7. Cấu trúc đề tài
2.4.2.3 Cách xác định ranh giới và thể hiện ranh giới các tiểu vùng sinh
Giữa các địa tổng thể tự nhiên bao giờ cũng tồn tại ranh giới được hình thành bởi sự đứt đoạn của các thành phần cấu thành địa tổng thể (sự sai biệt, phân hóa về các dấu hiệu bản chất). Tuy nhiên sự chuyển tiếp từ địa tổng thể này sang địa tổng thể khác thường diễn ra từ từ (do tính liên tục của tự nhiên) nên ranh giới của các địa tổng thể tự nhiên thường có những đặc điểm:
- Ranh giới thường là một dải rộng và chiều rộng của dải ranh giới không đồng nhất (nơi rộng, nơi hẹp).
- Diện tích của dải ranh giới rộng nhất không lớn hơn diện tích của địa tổng thể. - Dải ranh giới thường ngoằn ngoèo, uốn khúc bất quy luật và rất phức tạp. Do ranh giới có những đặc điểm trên nên việc vạch ranh giới và thể hiện ranh giới rất khó khăn. Để thuận lợi cho việc vạch ranh giới và vạch ranh giới đảm bảo
tính chính xác khoa học một cách tương đối. Đồng thời như thể hiện ranh giới các tiểu vùng sinh thái trên bản đồ chúng tôi tiến hành như sau:
- Ranh giới các tiểu vùng sinh thái xác định dựa vào yếu tố độ cao địa hình (đường đẳng cao). Các thành phần khác chỉ được xem xét thêm ở những nơi có địa hình bằng phẳng ít có sự phân hóa và phân tầng độ cao. Việc vạch ranh giới các tiểu vùng được thực hiện dựa vào đường đẳng nhiệt TB năm và đường đẳng mưa trung bình năm.
- Ranh giới các tiểu vùng sinh thái thể hiện bằng các đường mà mang tính ước định. Đường ranh giới ước định thường được lấy đường trung bình khoảng rộng của dải ranh giới.
- Đường ranh giới các tiểu vùng sinh thái thường được lược bớt sự ngoằn ngoèo, khấp khúc chi tiết.
Từ kết quả phân chia và quan niệm ranh giới và cách vạch và thể hiện ranh giới trên, các tiểu vùng sinh thái khu vực nghiên cứu được thể hiện ở hình sau:
CHƯƠNG 3. XÁC LẬP MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH