0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 43 -47 )

- Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực: nơi đã đăng ký tàu biển thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu biển.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian qua trong thời gian qua

4.1.1. Hoạt động huy động vốn

Chi nhánh NHNo&PTNT Bà Rịa-Vũng Tàu là Chi nhánh cấp I của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động kinh doanh dựa trên nguồn vốn từ cấp trên đưa xuống, đồng thời thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn.

Năm 2008 là một năm khó khăn trong hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn từ dân cư. Vào thời điểm đầu và giữa năm 2008 khi lãi suất tiền gửi liên tục biến động theo chiều hướng tăng lên, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM cổ phần trong việc thu hút vốn ở các kỳ hạn ngắn có lãi suất lại cao hơn các kỳ hạn dài. Vì vậy khách hàng không chọn loại kỳ hạn dài để gửi tiền mà chọn gửi ở các kỳ hạn ngắn từ 1 đến 3 tháng và thường xuyên đổi sổ đáo hạn liên tục nhằm mục đích hưởng lãi suất cao. Điều này gây xáo trộn cho hoạt động Ngân hàng, trong công tác điều hành phải tăng cường quản trị tính thanh khoản vốn, đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng mọi lúc, đồng thời phải cân đối trong cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn cho phù hợp với thực tế tại chi nhánh.

Với tất cả quyết tâm của toàn thể CBNV tại chi nhánh, sự tham mưu kịp thời của các phòng nghiệp vụ, sự điều hành linh hoạt nhạy bén của BGĐ NHNo tỉnh, nguồn vốn của chi nhánh tỉnh BR-VT vẫn tiếp tục tăng trưởng khá cao so với đầu năm 2008, đặc biệt là nguồn tiền gửi huy động từ dân cư có tỷ lệ tăng 54% so với đầu năm 2008. Trong đó: nội tệ tăng so với đầu năm 54,37%(4.020 tỷ/2.604 tỷ) đạt 114,85% kế hoạch

- 38 -

giao( Kế hoạch 3.500 tỷ). Ngoại tệ tăng so với đầu năm 200857,56%(9.884,971 USD/6.271.300USD) đạt 95,26% chỉ tiêu kế hoạch giao(kế hoạch 10.376.000USD). Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng chiến lược của NHNo. Vốn huy động có kỳ hạn <12 tháng đạt 2.123,8 tỷ VNĐ, chiếm tỷ lệ 50,7% trong nguồn vốn huy động. Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12-24 tháng đạt 140,7 tỷ chiếm tỷ lệ 3,4% tổng nguồn vốn, nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng đạt 136,5 tỷ VNĐ chiếm tỷ lệ 3,3% tổng nguồn và nguồn vốn không kỳ hạn đạt 1.787 tỷ VNĐ chiếm 42,6% tổng nguồn.

Tình hình huy động vn qua các năm

Bảng 4.1: Tình Hình Huy Động Vốn Qua Các Năm ĐVT: tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu

số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

1.Vốn huy động 2.831 96,72% 2.604 96,3% 4.052 96,75% Tiền gửi tiết kiệm 1001 34,2% 927 34,3% 2.692 64,27% Tiền gửi thanh toán 1.830 62,52% 1677 61,9% 1.360 32,5%

2.Vốn khác (ngoại tệ) 96 3.3% 101 3,73% 136 3,23%

Tổng vốn 2.927 100% 2.705 100% 4.188 100%

Nguồn:Phòng kế toán-ngân quỹ Bảng 4.1 cho thấy tổng nguồn vốn huy động tăng cao trong năm 2008, tăng 1.483 tỷ đồng so với năm 2007 và tăng 1.261 tỷ đồng so với năm 2006.

Tiền gửi bằng VND luôn chiếm tỉ trọng cao qua các năm, năm 2006 là 2.831 tỷ đồng và giảm nhẹ trong năm 2007 là 227 tỷ đồng nhưng tăng mạnh trong năm 2008.

Về ngoại tệ, tuy đầu tư nước ngoài gia tăng trên địa bàn tỉnh nhưng lượng ngoại tệ thu hút vào Ngân hàng vẫn ít ỏi.Tuy gia tăng nhưng không đáng kể chiếm 3,23% tổng vốn năm 2008.Tình trạng khan hiếm ngoại tệ diễn ra trên hầu hết các Ngân hàng chứ không chỉ ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hình 4.1 Nguồn vốn huy động qua các năm 2927 2705 4188 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 Nguồn vốn(tỷ đồng) 2006 2007 2008 Năm

Nguồn vốn huy động qua các năm

Nguồn: TTTH Nguồn vốn huy động qua các năm tăng mạnh, riêng năm 2007 giảm nhẹ so với cung kỳ năm ngoái vì hậu quả của cơn bão số 9 vào cuối năm 2006 để lại và vào tháng 10/2007 đã tách chi nhánh TP Vũng Tàu-Chi nhánh có nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ cao trong toàn Tỉnh ra hoạt động riêng.

Năm 2008, nguồn vốn huy động được tăng mạnh, tăng 1.483tỷ so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng đó là vì Ngân hàng triển khai nhiều hình thức huy động vốn như “tiết kiệm dự thưởng” trúng vàng “AAA”. Phân đoạn và phân khúc đa dạng các hình thức huy động vốn như tiết kiệm trả lãi sau, trả lãi trước, trả lãi tháng, bậc thang theo số dư… Mặt khác để người dân có nhiều sự lựa chọn, Ngân hàng triển khai nhiều hình thức đa dạng trong việc huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm có kì hạn với lãi suất hấp dẫn, phát hành các loại giấy tờ có giá(tín phiếu, trái phiếu…)

Nhìn chung, tình hình huy động vốn tại NH là rất tốt và ổn định. Chi nhánh luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn, vừa khuyến khích duy trì được khách hàng cũ vừa thu hút mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã thực hiện được mục tiêu duy trì và phát triển tiềm năng tại địa bàn, vận dụng linh hoạt các thế mạnh có được mà chiếm lĩnh thị phần.

- 40 -

4.1.2. Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Song song với việc tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng nông nghiệp đã chú trọng áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro khách hàng là doanh nghiệp, quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng, thực hiện chương trình quy chế hóa, quy trình hóa nghiệp vụ cho vay, tăng cường tập huấn cho CBTD. Đồng thời công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng được đẩy mạnh cả ở Trung ương lẫn chi nhánh. Trên cơ sở tín dụng được định hướng, Ngân hàng Nông nghiệp tiếp tục tham gia vào các dự án đồng tài trợ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng tiếp tục thay đổi tích cực và an toàn theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Đến cuối năm 2007 thị phần dư nợ của Chi nhánh chiếm 24% tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn(2.879 tỷ/12.000 tỷ), giảm so với năm 2006 là 6%. Tính đến cuối năm 2007 các dự án đã được NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt cho chi nhánh(món vay vượt quyền phán quyết) bao gồm 6 dự án, cụ thể như sau:

Bảng 4.2: 6 Dự Án Được Phê Duyệt Cho Chi Nhánh ĐVT: tỷ đồng

STT Tên dự án Hạn mức đầu tư

Dư nợ thực hiện đến 31/12/2007 01 02 03 04 05 06

Nhà máy thủy điện Srokphumiêng Khu du lịch Kỳ Vân Long Hải Khu công nghiệp Phú Mỹ II

Vốn lưu động công ty thương mại Sài Gòn Nhà máy sản xuất cọc bê tông Ly Tâm Vườn cao su 4.000ha

150 50 390 70 30 300 129 32 62 67,8 27 176 Tổng cộng 990 493,8

- 41 -

Dư nợ ngắn hạn tính đến 31/12/2008 đạt 1.535,3 tỷ VNĐ chiếm 51,6% tổng dư nợ, tăng 0.224 tỷ so với năm 2007. Nợ ngắn hạn sử dụng chủ yếu để thu mua thủy sản, sắt thép, phân bón, gạo, xăng dầu và cho mục đích tiêu dùng. Dư nợ cho vay trung hạn 900 tỷ chiếm 30,2% tổng dư nợ, dư nợ dài hạn 538 tỷ chiếm 18,2% tổng dư nợ.

Thực hiện quyết định số 636/QĐ-HĐQT ngày 22/06/2007 của Hội Đồng Quản Trị NHNo&PTNT Việt Nam và văn bản số 4245/NHNo-TCKT ngày 14/12/2007 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Tính đến 31/12/2008, số dư nợ xấu tại chi nhánh là 126 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 4% tổng dư nợ, trong đó:

Nợ nhóm 3 là 41,4 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 là 25,3 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 là 59,6 tỷ đồng.

So với cuối năm 2007, năm 2008 nợ xấu tại chi nhánh đã giảm từ 13% xuống còn 4%, giảm được 9%.

Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NH, vì vậy thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập. Trong 3 năm (2006Æ2008) hoạt động tín dụng của NH đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 43 -47 )

×