Mối quan hệ giữa OTCC và KTĐG

Một phần của tài liệu Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 ban nâng cao thông qua các ứng dụng kĩ thuật (Trang 39 - 41)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3.7. Mối quan hệ giữa OTCC và KTĐG

1.1.7.1. Kiểm tra, đánh giá và vai trò của KTĐG kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sƣ phạm của GV và nhà trƣờng, cho bản thân HS để họ học tập ngày một tiến bộ hơn.

Kiểm tra là phƣơng tiện và hình thức của đánh giá.Trong kiểm tra, ngƣời ta xác định trƣớc các tiêu chí và không thay đổi chúng trong quá trình kiểm tra. Nhƣ vậy, kiểm tra là quá trình hẹp hơn đánh giá, hay nói khác đi kiểm tra là một khâu của quá trình đánh giá.

KTĐG là một bộ phận hợp thành quan trọng không thể thiếu của QTDH. KTĐG kết quả học tập nhằm những mục đích chính sau đây:

- Đối với HS:

+) Thúc đẩy, động viên HS cố gắng khắc phục thiếu sót, phát huy năng lực của mình để học tập kết quả hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+) Giúp HS củng cố tri thức, kĩ năng, phát triển trí tuệ;

+) Hình thành ở HS thói quen, nhu cầu tự kiểm tra, tự đánh giá, xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn;

+) Giúp HS rèn luyện tinh thần trách nhiệm, thói quen tốt trong học tập; - Đối với GV:

+) Cung cấp cho GV thông tin về QTDH từ đó có các điều chỉnh phù hợp; +) Giúp giáo GV định ra các nhiệm vụ, mục tiêu dạy học phù hợp với HS; +) Tác động tới phƣơng pháp dạy của GV và phƣơng pháp học của HS; - Đối với các cơ quan quản lí và nghiên cứu giáo dục:

+) Giúp các nhà quản lí ra quyết định hoàn thiện nội dung giáo dục, định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Chúng tôi cho rằng KTĐG trong quá trình dạy học là thu tập số liệu, chứng cứ để đánh giá kết quả học tập, phát hiện những thiếu sót nhằm củng cố, mở rộng, điều chỉnh, tăng cƣờng việc học tập và phát triển của HS.

1.1.7.2. Mối quan hệ giữa OTCC và KTĐG

OTCC và KTĐG là hai công việc có nội dung khác nhau nhƣng có quan hệ mật thiết với nhau. Ôn tập và kiểm tra liên hệ giữa chúng vô cùng khăng khít.Tổ chức ôn tập để tuyệt đối hóa nó, không có yếu tố kiểm tra hoặc tổ chức kiểm tra để tuyệt đối hóa nó, không có yếu tố ôn tập nhƣ thế không thể có đƣợc.Ở đây công việc tiến hành chỉ là trong trƣờng hợp thứ nhất, những yếu tố ôn tập trội hơn yếu tố kiểm tra, hoặc trong trƣờng hợp thứ hai thì ngƣợc lại.Thực tế việc giảng dạy ở trƣờng phổ thông cho thấy rõ điều này.

Ôn tập đƣợc tổ chức theo tiết học thông qua kiểm tra (vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm…) và việc đánh giá đúng trình độ nhận thức của HS qua kiểm tra giúp GV lựa chọn đúng nội dung và đối tƣợng cần ôn tập. Ôn tập tốt giúp ngƣời học thể hiện tốt trình độ nhận thức của mình trong bài kiểm tra trên lớp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhƣ vậy ôn tập đƣợc tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ với kiểm tra và thông qua các hình thức dạy học cơ bản. Việc tách riêng ôn tập và kiểm tra là do mục đích của mỗi công việc, chúng ta không thể tuyệt đối hóa từng công việc đƣợc. Sự phân chia công việc nhƣ vậy trong tiết học chỉ mang tính tƣơng đối.

Có thể biểu diễn mối quan hệ đó qua sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 ban nâng cao thông qua các ứng dụng kĩ thuật (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)