10. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. OTCC và mục đích của OTCC
Theo từ điển tiếng Việt năm 2008 của Viện khoa học Việt Nam: Ôn tập là học để nhớ học để nắm chắc; Ôn tập là hệ thống hóa lại kiến thứcđã dạy để HS nắm chắc chƣơng trình[22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo từ điển tiếng Việt mới của trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội (Hoàng Phê chủ biên) và từ điển tiếng Việt chuyên nghành thì: Ôn tập là học và luyện lại những điều đã học để nắm chắc, để nhớ lâu.
Nhƣ vậy, ôn tập có thể đƣợc hiểu là quá trình học lại và luyện lại những điều đã học để nhớ, để cho kiến thức trở nên bền vững, chắc chắn hơn.
Theo các nhà tâm lí học [11]: Ôn tập không chỉ để nhớ lại mà còn là sự cấu trúc lại các thông tin đã lĩnh hội, sắp xếp các thông tin đó theo một cấu trúc mới kết hợp với những mẫu kiến thức cũ để tạo ra sự hiểu biết mới. Khi cần có thể tái hiện lại những thông tin và sử dụng những thông tin đó có hiệu quả cho nhiều hoạt động khác nhau.
Theo các nhà giáo dục học (Nguyễn Ngọc Bảo; Hà Thị Đức; Nguyễn Bá Kim; …): Ôn tập là giúp học sinh củng cố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo; tạo khả năng cho giáo viên sửa chữa những sai lầm lệch lạc trong nhận thức của học sinh, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát huy tính tích cực độc lập tƣ duy cũng nhƣ phát triển năng lực nhận thức, chú ý cho học sinh. Ôn tập còn giúp học sinh mở rộng, đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học, làm vững chắc những kĩ năng, kĩ xảo đã đƣợc hình thành.[10][12]
Nhƣ vậy, chúng tôi cho rằng ôn tập là quá trình ngƣời học xác nhận lại thông tin đã lĩnh hội, bổ sung, chỉnh lí thông tin và tổ chức lại thông tin theo một cấu trúc khoa học phù hợp giúp cho ngƣời học vận dụng thông tin đã lĩnh hội một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả. Thông qua ôn tập tri thức của ngƣời học đƣợc hệ thống hóa, đào sâu và mở rộng, trên cơ sở đó từng bƣớc rèn luyện đƣợc kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí nhớ cũng nhƣ tƣ duy của ngƣời học.