0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn tín dụng cho NHNo&PTNT Bà Rịa-Vũng Tàu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 29 -33 )

- Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực: nơi đã đăng ký tàu biển thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu biển.

e. Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn tín dụng cho NHNo&PTNT Bà Rịa-Vũng Tàu

lớn gì đối với nền kinh tế của Tỉnh nhà. Đó là do công tác trích lập dự phòng, thu hồi nợ sau khi xử lý rủi ro luôn được Banh lãnh đạo Chi nhánh quan tâm sâu sắc. Vì vậy mà đã xử lý kịp thời đối với những trường hợp nợ quá hạn.

e. Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn tín dụng cho NHNo&PTNT Bà Rịa-Vũng Tàu Tàu

¾ Các biện pháp hạn chế

Đây là biện pháp vừa an toàn, vừa tốn ít chi phí nhất cho Ngân hàng. Khi khách hàng được đánh giá toàn diện về các mặt tổ chức, hoạt động, về tài chính, tính khả thi của dự án, khả năng sinh lời của phương án kinh doanh, khả năng trả nợ, giá trị tài sản bảo đảm,… sẽ hạn chế các rủi ro cho Ngân hàng khi tiến hành cấp tín dụng.

- Quản lý và giám sát khoản vay chặt chẽ:

Đây là biện pháp mà sau khi cho vay Ngân hàng theo dõi xem việc khách hàng sử dụng số tiền vay được có đúng như cam kết với Ngân hàng hay không. Nếu có những vi phạm ngay lập tức Ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp giải quyết ngay nhằm tránh những khó khăn khi xử lý khoản vay gặp vấn đề nghiêm trọng hơn do vi phạm của khách hàng.

- Rà soát và xem xét lại tài sản đảm bảo nợ của khách hàng:

Tài sản đảm bảo thường có thể là đất đai, nhà cửa, máy móc, trang thiết bị,… Giá trị của các tài sản này thường biến động phụ thuộc nhiều vào thị trường và rất khó cho Ngân hàng trong việc định giá. Ngoài ra, những tài sản như đất đai còn có thể chịu rất nhiều vấn đề khác, đặc biệt là các quy định về nhà đất như quyền sử dụng, chuyển nhượng, mua bán,…Việc làm rà soát lại tài sản đảm bảo sẽ giúp Ngân hàng kiểm tra lại chính xác hơn về giá trị cũng như các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo, nhằm giúp Ngân hàng có những quyết sách đúng đắn nhất và nhanh trước khi xảy ra rủi ro tín dụng.

- Hoàn thiện hồ sơ pháp lý khi tiến hành cấp tín dụng:

Hồ sơ pháp lý khi Ngân hàng ký cần phải được xem xét kỹ lưỡng các vấn đề thủ tục, các điều khoản chặt chẽ và phải lường trước, bao quát hết các tình huống có thể xảy ra trong tuơng lai.

- Quan hệ khách hàng thật tốt nhằm giúp khách hàng vừa tạo mối quan hệ lâu dài vừa củng cố và nắm bắt tình hình khoản vay.

Thực tế thì các biện pháp phòng ngừa góp phần làm giảm thiểu nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Đây là cách đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém cho Ngân hàng hơn là việc để rủi ro tín dụng xảy ra rồi mới tìm cách khắc phục.

¾ Các biện pháp xử lý của Ngân hàng đối với khách hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra

- Phát mại tài sản: các tài sản thế chấp sẽ được các Ngân hàng thực hiện phát mại theo quy định của pháp luật nhằm thu hồi lại số tiền cho vay. Nếu việc bán tài sản thế chấp vượt quá giá trị khoản vay thì Ngân hàng sẽ trả lại khách hàng số tiền thừa đó. Ngược lại, nếu khi bán tài sản thế chấp mà không đủ bù đắp khoản vay thì Ngân hàng phải yêu cầu khách hàng trả nốt phần còn lại.

- Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay: đó là khi Ngân hàng cho vay theo tín chấp hoặc một hợp đồng chấp nhận trả nợ thay của bên thứ ba, khi xảy ra rủi ro không thu hồi được khoản vay, Ngân hàng sẽ yêu cầu bên cam kết bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng. Biện pháp này cũng sẽ chỉ thực sự có hiệu quả nếu bên thứ ba hoàn toàn sẵn sàng hợp tác và trả nợ thay.

- Khởi kiện: biện pháp này thường áp dụng nhằm thu hồi khoản vay với những khách hàng cố tình không trả nợ. Khi đó, thường thì Ngân hàng sẽ dành phần thắng trong vụ kiện nhưng việc uy tín cũng như các dư luận xung quanh việc này có thể sẽ tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của chính Ngân hàng. Ngân hàng rất có thể sẽ mất khách hàng khác và điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của Ngân hàng giảm. Ngoài ra, Ngân hàng cũng tốn chi phí để theo đuổi các vụ kiện. Do đó, các Ngân hàng thường không mấy ưa thích các vụ kiện nếu có các biện pháp khả dĩ hơn.

- Thực hiện việc bán nợ cho các công ty mua bán nợ (BAMC): đây là một giải pháp khá tiên tiến và ở các nước phát triển. Các công ty loại hình như công ty mua bán nợ rất được ưa chuộng. Các công ty mua bán nợ ra đời tạo thuận lợi cho xử lý các khoản nợ bằng việc mua lại nó từ các Ngân hàng và thực hiện cơ cấu lại rồi tìm đối tác, bán các khoản nợ này cho những người chấp nhận nó. Công việc chính của các công ty mua bán nợ là: lựa chọn, định giá, tìm nguồn tài trợ, quản lý, thanh lý các khoản nợ mua được.

- Các biện pháp khuyến khích trả nợ: Ngân hàng hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp khuyến khích trả nợ đối với khách hàng như việc thực hiện một số cách khuyến khích tài chính, giảm lãi suất,… Tuy nhiên Ngân hàng phải tính sao cho phù hợp, tránh vi phạm với các quy định của Ngân hàng Trung ương.

- Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: Ngân hàng nào cũng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro vào quỹ. Quỹ này được trích lập tuỳ theo chiến lược của mỗi Ngân

hàng từ lợi nhuận trước thuế. Và quỹ sẽ được sử dụng khi Ngân hàng gặp phải các khoản nợ quá hạn, Ngân hàng phải trích lập quỹ theo tỷ lệ do Ngân hàng Trung ương quy định.

+ Phân loại nợ:

* Nợ nhóm 1( nợ đủ tiêu chuẩn): các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi gốc-lãi.

* Nợ nhóm 2( nợ cần chú ý):các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. * Nợ nhóm 3(nợ dưới tiêu chuẩn): các khoản nợ từ 91 ngáy đến 180 ngày. * Nợ nhóm 4(nợ nghi ngờ): các khoản nợ từ 181 ngày đến 260 ngày.

* Nợ nhóm 5(nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày + Trích lập dự phòng: Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng khoản nợ : * Nợ nhóm 1: 0%

* Nợ nhóm 2: 5% * Nợ nhóm 3: 20%

* Nợ nhóm 4: 50% * Nợ nhóm 5: 100%

Số tiền dự phòng đối với từng khoản nợ được tính như sau:

= [ _ ] X ] x Số tiền dự phòng cụ thể phải trích ( R ) số dư nợ gốc của khoản nợ ( A ) tỉ lệ trích lập dự phòng cụ thể ( r ) Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo ( C ) Ngoài ra còn có một số nguyên tắc khác như:

Chất lượng tín dụng quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng.

Ngân hàng cần có nhiều cơ sở dữ liệu thông tin về khoản cho vay. Đánh giá chất lượng quản lý doanh nghiệp.

Các khoản tài sản cho việc cầm cố, thế chấp không thể được coi là thay thế cho việc trả nợ…

3.1.2. Tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 29 -33 )

×