Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 104 - 125)

3.2.2.1.Những giải pháp chung cho các loại hình trang trại

a. Huy động các thành phần kinh tế, huy động đầu tư nước ngoài

Để KTTT có thể phát triển hiệu quả nhất thì cần có sự quan tâm, giúp đỡ của rất nhiều các cấp lãnh đạo từ TƯ đến tỉnh, huyện, địa phương, các thành phần kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước cũng như sự đầu tư của nước ngoài. Do đó tỉnh cần có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm thu hút sự quan tâm, đầu tư cả về vốn, kỹ thuật, nguồn lao động… cho việc phát triển KTTT của tỉnh.

b. Đa dạng hoá các loại hình tổ chức trang trại, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hôi của từng địa phương mà có những loại hình tổ chức cũng như cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có để phát triển KTTT của tỉnh như đối với TT trồng cây hàng năm có thể tăng diện tích của các cây rau ở huyện Đồng Hỷ, phường Túc Duyên- TP Thái Nguyên; đậu tương, lạc ở huyện Phú Bình…hay mở rộng qui mô sản xuất các loại hoa ở ven TP Thái Nguyên, huyện Đồng hỷ, huyện Đại Từ…Đây là những loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây ngô, khoai, sắn…

Đối với TT cây lâu năm có thể tập trung sản xuất cây chè, đây là một trong những thế mạnh của tỉnh như ở vùng chè Tân Cương, Phúc Trìu (TP Thái Nguyên); vùng chè Trại Cài (huyện Đồng Hỷ); vùng chè La Bằng (huyện Đại Từ). Ngoài ra có thể tập trung phát triển vùng cây ăn quả như vải, nhãn…ở Hòa Bình (huyện Đồng Hỷ)…hay triển khai mở rộng mô hình trồng bưởi diễn tại huyện Định Hóa, huyện Phú Lương, huyện Đại Từ và huyện Đồng Hỷ

Trong chăn nuôi hiện nay có thể coi là ngành mũi nhọn trong phát triển KTTT của tỉnh. Hiện nay các loài vật nuôi rất đa dạng, ngoài các vật nuôi lợn, gà, vịt… thì hiện nay nuôi lợn rừng, nuôi ong, nhím, hươu…cũng cần được chú trọng phát triển.

c. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh

Tập trung vào công nghệ chế biến và bảo quản với qui mô thích hợp làm tăng giá trị hàng hóa nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được lao động cho lực lượng dư thừa, đồng thời giải quyết được vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản phẩm cho các trang trại.

Đẩy mạnh việc triển khai công nghệ sau thu hoạch, chọn hướng phát triển công nghệ chế biến ở những vùng trọng điểm, vùng đã hình thành vùng chuyên canh nguyên liệu sản phẩm nông sản.

d. Mở rộng thị trường, giải quyết vấn đề đầu ra cho các sản phẩm

Thái Nguyên là tỉnh có dân số tương đối đông, ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có rất nhiều các trường cao đẳng, đại học với số lượng sinh viên viên lớn. Đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm lương thực, rau quả, sản phẩm chăn nuôi...Do vậy đây là một trong những lợi thế để phát triển KTTT của tỉnh.

Ngoài ra quá trình hội nhập của đất nước như việc Việt Nam là thành viên của ASEAN, thành viên của AFTA, đặc biệt là việc gia nhập tổ chức thương mại WTO sẽ là cơ hội lớn cho cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong việc mở rộng thị trường nông sản xuất khẩu và hợp tác đầu tư.

Thực tế hiện nay, việc giải quyết đầu ra cho các trang trại trên địa bàn là một vần đề cần thiết và cấp bách. Vì hầu hết các sản phẩm mà trang trại sản xuất ra chủ yếu bán dưới dạng thô, bị thương lái ép giá... Do đó, các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh nên ưu tiên giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của trang trại.

Việc đưa vấn đề tiêu thụ lên hàng đầu, vì tiêu thụ tạo cho các chủ trang trại một động lực sản xuất, và là nền tảng cho sự phát triển trang trại về lâu dài.

Đối với thị trường yếu tố vật tư đầu vào cho sản xuất của các trang trại: Kiện toàn những loại hình dịch vụ cung cấp cũng như trợ giá các loại vật tư nông nghiệp, đầu vào cho sản xuất như giống, phân bón, công cụ sản xuất ... nhằm cung cấp đúng chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, chính hãng.

Đối với thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của trang trại:

- Cần tập trung xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở chế biến như chế biến nông sản, chế biến rau quả, chế biến thịt, chế biến thức ăn gia súc... Dịch vụ tìm kiếm thị trường để giải quyết sản phẩm đầu ra cho nông sản hàng hoá. Để giải quyết đầu ra, trước mắt và lâu dài cần thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, hạn chế sự cạnh tranh, ép giá, ép cấp, hợp tác giữa các cơ sở kinh doanh thương mại và các trang trại với hình thức ứng

vốn, đến vụ thu hoạch bán sản phẩm cho cơ sở. Điều này sẽ làm cho các trang trại yên tâm vào sản xuất, góp phần kích thích sản xuất phát triển.

- Tổ chức hệ thống các kênh lưu thông nông sản phẩm, trong đó nhà nước cần củng cố hệ thống các doanh nghiệp, các cơ sở thương mại làm nhiệm vụ xuất khẩu cho các trang trại ở vùng chuyên canh lớn. .

Tóm lại, giải pháp về thị trường cho các trang trại nhiều khi không ở khâu thị trường, mà lại xuất phát từ các khâu trước đó: từ công nghệ sản xuất nông nghiệp, công nghệ bảo quản sản phẩm, công nghệ chế biến sản phẩm. Vai trò của nhà nước ở đây không phải là sự đầu thỗ trợ các trang trại mà là vai trò tổ chức, vai trò điều tiết lợi ích giữa trang trại và các tổ chức thương mại.

e. Củng cố, hoàn thiện và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất

Tiến hành thực hiện củng cố, hoàn thiện và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất nhằm đưa kinh tế trang trại phát triển phù hợp với phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, từ đó hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn sản xuất với chế biến, khắc phục tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của các trang trại, thực hiện khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, nguồn nước, lao động, vốn và các tiềm năng kinh tế khác, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trên cơ sở đó Tỉnh cần đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn nhằm giúp cho các trang trại khắc phục được những khó khăn trở ngại.

- Xây dựng các cụm kinh tế, văn hóa với hệ thống cơ sở hạ tầng trường học, trạm y tế, nông thôn...

- Nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có bơm phục vụ cho việc tưới tiêu vào mùa khô nhằm đảm bảo năng suất cây trồng cho các trang trại. Kiên cố hệ thống hoá kênh mương, giải quyết căn bản nước tưới cho vùng gò đồi, vùng cây công nghiệp và nước tưới cho các nhu cầu khác. Củng cố hệ thống hồ, đập, hệ thống tự chảy, các bờ bao, hệ thống đê sông bảo đảm an toàn mùa mưa lũ, chủ động phòng chống thiên tai và để dẫn nước đến các vùng sản xuất khô hạn ở các huyện trên địa bàn.

- Phát triển hệ thống giao thông: Hệ thống các quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường trục chính đô thị và đường vành đai. Nhất là hệ thống giao thông nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ.

- Phát triển và nâng cao mạng lưới điện nhất là vùng nông thôn. Điện khí hoá nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, đưa công nghệ mới vào nông nghiệp, giải phóng sức lao động, thực hiện CNH nông thôn nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng điện tối đa đạt 100% để phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu của các trang trại

- Phát triển hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại tiêu thụ nông sản và sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của nhân dân, từ đó thúc đẩy các trang trại ngày càng phát triển.

- Thực hiện cơ khí hoá nông nghiệp nông thôn thông qua việc hỗ trợ máy móc, thiết bị cơ khí vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giải phóng sức lao động cho người lao động đang làm việc tại các trang trại.

- Phát triển và nâng cao năng lực của các cơ sở chế biến nông sản. Cải tạo, xây dựng một số nhà máy chế biến.

- Khuyến khích các Chủ trang trại đóng góp nhiều hơn vào quỹ đầu tư và phát triển nông thôn, theo chủ trương: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

g. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

Để đạt được các mục tiêu KT – XH, tổng nhu cầu vốn đầu tư cần là rất lớn. Giai đoạn 2011-2015 là 15.560.970 triệu đồng và giai đoạn 2016-2020 là 26.500.250 triệu đồng. Vì vậy tỉnh cần có những chính sách, biện pháp cụ thể để có thể huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, từ đó góp phần vào việc phát triển KTTT hiệu quả nhất.

- Đối với vốn trong nước: Cần tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, vận dụng các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai các dự án có quy mô lớn, nhất là các dự án thuỷ lợi và phát triển nông nghiệp bền vững.

Khuyến khích các nhà đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển nông nghiệp.

Tiếp tục vay vốn lãi suất thấp để đầu tư có trọng điểm. Củng cố, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ODA, FDI): Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Thái Nguyên nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Xây dựng các dự án để tranh thủ các nguồn vốn thông qua các chương trình của Nhà nước và của các tổ chức quốc tế: Chương trình xoá đói giảm nghèo; nước sạch; môi trường…

h. Đào tạo nguồn nhân lực

Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, nguồn nhân lực có vai trò rất to lớn, đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các trang trại.

Trên thực tế cho thấy hoạt động của các trang trại mang lại hiệu quả cao thì các chủ trang trại là người có ý trí làm giàu, chịu khó học hỏi và có kiến thức khoa học, có khả năng quản lí và nhận biết thị trường. Vì vậy việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh và trình độ KHKT của chủ trang trại cần phải được tổ chức thường xuyên và cần có sự đầu tư của tỉnh và sự quan tâm của địa phương. Tổ chức đào tạo bằng nhiều hình thức như tổ chức các buổi tập huấn, tham quan học tập, chuyển giao KHKT...Cụ thể:

Một là, nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật cho các chủ trang trại. Với thực tế là có đến hơn 40% chủ trang trại chưa được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật và quản lý một cách bài bản và có hệ thống thì đây là giải pháp cần thiết để có thể phát triển đợc các mô hình trang trại. Vì vậy, đào tạo chuyên môn về kỹ thuật và quản lý phải đi trước một bước nhằm giúp cho chủ trang trại có những kiến thức cần thiết để quản lý trang trại có hiệu quả và nâng cao được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của mình.

Về đối tượng đào tạo: cần xác định đối tượng đào tạo không chỉ là các chủ trang trại mà còn bao gồm những ngời có nguyện vọng thiết tha và có khả năng trở thành các chủ trang trại (bao gồm cả chủ hộ sản xuất kinh doanh khá, giỏi), những người quản lý ở cấp cơ sở trực tiếp quản lý các hoạt động của chủ trang trại.

Về nội dung đào tạo: Đào tạo nghề quản lý trang trại cho các chủ trang trại để họ am hiểu về lĩnh vực mà mình đầu tư như đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi, đào tạo

về kỹ thuật trồng trọt, bán sản phẩm, các kỹ năng marketing, chọn loại hình trang trại, lập quy hoạch sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất... Trong đó, quan trọng nhất là đào tạo cho các chủ trang trại biết cách lập kế hoạch sản xuất, hạch toán kin tế, phân tích thị trường, xây dựng được chiến lược phát triển trang trại trong ngắn hạn, dài hạn. Ngoài ra, cũng cần thiết phải đào tạo tin học cho các chủ trang trại để họ tự lên mạng tìm kiếm thông tin, tìm kiếm thị trờng tiêu thụ sản phẩm.

Về thời gian đào tạo: Đào tạo nhgề quản lý cho chủ trang trại không phải như các lớp tập huấn hiện nay đang làm chỉ có 1- 2 ngày mà thời gian đào tạo ít nhất phải từ 3 đến 6 tháng, ngoài ra cần có chế độ cho các chủ trang trại khi đi học.

Hai là, phát triển chất lượng nguồn nhân lực của các trang trại, đồng thời cần có chương trình và tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động làm thuê, nhất là bộ phận lao động kỹ thuật. Lực lượng lao động của trang trại bao

gồm hai loại: lao động gia đình và lao động làm thuê. Đối với lao động gia đình: những thành viên trong độ tuổi lao động hầu như chưa qua đào tạo và không có bằng cấp chuyên môn, chất lượng lao động lại thấp. Trong điều kiện hiện nay, nâng cao trình độ sản xuất, trình độ kỹ thuật cho họ là cần thiết. Việc đào tạo nâng cao trình độ sản xuất cho lao động của trang trại chủ yếu dựa vào các tổ chức quần chúng như đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ… và các tổ chức khuyến nông cơ sở. Đối với lao động làm thuê: phần lớn trang trại đều sử dụng lao động làm thuê, tuy nhiên số lao động làm thuê của các trang trại chưa nhiều. Lao động trong các trang trại ngày càng đòi hỏi ngời lao động phải có tay nghề và kỹ thuật. Vì vậy, đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho lực lượng lao động để họ có khả năng làm việc trong các trang trại là hết sức cần thiết. Thời gian đào tạo nghề cho lao động ít nhất cũng phải từ 3 đến 6 tháng.

i. Triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ

- Ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, trước hết là khâu cung cấp giống nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa phù hợp cho các trang trại, thúc đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Trên cơ sở tăng cường năng lực hoạt động của các trung tâm sản xuất giống, tỉnh cần đầu tư xây dựng, mở rộng hệ thống sản xuất và cung ứng giống đến tận cấp huyện có sự hỗ trợ, kiểm soát của nhà nước nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản phù hợp với nhu cầu thị trường. Tăng cường xã hội hoá trong việc sản xuất, cung ứng giống.Tăng cường công tác kĩ thuật phục vụ sản xuất, phục vụ các trang trại như khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y,... để thực hiện việc hướng dẫn chuyển giao kĩ thuật nông nghiệp, phòng trừ sâu bệnh, phục vụ tưới tiêu,... đến các trang trại.

- Đẩy nhanh các tiến bộ kĩ thuật trong khâu sau thu hoạch ( phơi sấy, chế biến,

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại tỉnh Thái Nguyên tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển (Trang 104 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)