10. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Thực trạng việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng và OTCC
kiến thức cho học sinh.
1.4.2.1. Các nội dung mà hiện nay giáo viên và học sinh thường OTCC.
Để tìm hiểu các nội dung mà GV và HS thƣờng ôn tập hiện nay, chúng tôi khảo sát trên phiếu điều tra đối với GV Vật lý ở các trƣờng THPT, yêu cầu họ đánh số từ 1 đến 6 theo thứ tự giảm dần tính quan trọng (số 1 là nội dung quan trọng nhất cần đƣợc ôn tập, số 6 là ít quan trọng nhất) kết quả nhƣ sau:
STT Nộ dung cần ôn tập ĐTB Mức độ
1 Kĩ năng giải bài tập Vật lý. 1,5 1
2 Kiến thức: khái niệm Vật lý, định luật Vật lý, thuyết
Vật lý 2,6 2
3 Kĩ năng thu thập thông tin: đọc biểu đồ, đồ thị … 3,4 3
4
Kiến thức: về phƣơng pháp nhận thức vật lí (phƣơng pháp nhận thức vật lí theo con đƣờng lí thuyết và phƣơng pháp nhận thức vật lí theo con đƣờng thực nghiệm)
4.3 4
5
Kỹ năng xử lý thông tin: kỹ năng xây dựng bảng, biểu đồ, đồ thị; rút ra kết luận bằng suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, khái quát hoá; kỹ năng so sánh, đánh giá…
4,8 5
6 Kỹ năng truyền đạt thông tin: trình bày bài, báo cáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng kết quả trên cho thấy hiện nay trong các hoạt động ôn tập các GV chủ yếu tập chung rèn cho HS các kỹ năng giải bài tập, các nội dung kiến thức về khái niệm Vật lý, định luật Vật lý, thuyết Vật lý…Ít quan tâm đến việc ôn tập cho HS các nội dung kiến thức về phƣơng pháp nhận thức Vật lí (phƣơng pháp nhận thức Vật lí theo con đƣờng lí thuyết và phƣơng pháp nhận thức Vật lí theo con đƣờng thực nghiệm), các kỹ năng thu thập, sử lý và truyền đạt thông tin. Sở dĩ nhƣ vậy vì hiện nay GV và HS đầu tƣ việc dạy học theo quan điểm “thi gì thì dạy học nấy”. Trong khi đó, nội dung trong các kì thi chƣa chắc là đã đáp ứng việc đánh giá mục tiêu dạy học Vật lí nhƣ nêu trong chƣơng trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng.
1.4.2.2. Các phương pháp hỗ trợ cho hoạt động OTCC đang được sử dụng.
Để tìm hiểu các biện pháp rèn luyện kỹ năng và ôn tập kiến thức cho HS mà GV đã và đang thực hiện, chúng tôi tiến hành khảo sát trên phiếu điều tra, yêu cầu họ đánh số thứ tự từ 1 đến 9 theo mức độ giảm dần tính thƣờng xuyên (số 1 là thƣờng xuyên sử dụng nhất, số 9 là ít sử dụng nhất), kết hợp với dự giờ của các GV và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
STT Các biện pháp ĐTB Mức
độ
1 Hƣớng dẫn học sinh giải bài tập. 2,4 1
2 Hƣớng dẫn học sinh trả lời câu hỏi. 2,7 2
3 Hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng cách xây dựng sơ đồ, bảng biểu.
4,6 5
4 Tổ chức cho học sinh thảo luận nội dung kiến thức cần ôn tập
7,3 8
5 Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa.
8,1 9
6 Bổ túc kiến thức cho học sinh. 5,6 6
7 Hƣớng dẫn học sinh xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 3,6 4 8 Động viên, khích lệ kịp thời những học sinh có tiến bộ 6,3 7 9 Hƣớng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa và tài liệu tham
khảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp mà GV ở các trƣờng phổ thông thƣờng xuyên sử dụng nhất trong các hoạt động tổ chức hƣớng dẫn HS ôn tập là hƣớng dẫn HS giải bài tập, hƣớng dẫn trả lời các câu hỏi .Các biện pháp tích cực khác nhƣ hƣớng dẫn HS xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, hệ thống hóa kiến thức cho HS bằng cách xây dựng sơ đồ, bảng biểu, tổ chức cho HS thảo luận nội dung kiến thức cần ôn tập… thì ít đƣợc giáo viên sử dụng. Qua dự giờ (chính khóa buổi sáng và giờ hƣớng dẫn học sinh ôn tập buổi chiều) quan sát hoạt động của GV và HS, chúng tôi có một số nhận định: Trong các tiết học GV cũng đã có chú ý tới việc hƣớng dẫn HS ôn tập nhƣ: ôn lại những kiến thức cũ có liên quan trƣc tiếp đến việc tiếp thu kiên thức mới; ôn lại kiến thức vừa học; hƣớng dẫn HS trả lời các câu hỏi và giải bài tập, kiểm tra việc học bài cũ của HS…. Một số GV cũng đã chú ý hƣớng dẫn HS xây dựng sơ đồ nội dung bài học, lập dàn ý tóm tắt trong quá trình ôn tập, tổ chức cho HS trao đổi nhóm … Tuy nhiên, việc hƣớng dẫn HS chủ yếu là do GV chuẩn bị sẵn nội dung ôn tập, giảng giải cho HS các nội dung đó hoặc giảng giải theo bài mẫu, yêu cầu HS thực hiện lại nhƣ GV đã hƣớng dẫn. Việc chỉ ra cách thức thực hiện và yêu cầu HS tự thực hiện ít đƣợc GV quan tâm. Do đó HS còn lúng túng nhiều trong việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, phần lớn chỉ sao chép lại nhƣ trong vở ghi hoặc trong SGK.
1.4.2.3.Các hình thức hỗ trợ cho hoạt động OTCC đang được sử dụng.
Chúng tôi khảo sát trên phiếu điều tra với câu hỏi: “Nếu đƣợc tổ chức hƣớng dẫn ôn tập một nội dung kiến thức nào đó trong chƣơng trình thì em thích đƣơc thầy cô giáo tổ chức theo những hình thức nào sau đây?” và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
STT Các hình thức Tỉ lệ % Tỉ lệ
1 Hƣớng dẫn lập sơ đồ nội dung kiến thức. 45% 2
2 Hƣớng dẫn trả lời các câu hỏi ôn tập 55% 3
3 Tổ chức thảo luận trao đổi nhóm. 31% 6
4 Hƣớng dẫn lập dàn ý tóm tắt nội dung kiến thức. 32% 4 5 Ôn tập có sử dụng các phƣơng tiện hiện đại nhƣ máy
tính, máy chiếu….
47% 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy ngoài mong muốn đƣợc GV hƣớng dẫn làm bài tập và hƣớng dẫn trả lời các câu hỏi ôn tập, thì nhiều HS còn có nhu cầu muốn đƣợc GV hƣớng dẫn lập dàn ý tóm tắt nội dung kiến thức và hƣớng dẫn lập sơ đồ nội dung kiến thức. Những nhu cầu đó của HS là hợp lý, và GV cần thay đổi cách thức tổ chức các tiết ôn tập để đáp ứng những yêu cầu đó, đồng thời tăng cƣờng hƣớng dẫn HS tự ôn tập ở nhà bằng cách hƣớng dẫn học sinh tự lập dàn ý tóm tắt, sơ đồ tóm tắt bài học.
1.4.2.4. Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động OTCC đang được sử dụng.
Qua điều tra cho thấy SGK, SBT, tƣ liệu tham khảo, bài tập trắc nghiệm và tự luận trên giấy vẫn là các phƣơng tiện hỗ trợ ôn tập củng cố chủ yếu của đa số các GV.Tƣ liệu, bài tập dƣới dạng bài giảng điện tử soạn trên phần mềm Powerpoint, cũng nhƣ các phần mềm máy tính khác thì rất ít GV sử dụng, nếu có thì các tƣ liệu sử dụng còn chƣa vận dụng đúng lí luận dạy học nên hiệu quả dạy học đạt đƣợc chƣa cao. Hầu hết các GV chƣa bao giờ sử dụng tƣ liệu, bài tập trắc nghiệm và tự luận dƣới dạng Web để ôn tập củng cố mặc dù đã có một số trang Web hỗ trợ HS dƣới dạng tƣ liệu học và ôn tập kiến thức ở trƣờng phổ thông nhƣ: hocmai.vn; onthi.net; onthi.com... Thực tế cho thấy là chƣa có một trang Web nào đƣợc xây dựng nhằm giúp HS tự ôn tập củng cố về riêng môn Vật lí nào mà ở đó bài tập trắc nghiệm có phản hồi, hƣớng dẫn, gợi ý câu trả lời, để HS có thể đào sâu, mở rộng, khắc sâu các kiến thức, sửa và tránh đƣợc các quan niệm sai lầm thƣờng mắc phải trong và sau khi học lần đầu.