Tiềm năng về tự nhiên

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 44 - 51)

* Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như việc hình thành các HTTCLTNN, trong đó có hình thức TT. Thái Nguyên với tổng diện tích đất tự nhiên là 3.526,2km2 chiếm 1,07% diện tích tự nhiên của cả nước (2010) trong đó diện tích đất đã sử dụng là 317.634,20ha (90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh). [23] Với sự đa dạng của nền địa chất và địa hình tạo ra nhiều loại đất trong toàn tỉnh có đặc điểm và đặc trưng khác nhau.

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nên nhóm đất đồi núi của tỉnh chiếm diện tích lớn nhất (48,4%), với độ cao trên 200m. Đây là loại đất thích hợp cho phát triển ngành lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh…đồng thời cũng là loại đất thích hợp để trồng các cây ăn quả, cây đặc sản.

Nhóm đất đồi chiếm 31,4% diện tích, đây là vùng đất xen kẽ giữa nông và lâm nghiệp phân bố ở các huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, có độ cao từ 150 - 200m rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè và cây ăn quả lâu năm.

Nhóm đất ruộng chiếm 12,4% diện tích, tuy phần lớn có độ phì phấp song các cây lương thực (lúa, ngô), cây màu (khoai, lạc, đỗ) cũng đủ đảm bảo cung cấp lương thực cho nhu cầu của người dân trong tỉnh. Các loại đất còn lại chiếm 7,8% diện tích, phần lớn các loại đất này có khả năng sử dụng cho các mục đích phát triển nông, lâm nghiệp.

Mặt khác do chịu sự chi phối của địa hình và khí hậu đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau như:

Nhóm đất đỏ vàng trên phiến thạch sét chiếm diện tích lớn nhất 136.880 ha (38,65%), sau đó là nhóm đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (11,88%). Nhóm đất đỏ vàng trên phiến thạch sét phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, huyện Võ Nhai, huyện Đồng hỷ, huyện Đại Từ, huyện Định Hóa. Loại đất này hích hợp cho phát triển cây chè và cây ăn quả, là cơ sở quan trọng cho việc hình thành các vùng chuyên canh chè, cây ăn quả. Bên cạnh đó còn có một số nhóm đất khác như đất phù sa với diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích (phân bố

chủ yếu dọc sông Cầu, sông Công ở các huyện Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ, TX.Sông Công, TP.Thái Nguyên), đất dốc tụ với diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% diện tích , đất nâu vàng… là những loại đất thích hợp cho trồng các loại cây: chè, lúa, ngô, đậu, đỗ, mía, lạc, thuốc lá.

Từ năm 2005 đến nay cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự thay đổi tương đối lớn. Năm 2010, trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, diện tích sử dụng trong nông, lâm, ngư nghiệp là 294.633,79 ha (chiếm 83,44%), diện tích sử dụng trong phi nông nghiệp là 42.706,20 ha (chiếm 12,09%), diện tích đất chưa sử dụng là 15.761 ha (chiếm 4,46%) trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng là 1.428,41 ha (chiếm 0,40%), đất đồi núi chưa sử dụng là 4.100,19 ha (chiếm 1,16%), đất núi đá không có rừng cây là 10.233,08 ha (chiếm 2,90%).

Bảng 2.1. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2010 2005 2010 Loại đất Diện tích (ha) Tỉ trọng (%) Diện tích (ha) Tỉ trọng (%) Sự chuyển dịch Toàn tỉnh 352.621,5 100 353.101,67 100 0,00 Đất nông nghiệp 265.386,65 75,26 294.633,79 83,34 8,08

1. Đất sản xuất nông nghiệp 93.681,62 26,57 109.771,83 31,09 4,52 1.1. Đất trồng cây hàng năm 58.745,60 16,66 64.975,80 18,40 1,74 1.2. Đất trồng cây lâu năm 34.936,02 9,91 44.796,03 12,69 2,78 2. Đất lâm nghiệp 165.106,51 46,82 180.639,32 51,16 4,34 3. Đất nuôi trồng thủy sản 3.606,77 1,02 4.124,96 1,17 0,15 4. Đất nông nghiệp khác 2.991,75 0,85 97,68 0,03 - 0,82

Nhờ sự phong phú đa dạng của tài nguyên đất cũng như đường lối chính sách hợp lí trong việc sử dụng tài nguyên đất của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến. Từ đó thúc đẩy sự phát triển một số hình thức TT .

Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2010

* Địa hình

Là một tỉnh miền núi nên độ cao trung bình của tỉnh so với mực nước biển khoảng 200 – 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Mặt khác Thái Nguyên cũng được bao bọc bởi các dãy núi cao như Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Trong đó đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo với độ cao 1592m, là địa giới của ba tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Vì vậy Thái Nguyên có ba kiểu địa hình chính là núi (trên đá vôi và trên đá khác), đồi (đồi cao và đồi thấp), và đồng bằng. Cụ thể:

Vùng địa hình núi cao chiếm phần lớn lãnh thổ (53%): gồm nhiều dãy núi cao tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa và một phần huyện Phú Lương có độ cao trung bình từ 500 - 1000m, độ dốc trung bình từ 25 - 350.

Vùng địa hình đồi cao, núi thấp chiếm 32% diện tích lãnh thổ. Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo

Năm 2005 0.8 1 46 9.7 16.4 26.1

Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm

Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất khác

Năm 2010 0.031 44.7 11.1 16.1 27.1

sông Cầu và quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam huyện Đại Từ và Nam huyện Phú Lương. Độ cao trung bình từ 100 - 300m, độ dốc trung bình từ 15 - 250.

Vùng địa hình nhiều ruộng, ít đồi chiếm 32% diện tích lãnh thổ: bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh Thái Nguyên, tập trung ở các huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Độ cao trung bình từ 30 - 50m, độ dốc trung bình từ < 100.

Với những đặc điểm địa hình: Độ cao vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các hồ chứa nước và hệ thống kênh tưới chủ động đã tạo ra khả năng thâm canh trong sản xuất. Mặt khác, thế mạnh gò, đồi vừa tạo thuận lợi cho trồng các loại cây ăn quả, các loại cây lâm nghiệp, đây là một thuận lợi của tỉnh so với các tỉnh khác. Ngoài ra điều kiện địa hình đồi núi cũng là điều kiện để phát triển chăn nuôi gia súc và đại gia súc thuận lợi. Về nhận định chủ quan, tỉnh Thái Nguyên có điều kiện địa hình phù hợp cho phát triển trang trại.

* Khí hậu

Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nên khí hậu của Thái Nguyên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có tính thất thường trong năm, có một mùa đông lạnh, mang tính chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi.

Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 , nhiêt độ trung bình năm là 24,20C, nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,90C - tháng 6) với tháng lạnh nhất (15,20C - tháng 1) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500 - 2500mm, cao nhất vào tháng 8, thấp nhất vào tháng 12. Khoảng 87% lượng mưa tập trung vào mùa mưa vào tháng 12 chỉ chiếm 0,5% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tập trung nhiều nhất ở TP. Thái Nguyên, huyện Đại Từ còn tập trung ít tại các huyện Võ Nhai, Phú Lương.

Đồng thời Thái nguyên là tỉnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mỗi lần có gió mùa Đông Bắc tràn về nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, xuất hiện thời tiết sương muối làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Từ đó cũng ảnh hưởng đến cơ cấu các loại hình TT.

Nhìn chung điều kiện khí hậu của tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho việc phát triển ngành nông , lâm nghiệp, thuỷ sản…Từ đó tạo điều kiện hình thành và phát triển các mô hình TT.

* Thủy văn

Thái Nguyên có nguồn tài nguyên nước mặt khá lớn do có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc như sông Cầu, sông Dong, sông Công kết hợp với được cung cấp bởi lượng mưa hàng năm lớn. Ngoài ra trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn. Bên cạnh đó Thái Nguyên còn có hệ thống các hồ.

Sông Cầu: là sông có chiều dài và diện tích lưu vực lớn nhất với 3480 km2. Lưu lượng nước của sông Cầu là 4,5 tỉ m3, hệ thống thủy nông của con sông này có khả năng tưới nước cho 24.000 ha lúa hai vụ của huyện Phú Bình và hai huyện của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên do chế độ mưa và chế độ sông ngòi của tỉnh có hai mùa rõ rệt nên mùa mưa lượng mưa lớn gây dư thừa nước. Từ đó gây ngập lụt nhiều nơi như diện tích đất canh tác và khu dân cư một số huyện phía Nam và xói mòn đất ở khu vực đồi núi. Còn về mùa khô lại gây hiện tượng thiếu hụt nước gây ra tình trạng khô hạn làm đất chai cứng. Ngoài ra hệ thống sông này còn có giá trị truỷ điện.

Sông Công: có lưu vực 951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hóa). Sông nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Lượng nước sông Công chiếm khoảng 40% lượng nước sông Cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới và điện năng cho vùng hạ lưu tả ngạn sông Cầu thuộc TP Thái Nguyên, TX Sông Công, và huyện Phổ Yên.

Hồ: Dù không có nhiều hồ tự nhiên lớn nhưng Thái Nguyên lại có nhiều hồ nhân tạo như hồ Núi Cốc (rộng 25km2, sức chứa 175 triệu m3). Hồ này có thể chủ động điều hòa dòng chảy, chủ động tưới tiêu cho 12.000ha lúa hai vụ, màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở TP. Thái Nguyên và TX. Sông Công. Ngoài ra còn có các hồ như hồ Phú Xuyên, hồ Phượng Hoàng (Đại Từ), hồ Cặp Kè (Đồng Hỷ), hồ Suối Lạnh (Phổ Yên), hồ Quán Chẽ (Võ Nhai)… Trong đó thì hồ Núi Cốc trên sông Công là lớn và quan trọng nhất. Hệ thống này ngoài chức năng điều tiết nước tưới tiêu cho tỉnh và các tỉnh lân cận, hàng năm còn cung cấp hằng trăm tấn cá, tôm cho nhân dân. ..

Tài nguyên nước ngầm của tỉnh có trữ lượng cũng khá lớn, khoảng 3tỉ m3, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước ngầm của tỉnh hầu như còn hạn chế.

Có thể thấy tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên tương đối dồi dào, là điều kiện tốt cho việc phát triển nông nghiệp và có vai trò rất quan trọng với tất cả các hoạt động sinh hoạt khác của người dân tỉnh Thái Nguyên.

* Sinh vật

Thái Nguyên có một hệ thống cây trồng khá phong phú có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới đến cận nhiệt đới và ôn đới như: lúa, ngô, đậu tương, cam, quýt, mận, rau bắp cải, cây dược liệu… vật nuôi có: trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê, ong…

Rừng cũng là một thế mạnh của tỉnh cho việc phát triển ngành lâm nghiệp. Diện tích rừng của tỉnh chiếm 42,7% diện tích rừng tự nhiên của toàn tỉnh, trong đó có 104.358ha rừng tự nhiên. Hệ thực vật rừng khá phong phú gồm 490 loài, có những loại có giá trị làm cảnh, làm dược liệu và nhiều loại cây quí như lim xanh, trai, nghiến…

Khu hệ động vật rừng cũng rất đa dạng, có khoảng 213 loài gồm chim (95 loài), thú, bò sát, lưỡng cư. Ngoài ra tại khu hệ cá hồ Núi Cốc và sông Cầu phát hiện 86 loài cá (16 loài cá nuôi và 70 loài cá tự nhiên) như cá chép, cá bống, cá chiên…

Sự đa dạng và phong phú của các loài thực vật rừng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng cơ cấu các giống cây trồng, vật nuôi trong việc hình thành và phát triển các mô hình KTTT của tỉnh.

Nguồn: Tác giả biên vẽ

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)