Vướng mắc trong việc xử lý tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 67 - 69)

- 44 Tình hình d ư n ợ theo th ờ i h ạ n qua các n ă m

4.3.5.Vướng mắc trong việc xử lý tài sản

B ảng 4.10 Dư Nợ Có TSĐ Theo Các iện Pháp ảo Đảm ĐVT: tỷđồng Thế chấp Cầm cố ảo lãnh

4.3.5.Vướng mắc trong việc xử lý tài sản

Xử lý tài sản điều không mong muốn xảy ra đối với doanh nghiệp, cũng như NH. Vì vậy việc xử lý tài sản để thu hồi nợ vay thường gặp những khó khăn nhất định. Trước hết là thủ tục xử lý tài sản: khi đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thanh toán nợ vay, khách hàng được phép gia hạn nợ tối đa không quá một kỳ hạn, vì vậy NH không thể xử lý tài sản. Hết thời hạn gia hạn mà khách hàng không trả nợ NH mới bắt đầu các thủ tục xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Khi tiến hành xử lý tài sản thường phát sinh các vấn đề không thống nhất giữa NH và bên cầm cố, thế chấp như: - Chi phí xử lý tài sản: Mặc dù trong hợp đồng thế chấp, cầm cố đã thỏa thuận chi phí sẽ do bên cầm cố, thế chấp chịu nhưng với mức chi phí cụ thể là bao nhiêu thì không đề cập. Vì vậy bên cầm cố, thế chấp thường không đồng ý với mức giá mà bên thứ ba đưa ra, gây mất thời gian.

- Khi tiến hành xử lý tài sản thì phải thông qua trung tâm đấu giá tài sản tốn rất nhiều thời gian. Khó khăn đầu tiên mà NH gặp phải là sự cố ý chây ỳ của người đi vay trong việc ký vào biên bản ủy quyền để đưa tài sản ra đấu giá hoặc bên thế chấp đồng ý đưa ra đấu giá nhưng mức giá khởi điểm quá cao. Vấn đề xác định giá khởi điểm để đưa ra bán đấu giá là một vấn đề thường gây tranh cãi giữa các bên. Tiếp theo là thời gian để tiến hành đấu giá kéo dài.

- Trình tự ưu tiên trong thanh toán sau khi bán tài sản: Việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ cho các TCTD theo thông tư liên tịch 03/2003/TTLT/NHNN-BTP-BTC-TCĐC ngày 23/09/2001 quy định: số tiền thu được từ việc xử lý nợ vay được thanh toán theo thứ tự: các chi phí cần thiết để xử lý tài sản, thuế và các khoản phải nộp ngân sách rồi mới đến nợ vay Ngân hàng. Đây là quy định chưa đúng bản chất kinh tế vì một khoản vay có bảo đảm thì phải được ưu tiên thanh toán trước bằng tài sản bảo đảm đó.

- Trường hợp khởi kiện ra tòa án khi bên thế chấp cầm cố, bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ được bảo đảm. Lúc này NH gặp nhiều khó khăn do thời gian kéo dài qua nhiều thủ tục hành chính rườm rà. Thời gian khi tòa án thụ lý vụ án đến lúc mở phiên tòa xét xử là từ 75 đến 80 ngày. Trong khoản thời gian này NH bị triệu tập nhiều lần để giải quyết, đến khi án đã tuyên thì thủ tục thi hành án cũng kéo dài. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc cưỡng chế thi hành án, trong việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, gây khó khăn cho NH trong việc thu hồi nợ…

- 63 -

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 67 - 69)