Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 93 - 98)

Kinh tế trang trại đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt của nông thôn, tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nông nghiệp trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Với những bước đi đầu trong quá trình tổ chức sản xuất hàng hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Mặc dù đã có những thành công đáng ghi nhận, song không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.

a. Thành tựu

Kinh tế trang trại phát triển mang lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên.

- Tạo ra hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn người dân ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

- Kinh tế trang trại phát triển mở ra hướng làm ăn mới, hình thành một đội ngũ nông dân năng động dám nghĩ, dám làm. Chủ trang trại mạnh dạn chú trọng áp dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất, cơ giới hóa, HĐH quá trình sản xuất.

- Thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh theo qui hoạch của tỉnh. Tạo tiền đề cho ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển.

- Góp phần to lớn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt là đã giải quyết được những vấn đề mà kinh tế hộ gia đình không giải quyết được như: tích tụ ruộng đất, tích lũy vốn, áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, tạo sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất cũng như thu hút vốn trong dân, chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm…

- Thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống đồi trọc, đất hoang hóa vào sản xuất nông nghiệp, góp phần cải thiện môi trường sinh thái.

b. Hạn chế

Kinh tế trang trại của tỉnh đã có những bước phát triển nhanh nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, mặt tồn tại trong quá trình sản xuất và những khó khăn cần khắc phục.

- Nguồn vốn đầu tư: trong những năm gần đây tuy có tăng nhưng vốn bình quân/ trang trại còn hạn chế, có tới 90 % TT thiếu vốn đầu tư hiện nay, gây khó khăn cho việc mở rộng quy mô máy móc thiết bị…

- Hầu hết các trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình đi lên nên chưa thoát khỏi suy nghĩ tiểu nông. Trình độ của chủ trang trại đã được nâng cao nhưng còn thấp, chủ yếu vẫn là lao động gia đình, lao động phổ thông nên việc ứng dụng

KHKT vào sản xuất còn nhiều hạn chế, có 50 % các chủ TT thiếu kiến thức KHKT và mong muốn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học, chiến lược phát triển sản phẩm nông nghiệp. Về công tác quản lý và hoạch toán kinh tế trang trại để nâng cao kiến thức KHKT cũng như trình độ quản lý của các chủ trại và đào tạo lao động làm thuê.

- Khó khăn về giống, hiện nay có 40 % chủ trang trại có nguyện vọng được hỗ trợ về giống và cây con. Vì các giống hiện nay cho năng suất và sản lượng chưa cao.

- Khó khăn về các dịch vụ hỗ trợ sản xuất chiếm 30 %. Các cơ sở chế biến, dịch vụ thu mua, tiêu thụ sản phẩm của trang trại hầu như chưa có nên sản phẩm tiêu thụ của các trang trại chủ yếu dưới dạng thô, chưa qua chế biến nên giá trị mang lại không cao.

- Khó khăn về thông tin thị trường, có tới 30 % chủ trang trại mong muốn được tiếp cận thường xuyên với thông tin thị trường để từ đó có kế hoạch phát triển trang trại theo nền kinh tế thị trường. Phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

- Khó khăn về lao động, 60% các TT thiếu nguồn lao động. Chất lượng lao động còn thấp, chủ yếu là lao động chân tay, lao động chưa có trình độ kĩ thuật. Tỉ lệ lao động trong các trang trại còn thấp chủ yếu là lao động thời vụ.

Ngoài ra còn một số khó khăn khác như:

- Quy mô trang trại hiện nay còn nhỏ, chưa đồng đều ở các vùng trong tỉnh. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại còn mang nặng tính tự phát phân tán, thiếu sự hướng dẫn và giúp đỡ chủ động của Nhà nước chưa đi vào định hướng chung của tỉnh. Việc lựa chọn một số loại cây trồng, vật nuôi chưa phù hợp với kinh tế thị trường.

- Sự phát triển của trang trại còn mang tính tự phát do việc qui hoạch phát triển kinh tế trang trại còn chậm, chất lượng chưa cao.

- Một số chính sách phát triển kinh tế trang trại đã được ban hành nhưng tiêu chí xác định trang trại còn có những bất cập,

- Tính liên kết hợp tác giữa các trang trại trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa được thực hiện tốt, do vậy mà chưa bảo vệ được quyền lợi chung của các

trang trại, các chủ trang trại thường thiếu vắng thông tin thị trường.

Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trong tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Do đó, đối với hình thức trang trại cần có những giải pháp tích cực để đẩy mạnh phát triển của loại hình này.

Bảng 2.13. Những khó khăn trong sản xuất của các mô hình trang trại

Khó khăn Số lượng (Trang trại) Cơ cấu (%) Thiếu đât 1 10 Thiếu kiến thức KHKT 5 50 Thiếu vốn 9 90

Thiếu thông tin về thị trường 3 30

Thiếu giống 4 40 Thiếu các dịch vụ hỗ trợ sản xuất 3 30 Thiếu lao động 6 60 Khó tiêu thụ sản phẩm 2 20 Khó khăn khác 5 50 TỔNG 10 100

[Nguồn: Số liệu điều tra thực tế ]

Tiểu kết chương

Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng TDNMPB, có vị trí địa lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, có nhiều điều kiện về cả tự nhiên và KTXH thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển các mô hình KTTT nói riêng. Trong những năm gần đây KTTT trên địa bàn tỉnh đã tạo ra các mô hình có hiệu quả, giải quyết các vấn đề về tổ chức sản xuất

như tích tụ ruộng đất, tích luỹ vốn, áp dụng nhanh tiến bộ KHKT vào sản xuất. Tạo ra sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất, thu hút vốn nhàn rỗi của người dân, tiếp cận thị tường và tiêu thụ sản phẩm…những vấn đề mà kinh tế hộ khó giải quyết được. Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn như đường giao thong, thong tin lien lạc, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, khai hoang phục hồi diện tích đất trống đồi núi trọc…Qua thực trạng phát triển các mô hình KTTT của tỉnh Thái Nguyên cho thấy mô hình trang trại xuất hiện từ khá sớm và hiện nay đang được đánh giá là mô hình tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế và đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị phát triển kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển KTTT vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như qui mô đất đai, vốn đầu tư sản xuất của các mô hình KTTT trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn còn khá nhỏ bé, trình độ của người lao động thấp, chủ yếu là lao động thủ công, khả năng ứng dụng KHKT vào sản xuất còn hạn chế nên hiệu quả sản xuất phần nhiều chưa cao. Sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ bé, mới chỉ hình thành được vùng nguyên liệu ở một số sản phẩm được coi là thế mạnh của tỉnh là chè.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)