Hệ tim mạch.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên nam 13-15 tuổi môn xe đạp đường trường tại Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 77 - 83)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VAØ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu:

2.1.3.1 Hệ tim mạch.

Cơng năng tim HW: đây là bài test cĩ hoạt động định lượng, là phương pháp kiểm tra y học rất cĩ giá trị, cho ta lượng thơng tin về trình độ tập luyện của VĐV cũng như tuyển chọn.

Trong và ngay sau khi thực hiện một lượng vận động định lượng, VĐV nào cĩ trình độ tập luyện tốt hơn thì nhịp tim tăng chậm hơn và khả năng hồi phục nhanh hơn. Nghĩa là sau 1 đến 2 phút nhịp tim nhanh chĩng trở lại sát với nhịp tim lúc nghỉ.

Phương pháp tiến hành thử nghiệm.

Hướng dẫn trước cho tất cả VĐV các bước sẽ phải tiến hành. Từ bước lấy mạch lúc nghỉ đến động tác đứng lên, ngồi xuống sao cho đúng nhịp đếm, khi ngồi hai gĩt chân phải chạm mơng và gốc khi đứng phải thẳng khơng chùng.

Trước khi lấy mạch lúc nghỉ, VĐV cần được ngồi nghỉ ngơi thoải mái từ 15 phút trở lên. Sau đĩ bắt mạch lúc nghỉ trong 15 giây, lấy 3 lần liền. Nếu cả 3 lần bắt mạch cĩ số mạch trùng nhau thì ta được mạch lúc nghỉ và ký hiệu là P1. Nếu trong 3 lần bắt mạch đĩ cĩ sự chênh lệch nhau một nhịp trở lên thì VĐV phải ngồi nghỉ tiếp để lấy mạch lại.

Cho VĐV đứng lên – ngồi xuống theo máy đếm nhịp 30 lần trong 30 giây. Nếu làm sai nhịp phải ngồi nghỉ, sau 15 phút làm lại.

Bắt mạch trong 15 giây sau vận động ký hiệu là P2

Bắt mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút ký hiệu là P3. Sau đĩ kết thúc kiểm tra.

Phương pháp tính tốn và đánh giá kết quả.

Chỉ số cơng năng tim được tính theo cơng thức sau:

(f1 + f2 + f3) - 200

10

Trong đĩ: HW (Heart Work) là chỉ số cơng năng tim F1: là mạch đập lúc nghỉ trong 1 phút f1 = P1 x 4

F2: là mạch đập ngay sau vận động 1 phút f2 = P2 x 4 F3: là mạch đập của phút hồi phục thứ 2 f3 = P3 x 4

Đánh giá kết quả dựa bảng phân loại của Ruffier

Bảng 2.1 Đánh giá chỉ số cơng năng tim

HW Xếp loại Dưới 1 Rất tốt Từ 1 đến 5 Tốt Từ 6 đến 10 Trung bình Từ 11 đến 15 Kém Từ 16 trở lên Rất kém 2.1.3.2 Hệ hơ hấp: Dung tích sống:

Dung tích sống là tồn bộ thể tích khí trao đổi sau 1 lần hít vào sâu và thở ra hết sức. Hệ số di truyền của dung tích sống dao động từ 0,48 đến 0,93. Do vậy dung tích sống được phát triển dưới tác động của tập luyện TDTT và nĩ là chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ tập luyện và cĩ giá trị trong tuyển chọn VĐV.

Dụng cụ: máy phế dung kế.

Phương pháp tiến hành:

VĐV được nghỉ ngơi thoải mái.

Hướng dẫn cách thở cho VĐV. VĐV đứng ở tư thế thoải mái hít vào thở ra bình thường rồi hít vào thật sâu và thở ra chậm cho đến hết sức vào ống thở của phế dung kế và xem kết quả trên máy. Đo 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 giây. Lấy dung tích sống ở lần cĩ kết quả cao nhất.

Dung tích sống tương đối (chỉ số Deruvy)

Là tỷ lệ giữa dung tích sống (ml) và cân nặng (kg) Dung tích sống (ml) Dung tích sống tương đối = ---

Cân nặng (kg)

Dung tích sống tương đối nhằm đánh giá chính xác hơn năng lực hơ hấp của từng người (do thể trạng của mỗi người khác nhau). Ở người Việt

nam trung bình chỉ số này là 70 ml (nam) và 68 ml (nữ).

Chỉ số VO2 max:

Phương pháp kiểm tra VO2max gián tiếp (test Cooper):

+ Trang thiết bị: đường chạy (vịng) dài tối thiểu 100m, rộng ít nhất 2m. Trên đường chạy cĩ đánh dấu từng đoạn10m để xác định phần lẻ quãng đường sau khi kết thúc thời gian chạy, số đeo, thẻ ghi số.

+ Quy trình thực hiện: Tất cả đội cùng chạy 1 lượt, khi cĩ lệnh “chạy” tất cả VĐV chạy theo đường chạy vịng, VĐV chạy quay vịng lặp lại trong thời gian 12 phút. Tuỳ theo sức của mình mà VĐV phân phối hết sức chạy trong 12 phút đạt được quãng đường dài nhất.

+ Đánh giá: Mỗi VĐV khi chạy cĩ 1 số đeo ở ngực và tay cầm thẻ cĩ số tương ứng với số đeo. Khi cĩ lệnh dừng chạy “Hết giờ”, lập tức thả thẻ của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy,

sau đĩ tiếp tục chạy chậm dần hoặc đi bộ thả lỏng, để hồi sức. Đơn vị đo quãng đường chạy là mét.

So sánh số mức đạt được với bảng tính chuẩn để suy ra giá trị VO2max dự báo.

Bảng chuẩn tính VO2max gián tiếp (phụ lục 2):

2.1.4 Phương pháp nhân trắc học: Nguyễn Kim Minh [2], Nguyễn Ngọc Cừ

[5], Lê Nguyệt Nga – Trịnh Hùng Thanh [36]:

Trang thiết bị nghiên cứu: Cân điện tử Ohans, model DS 44L; khoảng đo (0.1-200 kg); nước sản xuất: Nhật. Bộ thước đo hình thái Martine, nước sản xuất: Nhật. Thước đo độ mỡ dưới da Calipers, nước sản xuất: Nhật

Chiều cao đứng (cm): là khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt sàn để đứng đến đỉnh đầu.

Cách thức kiểm tra: Đối tượng đo đứng thẳng ở tư thế đứng nghiêm, duỗi hết các khớp ở chân và thân trên, mắt nhìn thẳng, đầu ở tư thế sao cho ống tai ngồi và đuơi mắt nằm trên đường thẳng song song với mặt đất, đảm bảo điểm chẩm, hai vai, hai mơng và hai gĩt chân chạm vào thước đo đặt trên tường. Hạ thanh ngang của thước chạm đỉnh đầu đối tượng đo và đọc kết quả. Đơn vị tính cm.

Chỉ số Quetelet: (thương số giữa cân nặng với chiều cao g/cm).

Chỉ số này cho biết tỷ số trung bình 1cm chiều cao nặng bao nhiêu. Thơng thường nếu cùng tuổi, cùng giới tính thì người cĩ chỉ số này lớn hơn cĩ cơ quan vận động phát triển hơn. Nếu chỉ số này nhỏ quá là thể lực kém, nhưng nếu lớn quá thì VĐV sẽ nặng nề, di chuyển khĩ khăn, nhanh mệt mỏi.

Tỷ lệ mỡ của cơ thể (F%) được tính từ tổng độ dày 2 nếp mỡ dưới da

ở sau cánh tay và gĩc dưới xương bả vai (S). Trước hết tính tỷ trọng cơ thể (D) theo cơng thức dùng cho người châu Á nam 15-18 tuổi (D = 1.0977 - 0.00146S).

100 ) 142 . 4 57 . 4 ( % x D F = − Tính FSA ( 2 m ): Diện tích bề mặt cơ thể.

Diện tích bề mặt cơ thể được tính theo cơng thức [65]: FSA (m2) = 0.00215 x W(kg) + 0.18964 x H(m) – 0.07961 Với: W(kg): Trọng lượng cơ thể.

H(m) : Chiều cao đứng.

Chiều dài chân A (cm): là khoảng cách từ sàn đứng đến gai chậu trước trên.

Cách thức kiểm tra: Đối tượng đo ở tư thế đứng nghiêm. Chống thước vuơng gĩc với mặt sàn, xác định gai chậu trước trên cùng bên, đưa đầu nhọn của thanh ngang thước tới đĩ và đọc kết quả.

Chiều dài cẳng chân A (cm): là độ cao từ sàn đứng đến khe khớp gối. Cách thức kiểm tra: Đối tượng đo ở tư thế đứng nghiêm. Chống thước vuơng gĩc với mặt sàn, xác định khe khớp gối cùng bên, đưa đầu nhọn của thanh ngang thước tới đĩ và đọc kết quả.

Chiều dài đùi (cm): Chiều dài đùi được đo bằng cách lấy chiều dài chân A trừ đi chiều dài cẳng chân A.

Dài bàn chân (cm): là khoảng cách xa nhất từ mũi bàn chân tới gĩt chân. Cách thức kiểm tra: Đối tượng đo ngồi sau cho đùi và cẳng chân vuơng gĩc nhau, gĩt chân và các ngĩn chân chạm sát mặt sàn. Đặt thước đo khoảng cách giữa gĩt chân và mũi bàn chân (ngĩn chân dài nhất), đọc kết quả.

Đo lường Somaty: nhằm xác định đặc trưng hình thái của cơ thể. Trong nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá để tìm các trục tọa độ X – Y của sơ đồ mạng lưới mở rộng Heath và Carter như sau:

Trị số X = III - I

Trị số Y = 2 x II – (I + III).

Trong đĩ: - Nhân tố I (tính theo phụ lục 3).

Tính nhân tố I bằng cách cộng ba trị số nếp mỡ dưới da của cơ tam đầu cánh tay, hốc vai, nếp mỡ hơng. Đơn vị là mm, đem tổng trị số này tra bảng (cột 2, nếp da). Ví dụ tổng của ba trị số này là 38.2 nằm trong khoảng 35.9 – 40.7 của bảng và ta được nhân tố I tương ứng là 4 (phụ lục 3).

- Nhân tố II:

Nhân tố II tính theo cơng thức: 4

8 +

= ∑difference

II

Từ chiều cao đứng tính bằng cm, ta tra ở hàng thứ 2 cột 3 trong bảng 13 (hàng chiều cao, cm). Ta tìm được trị số gần nhất với trị số chiều cao thấp hơn. Ví dụ chiều cao 171cm ta cĩ trị số trong bảng gần nhất là 170.2cm, từ 170.2cm ta gạch những đoạn ngắn gắn liền các số chiều ngang với 170.2cm. Ta cĩ những trị số chuẩn tương với chiều cao này. Hàng 1: 6.36 – rộng khủy, 9.08 – rộng gối, vịng cánh tay co: 29, vịng cẳng chân: 34,0 – 0.3 = 33.7cm. Từ bốn chỉ số chuẩn này, số nằm trên hàng ngang là số dương và số nằm dưới hàng ngang là số âm, ta tính theo cơng thức trên được nhân tố II.

- Nhân tố III:

Nhân tố III tính theo cơng thức. 3

mh h

III =

Với: - h: chiều cao đứng (inch). - m: cân nặng (pound).

Với chiều cao đứng và cân nặng ta tra bảng tính được nhân tố III.

Với các nhân tố tìm được trên ta dùng cơng thức tính được tọa độ X – Y. Nhờ cĩ trục X – Y được xác định ta tiến hành vẽsơ đồ mạng lưới Heath – Carter (Biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1 Mạng lưới Heath – Carter đánh giá Somaty của VĐV

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên nam 13-15 tuổi môn xe đạp đường trường tại Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)