Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 28 - 38)

1.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trang trại ở Việt Nam * Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì phong kiến dân tộc

- Ở nước ta kinh tế trang trại có từ lâu đời. Trong thời kì phong kiến dân tộc một số triều đại phong kiến đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh điền, được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: điền trang, điền doanh, thái ấp...[5]

- Thời kỳ Lý - Trần: Do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần giải quyết nạn phiêu tán, tập trung nhân lực xây dựng cơ sở kinh tế cho từng lớp quý tộc được biểu hiện qua nhiều cách thức như điền trang, thái ấp, đồn điền...

- Thời Lê: Nhà nước chủ trương mở rộng khẩn hoang lập đồn điền. Lực lượng lao động khai hoang lập đồn điền chủ yếu là phạm nhân, tù binh và một số binh lính đóng đồn ở các địa phương. Đến năm 1481 cả nước có 43 sở đồn điền để cấp cho họ hàng nhà vua và quan lại từ tứ phẩm trở lên.

- Thời nhà Nguyễn: Từ năm 1802 - 1855 triều đình đã ban hành 25 quyết định về khẩn hoang với hình thức chủ yếu là chiêu mộ dân phiêu tán để khẩn hoang lập ấp trại hoặc xã.

* Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì Pháp thuộc.

Từ giữa thế kỉ XIX với chính sách bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp, nền kinh tế nước ta có sự biến đổi quan trọng. Trong nông nghiệp, hệ thống đồn điền gắn liền với sản xuất hàng hoá bắt đầu phát triển. Mục đích chủ yếu của KTTT trong thời kỳ này là nhằm vào việc khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đạt được. Thiết lập ở đó các đồn điền tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa thông qua đó để phát triển mối quan hệ về thương mại quốc tế, chính phủ thuộc địa đã có nhiều chính sách và biện pháp trực tiếp thúc đẩy sự ra đời đồn điền của người Pháp ở Việt Nam như : chính sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách khen thưởng...

* Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì 1954 - 1986.

- Thời kì 1954 - 1975: Trước những năm 1975 nền công nghiệp miền Bắc mang nặng tính kế hoạch hóa tập trung và có các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu như: các nông - lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp, ruộng đất tư liệu sản xuất được tập thể hóa, kinh tế tư nhân bị thu hẹp và KTTT không còn tồn tại. Ở miền Nam trong thời kì 1954 - 1975 các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng tạm chiếm chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các hợp tác xã kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hóa.

- Thời kì 1975 - 1986

Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém trong các hợp tác xã ở miền Bắc dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình tập thể hóa nông nghiệp. Ở miền Nam các đồn điền, trang trại được nhà nước quốc hữu hoá hoặc chuyển thành những nông trường quốc doanh. Hình thức nông trường quốc doanh và hợp tác xã có tác dụng lớn nên được phát triển trên cả nước.

* Kinh tế trang trại Việt Nam thời kì 1986 - nay

Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã đề ra các chủ trương đổi mới nền kinh tế nước ta thời kì quá độ là nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần. Tiếp đó bộ chính trị có Nghị quyết 10 (4/1988) về đổi mới cơ chế quản lí nông nghiệp và khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ.

Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hóa, Nghị quyết 10 đã đề ra chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ.

Sau nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết, luật đất đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các nghị định nhằm thể chế hóa chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp.[13]

Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 5 khóa VII năm 1993 đã chủ trương khuyến khích phát triển các nông - lâm - ngư nghiệp TT với quy mô thích hợp, luật đất đai năm 1983 và nghị quyết 64/CP ngày 27/9/1993 cũng đã thể chế hóa chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7 năm 1996 và sau đó nghị quyết hội nghị TW lần thứ 4 (khóa 8) tiếp tục khuyến khích phát triển KTTT [13]. Ở hầu hết các địa phương, trong những năm gần đây, KTTT đã phát triển rất nhanh chóng, nhiều địa phương đã có chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này.

1.2.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

Hiện nay nước ta đang trong quá trình thực hiện CNH cho nền KTTT ra đời và từng bước phát triển là hướng đi mới, đúng đắn và có nhiều triển vọng. Để nhân rộng mô hình này, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí và hỗ

trợ của nông nghiệp, sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp từ TW đến địa phương. Chúng ta không thể phát triển công nghiệp và thực hiện thành công sự nghiệp CNH nếu không có nền nông nghiệp hàng hoá phát triển mà nền nông nghiệp này chủ yếu dựa vào KTTT. Mặt khác con đường phát triển KTTT nước ta còn là nhu cầu của chính các hộ nông dân, của bản thân nền nông nghiệp trước bước ngoặt chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Các TT đã hình thành đa dạng và sẽ phát triển theo những xu hướng chủ yếu sau đây : [7]

- Tích tụ và tập trung sản xuất

Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại vẫn diễn ra quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Tuy nhiên tính chất và mức độ tích tục và tập trung lúc này không hoàn toàn giống như tích tụ và tập trung chủ yếu các yếu tố sản xuất của các nông hộ để hình thành trang trại. Tích tụ và tập trung trong phát triển TT lúc này là nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.

Tích tụ và tập trung trong các TT chủ yếu là tích tụ vốn ở những nơi có điều kiện thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất. Tích tụ vốn ở đây thực chất là tích luỹ vốn, làm tăng vốn tự có của trang trại để đầu tư mở rộng sản xuất, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu tức đầu tư cho thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Ở những nơi có điều kiện, các TT nói chung vẫn có xu hướng mở rộng diện tích để phát triển sản xuất. Ở nước ta, mở rộng diện tích ruộng đất thường được thực hiện thông qua việc tiếp tục khai phá đất hoang hoá, nhận thầu sử dụng đất, nhận chuyển nhượng, thuê đất sản xuất...Đây là một xu hướng phát triển của TT, tuỳ theo điều kiện cụ thể từng nơi cần có những chính sách và biện pháp tác động, điều tiết phù hợp nhằm thúc đẩy KTTT phát triển.

- Chuyên môn hoá sản xuất

Sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế TT vì muốn sản xuất hàng hoá phải đi vào chuyên môn hoá sản xuất,

nhưng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà sản xuất chuyên môn hoá trong các TT phải kết hợp với sản xuất đa dạng một cách hợp lý mới có thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực đất, khí hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật, sức lao động, đồng thời hạn chế những rủi ro về thiên tai và biến động của thị trường.

Phát triển theo hướng trên sẽ xuất hiện nhiều TT chuyên môn hoá sản xuất có hiệu quả cao như các trang trại chuyên môn hoá cà phê, cao su, cây ăn quả, chè, rau cao cấp, thuỷ sản, nuôi bò sữa, nuôi gia cầm, nuôi lợn,...

- Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất

Quá trình tích tụ, tập trung và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi các TT phải nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất trong các TT là xu hướng tất yếu gắn liền với việc nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi. Để nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất, các TT phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học. Mặt khác, phải kết hợp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong từng trang trại với phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn của vùng.

- Hợp tác và cạnh tranh

Các TT muốn sản xuất hàng hoá phải hợp tác và liên kết với nhau không chỉ với TT mà còn với tổ chức kinh tế khác. Trước hết, TT phải hợp tác với các TT khác để giúp nhau giải quyết tốt hơn những vấn đề sản xuất kinh doanh, với các tổ chức cung ứng vật tư để mua vật tư, với các tổ chức thuỷ nông để có nước tưới, với các tổ chức bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh, hợp tác với các tổ chức thương mại, dịch vụ để tiêu thụ nông sản phẩm. Mặt khác có những hoạt động do bản thân TT không thể thực hiện được do thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị...mà phải liên kết với các TT và tổ chức khác để thực hiện như xây dựng hệ thống kênh mương, đường giao thông, chế biến tiêu thụ nông sản...Các TT có thể hợp tác với nhau và với nông hộ, với HTX (hợp tác xã), nông lâm trường, với các cơ sở công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tín dụng...

Đi đôi với hợp tác, các TT còn phải cạnh tranh với các tổ chức và đơn vị kinh tế khác để có thể tiêu thụ nông sản làm ra với giá cả hợp lí, từ đó tích luỹ, tái mở rộng sản xuất. Muốn vậy các TT phải tăng năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Có như vậy các TT mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Sự hình thành của TT diễn ra với tốc độ nhanh trong những năm gần đây nhờ một số định hướng, chủ trương chính sách của đảng và nhà nước ta. Quá trình phát triển hàm chứa xu hướng phát triển kinh tế hàng hóa, đi lên sản xuất lớn trong nông nghiệp hướng đến thị trường. Có những thành phần kinh tế trong xã hội tham gia vào loại hình TT nhưng nền tảng chủ yếu hình thành là hộ nông dân.

Sau hơn 10 năm thực hiện nghị quyết số 3 của chính phủ, hình thức trang trại ở nước ta đã có bước phát triển nhanh và ngày càng phổ biến rộng khắp ở mọi vùng kinh tế của đất nước từ đồng bằng, trung du, miền núi đến vùng ven biển. Hình thức này ngày càng chứng tỏ hiệu quả của nó trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, ngày càng đa dạng về qui mô, loại hình sản xuất, cơ cấu ngành nghề. Năm 2010 cả nước ta có 145880 TT trong đó tập trung đông nhât ở ĐBSCL với 69830 TT (chiếm 47,86 % số TT của cả nước). [12]

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, sự phát triển của TT cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết như: phần lớn các TT chỉ chủ yếu tập trung mở rộng diện tích, áp dụng kĩ thuật truyền thống mà chưa quan tâm tới áp dụng tiến bộ kĩ thuật về giống, cơ giới hóa…nên năng xuất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao. Vấn đề việc làm ở nông thôn do tích tụ ruộng đất, phá rừng nguyên sinh làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bền vững và lợi ích của các đối tượng trong xã hội trước mắt và tương lai.

Nhìn chung, các trang trại đã xuất hiện và phát triển ở nhiều nơi kể cả đồng bằng sông Hồng là nơi đất hẹp người đông. Nhưng phát triển nhanh nhất là ở các tỉnh huyện trung du, miền núi và nhiều tỉnh của Nam Bộ hoặc ở vùng đất mới khai hoang, lấn biển.

Bảng 1.1. Các TT phân theo phân theo địa phương năm 2010

STT Tỉnh/ TP Số TT STT Tỉnh/TP Số TT

1 Hà Nội 3561 32 Đà Nẵng 332

2 Vĩnh Phúc 1953 33 Quảng Ngãi 377

3 Bắc Ninh 2679 34 Bình Định 1039

4 Quảng Ninh 2253 35 Phú Yên 2702

5 Hải Dương 2523 36 Khánh Hòa 1952

6 Hải Phòng 2209 37 Ninh Thuận 814

7 Hưng Yên 2384 38 Bình Thuận 2807

8 Thái Bình 3376 39 Kon Tum 605

9 Hà Nam 574 40 Gia Lai 2386

10 Nam Định 1265 41 Đắk Lắk 1492

11 Ninh Bình 797 42 Đắk Nông 3501

12 Hà Giang 211 43 Lâm Đồng 948

13 Cao Bằng 55 44 Bình Phước 5657

14 Bắc Kạn 8 45 Tây Ninh 2411

15 Tuyên Quang 95 46 Bình Dương 1873

16 Lào Cai 252 47 Đồng Nai 3231

17 Yên Bái 438 48 Bà Rịa - Vũng Tàu 718

18 Thái Nguyên 849 49 TP. Hồ Chí Minh 2055

19 Lạng Sơn 25 50 Long An 3454

20 Bắc Giang 2369 51 Tiền Giang 3034

21 Phú Thọ 935 52 Bến Tre 4855

22 Điện Biên 198 53 Trà Vinh 1820

23 Lai Châu 223 54 Vĩnh Long 519

24 Sơn La 114 55 Đồng Tháp 5097

25 Hòa Bình 262 56 An Giang 17273

26 Thanh Hóa 4146 57 Kiên Giang 9855

27 Nghệ An 1859 58 Cần Thơ 651

28 Hà Tĩnh 1218 59 Hậu Giang 94

29 Quảng Bình 1587 60 Sóc Trăng 6130

30 Quảng Trị 902 61 Bạc Liêu 13432

31 Thừa Thiên - Huế 591 62 Cà Mau 3616

63 Quảng Nam 1165

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2010 cả nước ta có 145880 TT. So với năm 2000 là 57069 TT tăng 88811 TT (60,87%). Trong đó riêng ĐBSCL nhiều nhất với 69830 TT chiếm 47,86%. Tiếp theo là ĐBSH với 23574 TT, chiếm 16,15% TT cả nước. Ở BTB và DHMT số lượng TT năm 2010 là 21491 TT, chiếm 14,7%. Như vậy có thể thấy hiện nay KTTT đã có sự phát triển khá nhanh trên quy mô toàn quốc.

Bảng 1.2. Số trang trại năm 2010 phân theo ngành hoạt động và phân theo vùng của cả nước

Trong đó Tổng số Trang trại trồng cây hàng năm Trang trại trồng cây lâu năm Trang trại chăn nuôi Trang trại nuôi trồng thuỷ sản Đồng bằng sông Hồng 23574 276 555 10277 5251 Trung du và

miền núi phía Bắc 6108 173 1365 1926 467

Bắc Trung Bộ và Duyên

hải miền Trung 21491 5291 4381 3173 3690

Tây Nguyên 8932 1300 6379 812 63

Đồng bằng sông Cửu Long

69830

34495 3352 3281 26894

Nguồn [12] Tuy nhiên, do năm 2011 có sự thay đổi về tiêu chí đánh giá TT nên về số lượng và cơ cấu TT có sự thay đổi. Theo kết quả tổng hợp sơ bộ, năm 2011 cả nước có 20.065 trang trại (bằng 13,8% số trang trại năm 2010). Trong tổng số, riêng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ đã có 11.697 trang trại, chiếm 58,3% số trang trại cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long với 6.308 trang trại chiếm 31,4%; Đông Nam Bộ với 5.389 trang trại chiếm 26,9%. Đây là 2 vùng có

nhiều đất đai, diện tích nuôi trồng thủy sản thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trang trại.

Bảng 1.3. Các loại trang trại phân theo vùng, thời điểm 01/7/2011 Trong đó Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản Tổng hợp Số lượng (TT) Cả nước 20065 8642 6202 51 4433 737 Đồng bằng sông Hồng 3506 39 2396 3 923 145

Trung du và miền núi

phía Bắc 587 38 506 6 21 16

Bắc trung bộ và Duyên

hải Miền Trung 1747 756 512 38 258 183

Tây Nguyên 2528 2138 366 0 9 15 Đông Nam Bộ 5389 3434 1844 4 55 52 Đồng bằng Sông Cửu Long 6308 2237 578 0 3167 326 Cơ cấu % % % % % % Cả nước 100 100 100 100 100 100 Đồng bằng sông Hồng 17,5 0,5 38,6 5,9 20,8 19,7

Trung du và miền núi

phía Bắc 2,9 0,4 8,2 11,8 0,5 2,2

Bắc trung bộ và Duyên

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)