10. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Vai trò và vị trí của OTCC trong quá trình nhận thức
Tục ngữ có câu: “Văn ôn, võ luyện”. Nhƣ vậy, ông cha ta đã đề cao vai trò, vị trí của việc ôn luyện trong bất cứ lĩnh vực nào. Trong giáo dục, việc tái hiện kiến thức cuả nhân loại một cách chính xác, khoa học, dễ hiểu, dễ tiếp thu là một yếu tố vô cùng quan trọng. Hoạt động OTCC đƣợc tổ chức tốt chiếm một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vị trí hết sức quan trọng trong QTDH ở bất cứ môn học nào trong nhà trƣờng. Nó là biện pháp cần thiết mà GV phải sử dụng trong QTDH của mình và để giúp ngƣời học trong quá trình hoàn thiện tri thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Nhờ ôn tập đƣợc tổ chức tốt mà những kiến thức đã đƣợc học không chỉ đƣợc nghi lại trong trí nhớ mà còn đƣợc cấu trúc lại, khắc sâu một cách khoa học hơn, cái thứ yếu sẽ đƣợc loại bỏ ra ngoài và cái cốt lõi đƣợc gắn lại với nhau với một chất lƣợng mới. Kiến thức giữ lại trong trí nhơ nếu thiếu ôn tập và nói chung nếu thiếu bất kì sự vận dụng nào thì sẽ bị “teo lại” giống nhƣ các cơ trong cở thể nếu thiếu sự luyện tập.
Ôn tập giúp cho việc củng cố tri thức, hiểu rõ tri thức, hoàn thiện tri thức và sau đó là để làm mới lại tri thức trong trí nhớ.
Ôn tập có ý nghĩa lớn trong rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức vào trong các tình huống cụ thể khi ôn tập vật lí.
Ôn tập giúp HS hệ thống hóa kiến thức, có một “bức tranh” tổng thể, hệ thống về những kiến thức, luyện tập và phát triển các kỹ năng đã đƣợc học.
Ôn tập giúp HS đào sâu, mở rộng, khắc sâu các kiến thức đã học; sửa và tránh đƣợc các quan niệm sai lầm mắc phải trong và sau khi học lần đầu.