đình ông là 6300m2 (tương ứng với 17,5 sào) trong tổng diện tích hơn 10000 m2 của gia đình. Với diện tích như vậy mỗi năm gia đình ông hái 8 lứa chè với năng suất 17kg chè khô/sào. Như vậy trong một năm gia đình thu hoạch 297,5kg chè khô, với giá bán trung bình từ 200.000đ/kg -600.000đ/kg. Tổng thu nhập từ chè của gia đình ông đạt khoảng 700 triệu đồng/năm, trừ chi phí còn lãi khoảng 200.000 triệu đồng/năm. Với diện tích như vậy ông đã tạo việc làm cho 4-5 lao động, với mức lương từ 1.500.000 – 2.000.000 triệu đồng/tháng. TT chè của gia đình ông là TT

chè sạch theo tiêu chuẩn Việtgap, điển hình về năng suất và chất lượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra gia đình ông còn trồng 4 sào rưỡi ruộng lúa và ao thả cá để phục vụ cho nhu cầu của gia đình.

Hình 2.15. Sơ đồ trang trại chè của ông Bùi Văn Tiến

2.4. Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển mô hình kinh tế trang trại) triển mô hình kinh tế trang trại)

2.4.1.Điểm mạnh, điểm yếu.

Điểm mạnh Điểm yếu

1.Nguồn lao động dồi dào:

Thái Nguyên là một tỉnh có dân số tương đối đông với 1131,3 nghìn người, là tỉnh có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động tương đối lớn (54,6%), và

1.Thiếu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất:

Phần lớn các trang trại đều mới hình thành, chưa có tích lũy về kinh nghiệm, thời gian được vay vốn không dài, và

          x x x x x x         RUỘNG LÚA    x x x x x x    x x x x x x

 ĐỒI CHÈ RUỘNG LÚA x x x  x x x            ĐỒI CHÈ   ĐƯỜNG VÀO         NHÀ BẾP Khu chăn nuôi NHÀ Ở NHÀ CHẾ BIẾN CHÈ AO CÁ   

cũng là nơi có rất nhiều các trường Đại học, hàng năm số lượng sinh viên ra trường tương đối nhiều. Đặc biệt có trường đại học Nông -Lâm là nơi đào tạo ra các kỹ sư trồng trọt, chăn nuôi, tạo ra nhiều giống cây trồng mới có năng suất, sản lượn cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Vì vậy hàng năm tỉnh được bổ sung một lực lượng lao động khá nhiều, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và phát triển KTTT nói riêng. Đây là nguồn tri thức dồi dào nhằm đưa KHKT môt cách nhanh nhất tới các trang trại.

việc vay vốn còn gặp nhiều khó khăn. . Mặc dù nguồn vốn đầu tư trong những năm gần đây tuy có tăng nhưng vốn bình quân/ trang trại còn hạn chế, gây khó khăn cho việc mở rộng quy mô máy móc thiết bị…Do vậy thiếu vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất

2. Điều kiện tư nhiên có nhiều thuận lợi:

Khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.

Vị trí địa lý thuận lợi, có tuyến quốc lộ 1B chạy qua, đồng thời cũng tiếp giáp với huyện Yến Thế - Bắc Giang, huyện Chợ Mới – Bắc Kạn, tỉnh Lạng Sơn và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Vì vậy đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Thái Nguyên tiêu thụ các các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản... sản của mình.

2. Chưa có quy hoạch vùng sản xuất tập trung chuyên cho từng loại sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai từng vùng: Hiện nay trên địa bàn tỉnh các mô hình trang trại hình thành còn mang tính tự phát. Tỉnh chưa có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng vùng và từng loại sản phẩm cụ thể, do vậy dẫn tới hiệu quả kinh doanh không cao.

3. Cơ sở hạ tầng phát triển: Nhà nước,

tỉnh và địa phương đã đầu tư nhiều cho

3. Chưa có sự liên minh hợp tác giữa các chủ trang trại: Phần lớn các trang

trại đều hình thành và hoạt động đơn lẻ, do vậy chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong sản xuất kinh doanh hàng hóa, đặc biệt là thiếu tính chủ động. Khả năng canh tranh và chống đỡ với những biến động của nền kinh tế thị trường là không cao.

hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện và thuỷ lợi được nâng cấp sẽ là những nhân tố tích cực cho việc phát triển các mô hình trang trại của tỉnh.

4. Việc cơ giới hóa trong trại còn thấp:

Hiện nay đa số các trang trại chủ yếu sử dụng các công cụ, phương tiện sản xuất thủ công là chính. Việc cơ giới hóa đưa máy móc, thiết bị và dây chuyền vào sản xuất nông lâm nghiệp cón rất hạn chế. Công nghệ chế biến còn thô sơ chưa phát triển, chất lượng sản phẩm nông sản còn chưa cao: Nguyên nhân là

do công nghệ thu hoạch, bảo quản và chế biến sau thu hoạch còn hạn chế và thô sơ, chủ yếu sản xuất thô và sản xuất nguyên liệu dẫn đến chất lượng, giá trị hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường là không cao.

4. Nguồn nhân lực: Chủ trang trại là những người có óc tính toán, dám chịu mạo hiểm để gây dựng trang trại, có ý trí vươn lên làm giàu. Chủ trang trại mạnh dạn chú trọng áp dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất, cơ giới hóa, HĐH quá trình sản xuất. Các thành viên

5. Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn của các chủ trang trại còn hạn chế: Thực tế cho thấy các chủ trang trại thiếu kiến thức chuyên môn kỹ thuật và quản lý kinh tế. Chất lượng lao động còn thấp, lao động chưa có trình độ kỹ thuật, trình độ văn hoá còn thấp.

trong trang trại là người cần cù, chịu khó trong công việc, nhiệt tình, đoàn kết cùng nhau phát triển. Nhiều trang trại có kinh nghiệm về phát triển kinh tế để các trang trại khác đến học tập.

Việc sản xuất chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân, thiếu kiến về khoa học kỹ thuật nên hạn chế nhiều đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, thiếu kinh nghiệm thị trường, thiếu kiến thức hoạch toán và phân tích kinh doanh do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý và điều hành trang trại.

2.4.2. Cơ hội, thách thức

Bên cạnh những điểm mạnh, điểm yếu, việc phát triển mô hình kinh tế trang trại cũng có những cơ hội và thách thức như sau:

Cơ hội Thách thức

1.Chính sách và chủ trương phát triển

nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng của Đảng và Nhà nước đã được hình thành: Trong

những năm trở lại đây, Đảng, Nhà nước đã rấtquan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng. Các Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 và số 62 ngày 20/05/2003, chủ trương về phát triển KTTT của tỉnh uỷ tại Nghị quyết số 10/NQ-TU ngày 16/02/2000... và một loạt các thông tư hướng dẫn ban hành đã tạo hành lang pháp lý và tạo động lực cho phát triển kinh tế trang trại theo

1. Giá cả nông sản biến động có xu

hướng bất lợi cho các trang trại: Thực

tế cho thấy trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường có những biến động khôn lường, giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi giá nông sản không có chiều hướng tăng mà còn bị giảm sút, gây rất nhiều cản trở, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại

hướng mở cửa và hội nhập phát triển. 2. Nền kinh tế nước ta đang trong giai

đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kinh tế thị trường đang dần dẫn đến hoàn chỉnh: Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc ra nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cho việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp nói riêng, trong đó có phát triển kinh tế trang trại. Đây cũng là tiền đề và cơ hội cho hàng hóa nông sản Việt Nam xâm nhập vào thị trường thế giới.

2. Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các

trang trại trong và ngoài nước: Bên

cạnh cơ hội khi gia nhập thị trường thương mại trong nước và quốc tế, các trang trại trong quá trình phát triển cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức khi chịu sự cạnh tranh gây gắt của

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 83 - 125)