3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm các thuốc có giới hạn trị liệu hẹp:
• Kháng sinh nhóm Aminoglycosid (gentamicin, tobramycin, amikacin) và nhóm Glycopeptid: vancomycin.
• Theophyllin • Digoxin
Việc theo dõi nồng độ thuốc được thực trên các bệnh nhân nội trú tại BV Chợ Rẫy Tp Hồ chí Minh (giai đoạn 1) và áp dụng qui trình TDM được thực hiện tại BV Chợ
Rẫy BV Trưng vương và BV Nhân dân Gia định (giai đoạn 2).
3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Giai đoạn 1:
Đối với mỗi thuốc, chọn ngẫu nhiên 30 bệnh nhân (trưởng thành) nội trú theo các
điều kiện:
• Được chỉđịnh thuốc > 3 ngày
• Đối với aminoglycosid: có thể chọn bệnh nhân được chỉđịnh tiêm 2 lần hay 1 lần / ngày.
• Tuổi tác và giới tính: không phân biệt
• Loại trừ BN phải thẩm phân máu hay phúc mạc.
• Mỗi bệnh nhân được thực hiện các xét nghiệm về chức năng gan, thận trước khi bắt đầu trị liệu (hay trong vòng 24h sau khi bắt đầu điều trị).
• Mỗi thuốc được đo C đỉnh và C đáy vào thời điểm đạt mức nồng độ ổn định trong máu.
C đáy: mẫu máu được lấy từ 0-30 phút ngay trước khi dùng liều kế tiếp
C đỉnh: mẫu máu được lấy sau khi tiêm IM 60 phút (aminoglycosid) hay sau tiêm truyền IV 30 phút (vancomycin), sau khi uống 60 phút với theophylin phóng thích nhanh và sau 4 giờ với viên phóng thích chậm.
Thời điểm bắt đầu lấy máu để theo dõi trị liệu là 24 giờ đối với các aminoglycosid (liều thứ 3) hay theophylin và > 30 giờ với vancomycin (liều thứ 5), ở ngày thứ 7 với digoxin.
Giai đoạn 2 :
Áp dụng các qui trình TDM đề nghị cho các thuốc nghiên cứu dựa trên tài liệu tham khảo trên thế giới và trên thực tế khảo sát ở giai đoạn 1:
• Aminoglycosid (gentamycin và amikacin): chế độ đơn liều và đa liều, thực hiện tại BV Nhân dân Gia Định.
• Theophylin và Vancomycin (BV Chợ Rẫy). • Digoxin (BV Trưng Vương).
Từ kết quả nghiên cứu áp dụng rút ra các kết luận giúp qui trình đề nghị phù hợp với
điều kiện thực tế Việt Nam và có thể áp dụng cho các cơ sởđiều trị khác.
3.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ
3.3.1. Các aminoglycosid, vancomycin và theophyllin trong huyết thanh được
định lượng bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang phân cực (FPIA) [3],[15]
Phương pháp này dựa trên cơ chế của phản ứng kháng nguyên - kháng thể và sự thay
đổi độ phân cực của ánh sáng huỳnh quang để xác định nồng độ của thuốc. Cụ thể
như sau:
• Cho một lượng xác định thuốc có gắn chất phát huỳnh quang (thuốc có đánh dấu) vào dung dịch có chứa kháng thể đặc hiệu. Các phân tử thuốc có đánh dấu sẽ gắn vào kháng thể tạo thành phức hợp gây nên sự phân cực của ánh sáng huỳnh quang.
• Khi một lượng thuốc cần đo chứa trong huyết thanh được đưa vào sẽ xảy ra sự cạnh tranh điểm gắn trên kháng thể với thuốc có đánh dấu. Kết quả là giảm phức hợp thuốc có đánh dấu- kháng thể, biểu hiện bằng sự thay đổi độ phân cực của ánh sáng huỳnh quang. Sự thay đổi độ phân cực của ánh sáng huỳnh quang tỉ lệ với lượng thuốc chứa trong mẫu huyết thanh cần đo.
3.3.2. Nồng độ digoxin trong huyết thanh được định lượng bằng phương pháp vi hạt miễn dịch men (MEIA) [1], [9], [20] vi hạt miễn dịch men (MEIA) [1], [9], [20]
Vi hạt miễn dịch men (Microparticle Enzyme Immunoassay - MEIA) là một phương pháp miễn dịch sử dụng sự phân tách của các hỗn hợp kháng nguyên - kháng thể
trên bề mặt pha rắn của các vi hạt. Cơ chế của MEIA như sau:
- Bước 1: các vi hạt phủ kháng thể tương ứng với chất cần phân tích và mẫu huyết thanh được trộn với nhau tạo thành một hỗn hợp phản ứng.
- Bước 2: hỗn hợp phản ứng được chuyển vào tế bào nền làm từ sợi thủy tinh. - Bước 3: các phức hợp kháng thể - men alkaline phosphatase gắn vào các vi hạt. - Bước 4: chất nền 4-methyl umbelliferyl phosphate (MUP) được thêm vào tạo thành sản phẩm phát huỳnh quang methylumbelliferone (MU), sự phát quang được đo bằng hệ thống quang học.