Vướng mắc trong thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 66 - 67)

- 44 Tình hình d ư n ợ theo th ờ i h ạ n qua các n ă m

4.3.3.Vướng mắc trong thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

B ảng 4.10 Dư Nợ Có TSĐ Theo Các iện Pháp ảo Đảm ĐVT: tỷđồng Thế chấp Cầm cố ảo lãnh

4.3.3.Vướng mắc trong thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Thứ nhất là thủ tục công chứng: trong những năm qua, hầu hết những hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng đều phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Mục đích chính của công chứng là chứng nhận việc ký kết, thỏa thuận của các bên, ngoài ra còn có chức năng kiểm tra xem tài sản đem thế chấp, cầm cố có thực sự thuộc sở hữu của bên thế chấp cầm cố. Việc chứng thực của công chứng là cần thiết, tuy nhiên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các NHTM đang phàn nàn về thủ tục công chứng tốn nhiều thời gian Ngoài ra, nếu công chứng viên chỉ kiểm tra giấy tờ về quyền sở hữu tài sản được xuất trình mà không kiểm tra, đối chiếu thực tế thì dễ gặp sai sót và việc kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ sở hữu chỉ có ý nghĩa hình thức. Thực tế đây là hiện tượng phổ biến do thói quen hành chính quan liêu và một phần do trình độ của công chứng viên còn hạn hẹp.

Một trở ngại gây phức tạp và lãng phí là phòng công chứng Nhà nước chỉ có thẩm quyền chứng nhận theo lãnh thổ, tức tài sản đăng ký quyền sở hữu ở đâu thì việc chứng nhận hợp đồng thế chấp tài sản do phòng công chứng của địa phương đó thực hiện. Như vậy, nếu tài sản của một doanh nghiệp đặt tại nhiều địa phương khác nhau

- 61 -

mà cần phải thế chấp đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ tại một Ngân hàng thì phải công chứng hợp đồng thế chấp tại nhiều phòng công chứng khác nhau. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp và Ngân hàng, mất nhiều thời gian cho thủ tục công chứng. Thứ hai là thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm: hiện nay thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm còn mang nặng tính hình thức. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ chứng nhận hành vi giao dịch bảo đảm giữa các bên chứ không chịu trách nhiệm về nội dung giao dịch. Tại khoản 3 điều 22 Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm quy định:”Việc đăng ký giao dịch bảo đảm và giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm không có giá trị xác nhận tính xác thực của giao dịch bảo đảm”. Thời gian giải quyết hồ sơ hiện nay là 7 ngày và cung cấp thông tin là sau 3 ngày là khá dài với việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Vì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ chứng nhận hành vi chứ không chịu trách nhiệm về tính xác thực của giao dịch bảo đảm. Trong nhiều trường hợp khách hàng có nhu cầu giải ngân sớm, với thời hạn thủ tục như trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ tín dụng giữa khách hàng và NH, làm mất cơ hội kinh doanh của NH.

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU (Trang 66 - 67)