- Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực: nơi đã đăng ký tàu biển thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu biển.
f. Nguyên tắc đảm bảo tiền vay
+ Căn cứ quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 về việc ban hành quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Căn cứ nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ được ban hành thay thế Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
Quy định nguyên tắc đảm bảo tiền vay như sau
- Khách hàng vay phải cầm cố, thế chấp tài sản hoặc phải được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
- Tổ chức tín dụng và khách hàng vay thỏa thuận lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
- Trong trường hợp bên nhận thế chấp không thực hiện quyền thu hồi tài sản thế chấp thì các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp trở thành tài sản thế chấp thay thế cho tài sản đã bán, trao đổi.
- Trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm, chi nhánh NHNo có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì chi nhánh NHNo vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý.
- Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và NHNo nơi cho vay được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.
- Bên bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, tài sản là giá trị quyền sử dụng đất, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng đối với bên bảo lãnh là doanh nghiệp Nhà nước. Tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh thỏa thuận về việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng thì thực hiện bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tại sao tài sản bảo đảm là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam?
Mặc dù, về nguyên tắc chúng ta xem tài sản đảm bảo là biện pháp trả nợ cuối cùng nếu khách hàng không trả nợ vay, tài sản đảm bảo chỉ có giá trị tham chiếu khi ra quyết định cho vay nhưng trên thực tế ở Viêt Nam tài sản đảm bảo có ảnh hưởng rất lớn trong việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Điều này được thể hiện như sau:
9 Thứ nhất, xét về đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng:
Yếu tố cơ bản của tiêu chí này là mối quan hệ dài hạn, uy tín, thương hiệu của khách hàng trên thị trường, năng lực và trình độ quản lý, sự am hiểu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh…Những yếu tố rất khó đánh giá vì Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường gần 20 năm. Ý thức của đại bộ phận doanh nghiệp về xây dựng thương hiệu, uy tín trên thương trường với chiến lược kinh doanh dài hạn mới chỉ được đề cập trong vài năm gần đây. Rất ít doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu của mình. Mặt khác, hoạt động tín dụng Ngân hàng mới thực sự phát triển trong 5 năm trở lại đây(sau khi cơ chế đảm bảo tiền vay được nới lỏng, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được khuyến khích, tín dụng theo chỉ định và tín dụng theo kế hoạch được tách khỏi tín dụng thương mại…). Mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng gần như
mới được xác lập, chưa đủ độ dài để tạo ra sự tin cậy. Do đó, việc đánh giá mức độ tín nhiệm để làm tiêu chí cấp tín dụng đã được đặt ra nhưng còn rất mờ nhạt.
9 Thứ hai, xét về đánh giá năng lực tài chính của khách hàng:
Đối với một khách hàng năng lực tài chính được thể hiện qua các tiêu chí chính như: tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản, suất sinh lợi trên tổng tài sản(ROA), suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu(ROE), giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, và một số tiêu chí khác… Nhưng làm thế nào để tính toán đánh giá các chỉ tiêu này và mức độ tín nhiệm của nó liệu có đảm bảo khi mà các báo cáo tài chính không được kiểm toán độc lập, hệ thống thông tin, chuẩn mực kế toán chưa đủ độ tin cậy. Đó là chưa nói đến nhiều doanh nghiệp có hai hoặc nhiều hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán. Cộng với việc thị trường chứng khoán mới hình thành, có rất ít các công ty niêm yết, nên rất khó đánh giá giá trị của công ty. Mặt khác, trình độ và khả năng phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng còn hạn chế chưa đủ sự tự tin để đưa ra kết luận một cách độc lập, có độ tin cậy cao… Đây chính là vấn đề mà việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc cấp tín dụng. Có chăng việc phân tích tài chính chỉ mang tính hình thức và thủ tục.
9 Thứ ba, xác định giá trị tài sản hữu hình của khách hàng:
Khi không thể nhìn vào những cái vô hình và khó phân tích như giá trị vô hình của doanh nghiệp, giá trị của vốn chủ sở hữu… Nhất là lần đầu tiên thiết lập tín dụng thì việc này càng khó khăn hơn. Các tổ chức tín dụng Việt Nam chọn việc làm đơn giản nhất là xem xét những cái gì hiện hữu nhất. Đó chính là các tài sản hữu hình mà chủ yếu là tài sản cố định để đảm bảo cho các khoản vay, nhất là các tài sản có giá trị và tính khả mại cao. Việc quản lý các tài sản cũng sẽ dễ dàng hơn khi các tổ chức tín dụng nắm giữ các tài sản hoặc giữ những giấy tờ sở hữu chúng. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao các tổ chức tín dụng Viêt Nam xem tài sản đảm bảo là yếu tố ảnh hưởng lớn trong việc ra quyết định cấp tín dụng. Trong khi về mặt nguyên lý, tài sản đảm bảo chỉ là yếu tố có giá trị tham chiếu trong các quyết định cấp tín dụng.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu dựa trên 3 phương pháp:
- Phương pháp mô tả: Là phương pháp thu thập số liệu, quan sát, sử dụng thống kê mô tả, các thông số để thể hiện, mô tả thực trạng các đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp phân tích cụ thể, so sánh qua các chỉ tiêu:Chỉ tiêu mức độ tăng giảm tuyệt đối vàchỉ tiêu tốc độ tăng giảm.
- Phương pháp phân tích: Từ các dữ liệu đã thu thập được, dựa vào các công thức, cơ sở lý luận đã học, tính toán, so sánh nhằm giải thích được bản chất của vấn đề.
Phương pháp mô tả:
Thu thập số liệu thứ cấp từ sổ sách, các báo cáo tổng kết hoạt động của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thông tin từ đài, báo, các trang web liên quan về Ngân hàng và kinh tế.
Phương pháp so sánh:
Là phương pháp phân tích cụ thể, chi tiết từng vấn đề, mô hình nghiên cứu, là một phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp so sánh có hai chỉ tiêu tính sau: